Thursday 20 November 2014

ROSETTA & SỨ MẠNG LÊN SAO HỎA (Lê Mạnh Hùng/Người Việt)



Lê Mạnh Hùng/Người Việt
Wednesday, November 19, 2014 2:36:43 PM

Cố gắng táo bạo gởi một phi thuyền hạ cánh xuống một sao chổi của Cơ Quan Không Gian Châu Âu nay đã kết thúc, ít nhất là vào lúc này. Mặc dù một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để thúc đẩy trạm hạ cánh Philae di chuyển đến một chỗ khác có thể bắt được đủ ánh sáng mặt trời để sạc các bình điện của mình, mọi liên lạc với nó đã hoàn toàn bị mất vào lúc 00:36 GMT vào ngày thứ bảy tuần qua. Bây giờ thì các nhà khoa học chỉ còn hy vọng là ngôi sao chổi có tên là 67P mà Philae chọn làm quê hương sẽ tiến gần mặt trời đủ vào tháng 8, 2015 để có thể giúp cho Philae hồi sinh.

Mặc dù sứ mạng Rosetta này đã chiếm mất một phần tư thế kỷ để chỉ thâu được vài ngày dữ liệu, nhưng những nhà khoa học tại Darmstadt, Đức quốc nơi đặt sở chỉ huy sứ mạng này vẫn tự hào coi nó là một thành công vỹ đại. Họ vui mừng vì chỉ việc đến được ngôi sao chổi cũng là một thành quả lớn đó là chưa kể chỉ trong mấy ngày hoạt động, đến 90% những thí nghiệm khoa học mà họ dự định thực hiện đã được thực hiện. Như một nhà khoa học của ESA nói, “Chúng tôi đã có được những dữ liệu kỳ diệu.”

Nhưng những người như chúng ta không trực tiếp dính líu tới sứ mạng này ngược lại lại cảm thấy có một tiếc nuối. Bản năng của con người muốn nhân cách hóa không chỉ giới hạn vào những con vật mà còn đến cả máy móc nữa như những ai đã từng coi bộ phim Star Wars đều có thể thấy. Thành ra nếu cơ quan ESA làm chúng ta đồng tình và thương cảm cho một cái máy hạ cánh thì cũng không có gì lạ. Trong những ngày qua, chắc hẳn nhiều người chúng ta đều thương cảm cho Philae, tưởng tượng nó đứng trên mặt đất lạnh cứng của sao chổi thèm muốn một ánh sáng mặt trời trong lúc với sức khỏe một lúc một kiệt quệ từ từ “beep, beep” gởi dữ liệu về cho ta ở trái đất.

Nhưng đó chỉ là một phần của cái hấp dẫn mà sứ mạng này tạo ra. Trong mấy ngày của tuần qua người ta có thể tạm quên đi những gì xảy ra trên trái đất này. Trong những ngày này những dòng chữ lớn trên trang đầu báo chí - ít nhất là tại Luân Đôn - không còn nhắc đến những vụ đổ máu tại Trung Đông hoặc Ukraine, không nhắc đến tình trạng bạo dâm đối với trẻ em hoặc Ebola. Ngay cả những người không hề có ước vọng ra khỏi hành tinh này cũng có thể hưởng thụ giây phút giải thoát đó.

Nhưng sứ mạng hạ cánh xuống sao chổi này không phải chỉ giúp cho người quên những bi thảm của quả đất này mà nó còn mang lại một hy vọng. Rosetta là một điển hình của sự hợp tác của con người trong một thế giới đầy tranh chấp. Không phải chỉ riêng các nước Châu Âu hợp tác với nhau mà cả NASA Hoa Kỳ cũng góp phần. Và hãy để ý đến tên của các dụng cụ. Phi thuyền mẹ được mang tên Rosetta lấy tên của tấm bia mà sự tìm ra nó giúp giải mã văn tự cổ Ai Cập mở ra cho các sử gia cả một thế giới cổ đại mới. Các tên khác: hệ thống đo lường Ptolemy; máy thâu hình Osiris và chính cái tên của Philae của bộ máy hạ cánh đều là những tên rút từ cổ Ai Cập, nền văn minh cổ nhất thế giới. Tất cả khuyến dụ một tham vọng, tương tự nếu không nói là lớn hơn, muốn giãi mã những bí mật của vũ trụ. Qua việc nhắc lại quá khứ cổ đại của nhân loại, sứ mệnh này được trình bày như là một sứ mệnh của toàn thể nhân loại chứ không phải của riêng một nước hay một châu nào. Đó là lý do không có một lá cờ nào được cắm trên sao chổi 67P vì như Giáo Sư Jessica Hughes của trường đại học Open University giải thích Rosetta đã trở thành “đại biểu xa xôi của di sản chung của chúng ta từ trái đất.”

