(TBKTSG
Online) - Không ngày nào đọc báo, xem tivi mà không gặp
tin dữ. Tai nạn thảm khốc, án mạng dã man, nhũng nhiễu
tràn lan, an sinh nhiều bất cập… Làm sao để có thể
lạc quan mà sống?
Có
người nói rằng, những chuyện đó chẳng lạ gì, nó là
muôn thuở, chỉ khác nhau ở chỗ ngày xưa công nghệ
truyền thông chưa phát triển, nên chúng ta không biết
nhiều như bây giờ. Biết nhiều khổ nhiều. Chung quy lại
là muốn sống thanh thản lạc quan thì hãy hạn chế cái
biết, ít xem báo, nghe đài, lướt mạng hay "Facebooking"
đi.
Cũng
là một ý hay.
Nhưng
lại có một cách nghĩ ngược lại: hiểu biết thực tế
đời sống chung quanh là nhu cầu muôn thuở, chẳng bao giờ
đủ với mỗi con - người - xã - hội. Những gì chúng ta
biết được qua truyền thông chỉ là phần nổi của tảng
băng cuộc sống, nào có thấm tháp chi, thế nên cần đối
diện với cái dã man, kinh khủng, bi đát càng nhiều càng
tốt để biết cách chủ động đề phòng, tránh xa, không
để cái ác, cái xấu vận vào mình, người thân yêu của
mình.
Mỗi
hướng nghĩ kéo theo một lối hành xử khác nhau với công
nghệ, với truyền thông.
Nhưng
phải nhìn nhận rằng, dù với quan niệm nào, chống hay
theo, thì truyền thông cũng đang góp phần quan trọng kiến
tạo đời sống con người trong kỷ nguyên này.
Tại
Việt Nam, tâm lý tiếp nhận những hung tin tạm chia ra ba
mục đích chính: thứ nhất, thỏa mãn tò mò; thứ hai,
tìm hiểu để cảnh giác, phòng tránh và thứ ba, tìm hiểu
chỉ để chuẩn bị tâm thế chấp nhận và đón nhận.
Thực
tế đời sống truyền thông thời gian qua cho thấy, dạng
thông tin giúp người đọc tìm hiểu để cảnh giác và
có thể tránh dường như đang nghèo nàn hơn hai mảng
thông tin còn lại. Những vụ giết người, tai nạn dã
man mà ai cũng có thể là nạn nhân, những tệ nhũng nhiễu
trong bộ máy hành chánh trở thành bất trị ai cũng cần
phải nắm bắt tình hình để thích nghi cho được việc,
mạng lưới giáo dục, y tế đầy rẫy bê bối ảnh hưởng
đến sinh mạng và tương lai của mỗi người thì biết
đấy để xoay sở chứ không hy vọng thay đổi được
gì… thuộc vào diện thông tin biết để thỏa tò mò và
phần nào, chỉ để tìm cách đối diện, xoay xở, sống
chung.
Sự
đánh mất hy vọng cải biến thực tế trước những
thông tin xấu phản ánh một điều rằng, những cá thể
đang chấp nhận bị chi phối bởi khung cảnh sống xã hội
nói chung và tìm cách lách qua những tác động xấu của
nó để tồn tại khi quyền lực của cái xấu, cái ác
đang chi phối mạnh mẽ đời sống.
Hãy
nhìn cái cách những dự án lớn, giáng vào tương lai
những gánh nợ khổng lồ đột ngột ra đời bất chấp
tình trạng kinh tế đất nước đang chưa thoát khỏi cuộc
khủng hoảng, cỗ xe giáo dục, y tế lọc cọc vô hướng
khiến cả xã hội quay cuồng với những đổi thay xoành
xoạch ngớ ngẩn… Rõ ràng, ta đọc và biết tin xấu
loại này lắm khi chỉ để bức xúc và bất an hơn là có
thể nắm bắt và cải biến. Nói cách khác, đọc là cách
chứng kiến và cảm nhận niềm tin vào điều tốt đẹp
đang bị xói mòn từ bên trong mình.
Tâm
trạng xã hội, căn cứ trên mật độ hung tin hằng ngày
trên cách báo, đang rất xấu. Điều đó đâu phải bởi
truyền thông cũng không bởi nhu cầu đại chúng. Chẳng
ai muốn ngày này qua tháng khác chỉ nói về sự xuống
cấp trong mọi mặt đời sống mà mình đang can dự, cũng
chẳng ai đi xem, đọc để chỉ chuốc đầy bất an, bức
xúc vào mình.
Vậy
thì phải làm sao? Người đưa tin phải thuộc nằm lòng
câu “đời thối phải nói là thơm” (như cách nói của
Trang Thế Hy) hay người đọc phải học cách bịt mắt
“không thấy không nghe không biết”?
Nếu
vậy thì còn gì để nói ở đây!
No comments:
Post a Comment