15/11/2014
Tôi
sinh trưởng ở miền Bắc, nhưng từ năm 1954 lúc bước
vào tuổi 20, thì di cư vào miền Nam. Và nhờ được sinh
sống trong khung cảnh thanh bình tự do thông thóang ở miền
Nam, tôi đã hòan tất được chương trình giáo dục bậc
đại học và ra trường tham gia sinh họat trong lãnh vực
chuyên môn về luật pháp. Sau một thời gian làm việc nơi
công sở và trong quân ngũ, thì tôi xin ra khỏi guồng máy
công quyền để hành nghề luật sư. Do vậy, mà sau năm
1975 tôi không phải đi trình diện để mà bị đi tù “học
tập cải tạo” như các bạn sĩ quan hay công chức của
chính quyền miền Nam. Ấy thế mà đến năm 1990, tôi vẫn
bị công an bắt giữ và trong phiên xử tại Tòa án ở
Sài gòn, chính quyền cộng sản xử phạt tôi 12 năm tù
giam vì tội “tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội” –
chiếu theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Các chuyện
đại khái như thế đó tôi đã có dịp trình bày trước
đây rồi, nay thiết nghĩ khỏi cần nhắc lại ở đây
nữa.
I – Họat động xã hội là một công tác tự nguyện.
Ngòai chuyện làm ăn sinh sống bình thường như mọi người khác, thì tôi thường hay cùng các bạn tình nguyện tham gia vào những công tác xã hội từ thiện nhân đạo - để giúp đỡ bà con gặp cảnh khó khăn ngặt nghèo, cụ thể như các nạn nhân của thiên tai bão lụt, của nạn cháy nhà hay là các nạn nhân chiến cuộc v.v…
Điển hình nhất là từ năm 1965, lúc đã ở vào tuổi 30 “tam thập nhi lập”, thì cùng với nhiều bạn trẻ khác tôi tự nguyện tham dự vào Chương trình Phát triển Công đồng tại các quận 6,7 và 8 Sài gòn. Có thể nói đây là lọai họat động của Xã hội Dân sự (XHDS) được chính quyền chấp thuận và yểm trợ để thực hiện những công tác cải tiến dân sinh, chỉnh trang xóm ngõ, sửa sang tái thiết nhà cửa, đặt hệ thống thóat nước, mở mang giáo dục, chăm sóc y tế, cải thiện vệ sinh công cộng v.v… Đó là những công việc nhằm ưu tiên phục vụ cho tầng lớp đồng bào kém may mắn phải sinh sống trong những khu nhà ổ chuột, tối tăm thiếu thốn mọi thứ tiện nghi tối thiểu về vệ sinh môi trường như trong chốn sình lầy nước đọng. Phần đông những bà con này là những người vì tình trạng mất an ninh ở các làng quê nên phải kéo nhau cả gia đình chạy về tá túc ở miệt ven biên thành phố. Họ chính là những nạn nhân chiến cuộc, những người di cư vì ly do chiến tranh (war victims, war refugees).
Nhờ sinh họat thường xuyên với bà con tại địa phương như vậy, nên các bạn trẻ chúng tôi nhận thức được cái vai trò và trách nhiệm của mình là những người có may mắn hơn thì phải biết chia sẻ với đa số người đang gặp cảnh khó khăn ngặt nghèo đó. Và lần hồi anh chị em chúng tôi đã vận động lôi cuốn được người dân tại địa phương các quận ven đô này cùng hợp tác với nhau, người góp công kẻ góp của để thực hiện những công trình cải thiện đời sống tập thể về nhiều phương diện gia cư, giáo dục, y tế vệ sinh v.v…
Có thể nói nhóm cán bộ tự nguyện chúng tôi đóng vai trò làm chất men, chất xúc tác để khơi động thuyết phục khối quần chúng địa phương cùng dấn thân nhập cuộc vào tiến trình cải tiến xã hội ngay từ hạ tầng cơ sở nơi các xóm hẻm nghèo nàn tăm tối nhất của thành phố Sài gòn vào thời những năm chiến tranh khói lửa khốc liệt đó. Nhờ vậy mà Chương trình Phát triển đã tạo ra được một bàu không khí nô nức phấn khởi hăng say của đồng bào địa phương các Quận 6,7,8 trong việc thực hiện nhiều công trình xây dựng - đặc biệt là việc chỉnh trang tái thiết được đến 8,000 căn nhà trong 20 khu vực bị tàn phá nặng nề vì chiến cuộc Tết Mậu Thân năm 1968.