Tất cả chuyện đó còn chưa nói đến mục tiêu khoa học của sứ mệnh này. Các nhà khoa học nói, “Chúng ta đại biểu cho mũi nhọn của khoa học.” Và họ nói đúng. Họ đang thăm dò những bí mật sâu đậm nhất của vũ trụ bao gồm cả bí ẩn sự sống phát sinh như thế nào. Và điều mà người ta biết từ thời thiên Sáng Thế Ký (Genesis) của Kinh Thánh được viết ra là câu hỏi nguồn gốc của sự sống bao giờ cũng gắn liền với câu hỏi mục tiêu của sự sống. Ngay từ lúc bình minh của nhân loại, câu hỏi, “Chúng ta từ đâu đến?” bao giờ cũng đính kèm câu hỏi, “Tại sao chúng ta lại ở đây?” Đó là lý do tại sao việc ra khỏi sự kiềm tỏa của trái đất lại dễ dẫn đến những cảm xúc về tinh thần. Một trong những phút đáng ghi nhớ nhất của triều đại Tổng Thống Ronald Reagan của Mỹ là trong lúc truy điệu sáu nhà phi hành tử nạn trong vụ nổ phi thuyền Challenger. “Họ đã,” ông nói, “Ra khỏi những xiềng xích của trái đất để đến trước mặt Thượng Đế.”

Cố nhiên ta không cần phải tin tưởng vào một tôn giáo nào để có thể chia sẻ những chuyện đó. Những người vô thần, nhất là trong cánh tả trước kia vẫn có một niềm tin của riêng họ. Ho tin tưởng rằng nhân loại đi trên một con đường tiến bộ bất khả cưỡng lại, rằng thế giới trở nên tốt hơn với mỗi thế hệ. Nhưng những sự tàn sát của thế kỷ trước đã lấy đi của họ - và cả chúng ta nữa - cái niềm tin đó. May mắn là lâu lâu một tiến bộ như vừa qua đã làm sống lại đôi chút cái hy vọng lạc quan đó. Ngay cả nếu chúng ta không bao giờ còn nhận được tin tức gì của Philae nữa chúng ta vẫn còn có thể vui mừng vì Philae đã lên đến Sao Chổi.


-------------------------

Frank Jordans
16 Tháng Mười Một , 2014

Địa điểm đổ bộ ban đầu của tàu đổ bộ Philae (ESA)

DARMSTADT, Germany - Cách Trái Đất hàng trăm triệu dặm, một tàu vũ trụ của Châu Âu đã đi vào lịch sử vào hôm thứ Tư, khi thành công đổ bộ lên bề mặt bụi bặm, lạnh lẽo của ngôi sao chổi đang di chuyển với tốc độ cao- một cuộc đổ bổ táo bạo lần đầu tiên nhằm trả lời cho ẩn đố lớn về vũ trụ.

Việc đổ bộ xuống sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko đòi hỏi độ chính xác rất lớn, vì chỉ một lỗi rất nhỏ cũng có thể dẫn đến một tai nạn trong vũ trụ.

Dữ liệu cho thấy con tàu đã đổ bộ gần như hoàn hảo, theo Stephan Ulamec, người đứng đầu dự án.

Nhưng một động cơ nhỏ để đẩy con tàu đổ bộ tên Philae , vẫn đang ở trên mặt ngoài, và những chiếc “neo” để neo con tàu với sao chổi đã không hoạt động tốt. Dữ liệu ban đầu cho thấy tàu vũ trụ đã bật lên lần nữa, chuyển sang chỗ khác và đổ bộ lại.

Hôm nay chúng ta không chỉ đổ bộ một lần, mà còn đổ bộ hai lần” Ulamac nói

Watch this video on YouTube

Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng cho đến nay các  công cụ đang hoạt động tốt và gửi dữ liệu trở về như mong đợi, ông nói thêm.

Đội ngũ có chịu trách nhiệm cho sứ mệnh này đổ bộ tại thành phố Darmstadt, lần đầu tiên toát mồ hôi trong suốt bảy tiếng đồng hồ, kể từ khi Philae rời tàu thăm dò Rosetta khi tàu thăm dò này bay song song cùng sao chổi với tốc độ 66.000 km/h.