Thế nhưng sau năm 1975, thì dưới chế độ cộng sản những công tác xã hội có tính cách tự nguyện của tư nhân như vậy đã không được cho phép thực hiện nữa. Lý do là vì nó không theo đúng với đường lối chủ trương “độc tài tòan trị” của đảng cộng sản (totalitarian dictatorship).
II – Tranh đấu Nhân quyền là một xu thế mới của thời đại tòan cầu.
1 - Cơ sở pháp lý và chính trị có giá trị vững chắc nhất cho công cuộc bảo vệ nhân quyền tại khắp nơi trên thế giới ngày nay, đó chính là những văn bản do Liên Hiệp Quốc ban hành trong thời gian mấy chục năm gần đây, kể từ sau thế chiến thứ hai. Phải mất nhiều năm nghiên cứu, thảo luận và biểu quyết, Liên Hiệp Quốc mới cho ban hành được một Bộ luật Quốc tế về Nhân quyền vào giữa thập niên 1970 (The International Bill of Human Rights). Khởi đầu là việc ban hành Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại thành phố Paris vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Và tiếp theo là việc ban hành hai Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và về Quyền Xã hội, Kinh tế và Văn hóa vào năm 1976 - sau khi hai văn kiện này đã được đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn. Như vậy là Bộ Luật Nhân Quyền được ban hành vào năm 1976 gồm tất cả 3 văn kiện chính yếu – xin được ghi rõ ra bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc dễ bề tham khảo hơn:
A/ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (The Universal Declaration of Human Rights = UDHR)
B/ Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị (The International Covenant on Civil and Political Rights = ICCPR)
c/ Công ước Quốc tế về Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa (The International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights = ICESCR).
2 – Về phương diện thực hành, thì phải kể đến vai trò của Thỏa ước Helsinki (Helsinki Accords) được ký kết vào năm 1975 nhân Hội nghị An ninh và Hợp tác ở Âu châu gồm tất cả 35 quốc gia – trong đó có các nước cộng sản ở Đông Âu và cả Liên Xô nữa. Nhờ có Thỏa ước này, mà giới tranh đấu cho tự do dân chủ bên trong khối cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu mới có thêm cơ may và động lực để phát triển thêm mạnh mẽ các họat động nhằm bảo vệ Nhân phẩm và Nhân quyền của người công dân. Kết quả là đã gây áp lực đủ mạnh để bắt buộc được chính quyền cộng sản ở Nga cũng như ở Đông Âu phải tôn trọng những quyền tự do cơ bản như đã được ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Cụ thể là các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania cũng như Ba lan, Hungary, Tiệp khắc v.v... đã rất thành công trong cuộc tranh đấu để đạt thắng lợi cuối cùng là làm sụp đổ tan rã tòan thể khối cộng sản vào năm 1989 – 1991.
Trên phạm vi quốc tế, thì cũng trong thập niên 1970 – 80, các tổ chức tranh đấu nhân quyền như Amnesty International, Human Rights Watch, Reporters Sans Frontìeres v.v...đã phát triển thật mạnh mẽ, khởi sắc và tạo lập được một khí thế sôi nổi - lôi cuốn được nhiều giới trẻ dấn thân nhập cuộc với tinh thần liên đới mật thiết giữa các dân tộc - trong công cuộc bảo vệ Nhân phẩm và Nhân quyền của bất kỳ con người nào mà là nạn nhân của chế độ độc tài chuyên đàn áp chà đạp những người yếu đuối, thấp cổ bé miệng, thân cô thế cô. Cụ thể là từ mấy chục năm nay, các tù nhân chính trị ở Việt nam đã được những tổ chức này tận tình tranh đấu can thiệp với chính quyền cộng sản Hà nội để cứu thóat họ khỏi nhà tù khắc nghiệt hắc ám trong xứ sở của mình.
III – Xã hội Dân sự là cơ sở vững chắc cho tranh đấu Nhân quyền.
Từ xa xưa, thì tại khắp nơi vẫn có những cơ quan thiện nguyện (voluntary agencies) vốn là tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organisations = NGO) mà thường họat động trong lãnh vực từ thiện nhân đạo. Điển hình như các tổ chức Hồng Thập Tự, Hướng Đạo hay các hội thiện do các tôn giáo thành lập và điều hành. Đó là những thành viên nòng cốt của Xã hội Dân sự tại nhiều quốc gia và đặc biệt trong chế độ tự do dân chủ, thì XHDS được hưởng một quy chế thông thóang cởi mở để phát huy sáng kiến của mình. Và nhiều chính phủ lại còn trợ cấp tài chánh hay cấp phát quy chế miễn thuế cho các NGO đó nữa.
Qua những họat động có tính cách từ thiện nhân đạo như vậy, thì XHDS đóng vai trò làm “Đối tác” (Counterpart) đối với chính quyền nhà nước – tức là cùng hợp tác với nhà nước trong công việc chăm lo thực hiện công ích nhằm phục vụ đồng bào.
Nhưng với họat động tranh đấu chống bất công áp bức trong xã hội, thì XHDS lại đóng vài trò làm “Đối trọng” (Counterbalance) đối với Nhà nước – bởi lẽ cán bộ chính quyền Nhà nước thường hay lạm quyền, hà hiếp đàn áp người dân, nên XHDS phải ra tay tranh đấu để bênh vực người dân là nạn nhân của bất công áp bức đó. Cụ thể như tại Việt nam hiện nay, thì có nhiều nhân vật có sự dũng cảm để ra tay nghĩa hiệp mà giúp đỡ giới Dân Oan là nạn nhân bị cán bộ nhà nước lấy mất đất, mất nhà, mất cả kế sinh nhai cho gia đình nữa.
Nói chung, thì càng ngày thế hệ người trẻ trên thế giới càng ý thức sâu sắc về cái nhu cầu cần phải đảy mạnh sự thay đổi trong xã hội nhằm cải thiện môi trường sinh sống cụ thể - trong đó phẩm giá và quyền con người được tôn trọng và bảo vệ tốt đẹp hơn mãi. Và nhờ có sự quyết tâm dấn thân nhập cuộc nhiệt thành của đông đảo giới trẻ ở khắp mọi nơi như thế - mà ta có thể nói được rằng hiện đang có một cao trào tranh đấu toàn cầu cho Nhân quyền và Tự do của mỗi cá nhân và của tất cả mọi người.Và cũng lần hồi giảm bớt được cái tệ trạng phân biệt kỳ thị vì lý do màu da sắc tộc hay tôn giáo trên hành tinh trái đất này nữa.
Và rõ ràng là Xã hội Dân sự đang mỗi ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, năng động hơn để có thể đóng được vai trò thiết yếu cho công cuộc tranh đấu nhân quyền của mọi dân tộc trên thế giới ngày nay vậy./
Westminster California, ngày 14 tháng 11 năm 2014.
I – Họat động xã hội là một công tác tự nguyện.
Ngòai chuyện làm ăn sinh sống bình thường như mọi người khác, thì tôi thường hay cùng các bạn tình nguyện tham gia vào những công tác xã hội từ thiện nhân đạo - để giúp đỡ bà con gặp cảnh khó khăn ngặt nghèo, cụ thể như các nạn nhân của thiên tai bão lụt, của nạn cháy nhà hay là các nạn nhân chiến cuộc v.v…
Điển hình nhất là từ năm 1965, lúc đã ở vào tuổi 30 “tam thập nhi lập”, thì cùng với nhiều bạn trẻ khác tôi tự nguyện tham dự vào Chương trình Phát triển Công đồng tại các quận 6,7 và 8 Sài gòn. Có thể nói đây là lọai họat động của Xã hội Dân sự (XHDS) được chính quyền chấp thuận và yểm trợ để thực hiện những công tác cải tiến dân sinh, chỉnh trang xóm ngõ, sửa sang tái thiết nhà cửa, đặt hệ thống thóat nước, mở mang giáo dục, chăm sóc y tế, cải thiện vệ sinh công cộng v.v… Đó là những công việc nhằm ưu tiên phục vụ cho tầng lớp đồng bào kém may mắn phải sinh sống trong những khu nhà ổ chuột, tối tăm thiếu thốn mọi thứ tiện nghi tối thiểu về vệ sinh môi trường như trong chốn sình lầy nước đọng. Phần đông những bà con này là những người vì tình trạng mất an ninh ở các làng quê nên phải kéo nhau cả gia đình chạy về tá túc ở miệt ven biên thành phố. Họ chính là những nạn nhân chiến cuộc, những người di cư vì ly do chiến tranh (war victims, war refugees).
Nhờ sinh họat thường xuyên với bà con tại địa phương như vậy, nên các bạn trẻ chúng tôi nhận thức được cái vai trò và trách nhiệm của mình là những người có may mắn hơn thì phải biết chia sẻ với đa số người đang gặp cảnh khó khăn ngặt nghèo đó. Và lần hồi anh chị em chúng tôi đã vận động lôi cuốn được người dân tại địa phương các quận ven đô này cùng hợp tác với nhau, người góp công kẻ góp của để thực hiện những công trình cải thiện đời sống tập thể về nhiều phương diện gia cư, giáo dục, y tế vệ sinh v.v…
Có thể nói nhóm cán bộ tự nguyện chúng tôi đóng vai trò làm chất men, chất xúc tác để khơi động thuyết phục khối quần chúng địa phương cùng dấn thân nhập cuộc vào tiến trình cải tiến xã hội ngay từ hạ tầng cơ sở nơi các xóm hẻm nghèo nàn tăm tối nhất của thành phố Sài gòn vào thời những năm chiến tranh khói lửa khốc liệt đó. Nhờ vậy mà Chương trình Phát triển đã tạo ra được một bàu không khí nô nức phấn khởi hăng say của đồng bào địa phương các Quận 6,7,8 trong việc thực hiện nhiều công trình xây dựng - đặc biệt là việc chỉnh trang tái thiết được đến 8,000 căn nhà trong 20 khu vực bị tàn phá nặng nề vì chiến cuộc Tết Mậu Thân năm 1968.
Thế nhưng sau năm 1975, thì dưới chế độ cộng sản những công tác xã hội có tính cách tự nguyện của tư nhân như vậy đã không được cho phép thực hiện nữa. Lý do là vì nó không theo đúng với đường lối chủ trương “độc tài tòan trị” của đảng cộng sản (totalitarian dictatorship).
II – Tranh đấu Nhân quyền là một xu thế mới của thời đại tòan cầu.
1 - Cơ sở pháp lý và chính trị có giá trị vững chắc nhất cho công cuộc bảo vệ nhân quyền tại khắp nơi trên thế giới ngày nay, đó chính là những văn bản do Liên Hiệp Quốc ban hành trong thời gian mấy chục năm gần đây, kể từ sau thế chiến thứ hai. Phải mất nhiều năm nghiên cứu, thảo luận và biểu quyết, Liên Hiệp Quốc mới cho ban hành được một Bộ luật Quốc tế về Nhân quyền vào giữa thập niên 1970 (The International Bill of Human Rights). Khởi đầu là việc ban hành Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại thành phố Paris vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Và tiếp theo là việc ban hành hai Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và về Quyền Xã hội, Kinh tế và Văn hóa vào năm 1976 - sau khi hai văn kiện này đã được đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn. Như vậy là Bộ Luật Nhân Quyền được ban hành vào năm 1976 gồm tất cả 3 văn kiện chính yếu – xin được ghi rõ ra bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc dễ bề tham khảo hơn:
A/ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (The Universal Declaration of Human Rights = UDHR)
B/ Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị (The International Covenant on Civil and Political Rights = ICCPR)
c/ Công ước Quốc tế về Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa (The International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights = ICESCR).
2 – Về phương diện thực hành, thì phải kể đến vai trò của Thỏa ước Helsinki (Helsinki Accords) được ký kết vào năm 1975 nhân Hội nghị An ninh và Hợp tác ở Âu châu gồm tất cả 35 quốc gia – trong đó có các nước cộng sản ở Đông Âu và cả Liên Xô nữa. Nhờ có Thỏa ước này, mà giới tranh đấu cho tự do dân chủ bên trong khối cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu mới có thêm cơ may và động lực để phát triển thêm mạnh mẽ các họat động nhằm bảo vệ Nhân phẩm và Nhân quyền của người công dân. Kết quả là đã gây áp lực đủ mạnh để bắt buộc được chính quyền cộng sản ở Nga cũng như ở Đông Âu phải tôn trọng những quyền tự do cơ bản như đã được ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Cụ thể là các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania cũng như Ba lan, Hungary, Tiệp khắc v.v... đã rất thành công trong cuộc tranh đấu để đạt thắng lợi cuối cùng là làm sụp đổ tan rã tòan thể khối cộng sản vào năm 1989 – 1991.
Trên phạm vi quốc tế, thì cũng trong thập niên 1970 – 80, các tổ chức tranh đấu nhân quyền như Amnesty International, Human Rights Watch, Reporters Sans Frontìeres v.v...đã phát triển thật mạnh mẽ, khởi sắc và tạo lập được một khí thế sôi nổi - lôi cuốn được nhiều giới trẻ dấn thân nhập cuộc với tinh thần liên đới mật thiết giữa các dân tộc - trong công cuộc bảo vệ Nhân phẩm và Nhân quyền của bất kỳ con người nào mà là nạn nhân của chế độ độc tài chuyên đàn áp chà đạp những người yếu đuối, thấp cổ bé miệng, thân cô thế cô. Cụ thể là từ mấy chục năm nay, các tù nhân chính trị ở Việt nam đã được những tổ chức này tận tình tranh đấu can thiệp với chính quyền cộng sản Hà nội để cứu thóat họ khỏi nhà tù khắc nghiệt hắc ám trong xứ sở của mình.
III – Xã hội Dân sự là cơ sở vững chắc cho tranh đấu Nhân quyền.
Từ xa xưa, thì tại khắp nơi vẫn có những cơ quan thiện nguyện (voluntary agencies) vốn là tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organisations = NGO) mà thường họat động trong lãnh vực từ thiện nhân đạo. Điển hình như các tổ chức Hồng Thập Tự, Hướng Đạo hay các hội thiện do các tôn giáo thành lập và điều hành. Đó là những thành viên nòng cốt của Xã hội Dân sự tại nhiều quốc gia và đặc biệt trong chế độ tự do dân chủ, thì XHDS được hưởng một quy chế thông thóang cởi mở để phát huy sáng kiến của mình. Và nhiều chính phủ lại còn trợ cấp tài chánh hay cấp phát quy chế miễn thuế cho các NGO đó nữa.
Qua những họat động có tính cách từ thiện nhân đạo như vậy, thì XHDS đóng vai trò làm “Đối tác” (Counterpart) đối với chính quyền nhà nước – tức là cùng hợp tác với nhà nước trong công việc chăm lo thực hiện công ích nhằm phục vụ đồng bào.
Nhưng với họat động tranh đấu chống bất công áp bức trong xã hội, thì XHDS lại đóng vài trò làm “Đối trọng” (Counterbalance) đối với Nhà nước – bởi lẽ cán bộ chính quyền Nhà nước thường hay lạm quyền, hà hiếp đàn áp người dân, nên XHDS phải ra tay tranh đấu để bênh vực người dân là nạn nhân của bất công áp bức đó. Cụ thể như tại Việt nam hiện nay, thì có nhiều nhân vật có sự dũng cảm để ra tay nghĩa hiệp mà giúp đỡ giới Dân Oan là nạn nhân bị cán bộ nhà nước lấy mất đất, mất nhà, mất cả kế sinh nhai cho gia đình nữa.
Nói chung, thì càng ngày thế hệ người trẻ trên thế giới càng ý thức sâu sắc về cái nhu cầu cần phải đảy mạnh sự thay đổi trong xã hội nhằm cải thiện môi trường sinh sống cụ thể - trong đó phẩm giá và quyền con người được tôn trọng và bảo vệ tốt đẹp hơn mãi. Và nhờ có sự quyết tâm dấn thân nhập cuộc nhiệt thành của đông đảo giới trẻ ở khắp mọi nơi như thế - mà ta có thể nói được rằng hiện đang có một cao trào tranh đấu toàn cầu cho Nhân quyền và Tự do của mỗi cá nhân và của tất cả mọi người.Và cũng lần hồi giảm bớt được cái tệ trạng phân biệt kỳ thị vì lý do màu da sắc tộc hay tôn giáo trên hành tinh trái đất này nữa.
Và rõ ràng là Xã hội Dân sự đang mỗi ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, năng động hơn để có thể đóng được vai trò thiết yếu cho công cuộc tranh đấu nhân quyền của mọi dân tộc trên thế giới ngày nay vậy./
Westminster California, ngày 14 tháng 11 năm 2014.
No comments:
Post a Comment