Trong quá trình đổ bộ, các nhà khoa học không thể làm được gì mà chỉ có thể quan sát, vì khoảng cách giữa con tàu và Trái Đất là 500 triệu km, do đó không thể gửi chỉ thị theo thời gian thực.
Cuối cùng, vào 16h03 giờ Đức, các nhà khoa học nhận được tín hiệu từ con tàu đổ bộ, Philae đã thành công đáp xuống bề mặt sao chổi lạnh lẽo.

Mặc dù cần những kiểm tra thêm để biết chắc chắn tình trạng của con tàu 100 kg, nhưng thực sự Philae đang nghỉ ngơi trên bề mặt sao chổi, đây là một thành công vĩ đại-một điểm nhấn trong sứ mệnh thập kỷ của Rosetta, giúp nghiên cứu được sao chổi và làm sâu sắc thêm hiểu biết về nguồn gốc những thiên thể này.

Các nhà khoa học so sánh những sao chổi như một thiết bị lưu trữ qua thời gian, chúng gần như không thay đổi kể từ thời điểm sơ khai của vũ trụ.

Đây cũng là cơ hội cho các nhà nghiên cứu kiểm tra lý thuyết của mình, rằng sao chổi đã đưa nước và vật chất hữu cơ đến Trái Đất từ hàng tỉ năm trước, theo Klim Churyumov, một trong hai nhà thiên văn học từng phát hiện sao chổi vào năm 1969.

Các nhà khoa học cũng hi vọng nhờ các dữ liệu trên sao chổi, chúng ta có thể giải thích được nguồn gốc, sự phát triển của các thiên thể, hay thậm chỉ là cả sự sống trên Trái Đất.

Ferri cho biết việc liên lạc với tàu đổ bộ cần phải được ổn định, đã có những sự cố kết nối sau khi đổ bộ. Trong khoảng thời gian đó, tất cả dữ liệu Philae thu thập đều được lưu trữ an toàn dành cho nhiệm vụ sau này.

Cuộc đổ bộ hôm thứ Tư diễn ra sau hành trình 6.4 triệu km, dài mười năm. Rosetta được phóng lên năm 2004, đã phải tăng tốc ba lần quanh Trái Đất và một lần quanh sao Hỏa, trước khi đạt đủ tốc độ để đuổi theo sao chổi vào tháng tám. Rosetta và sao chổi song hành nhau từ đó.

5 Câu Hỏi Về Cuộc đổ bộ Lịch Sử

DARMSTADT, Germany - Cơ Quan Không Gian Châu Âu đã đi vào lịch sử-khi lần đầu tiên đáp một robot xuống bề mặt sao chổi đang bay với tốc độ cao qua hệ mặt trời với vận tốc 66,000km. Dưới đây là năm câu hỏi về nhiệm vụ này.

Đáp Xuống Sao Chổi Khó Đến Mức Nào?
Chưa từng có một nỗ lực nào như nỗ lực hôm thứ Tư vừa qua.
NASA đã đổ bộ một tàu thăm dò xuống tiểu hành tinh năm 2001, nhưng các sao chổi là một đích đến nguy hiểm hơn nhiều, vì chúng liên tục giải phóng ra đám bụi và khí gas có thể làm tổn hại tàu vũ trụ. Đồng thời, vì đại điểm đổ bộ diễn ra cách trái đất 500 triệu km, nên con tàu đổ bộ Philae và tàu vũ trụ Rosetta mang theo con tàu đổ bộ đều được thiết kế để đổ bộ tự động. Một khi chúng nhận được tín hiệu bắt đầu, các nhà khoa học tại Darmstadt sẽ không thể làm gì để điều chỉnh hướng đi của tàu đổ bộ.
Quá trình tách tàu đổ bộ Philae khỏi tàu vũ trụ mẹ Rosetta cũng phải được tiến hành chính xác. Chỉ lỗi một inch (2,54cm) cũng có thể khiến tàu hạ cách lệch 250m so với đích đến được định trước trên bề mặt rộng 4km có tên gọi là 67P/Churyumov-Gerasimenko. Nhưng Paolo Ferri, người đứng đầu sứ mệnh, cho biết Philae đổ bộ gần như hoàn hảo.

Có chút lỗi nào trong quá trình đổ bộ?
Có một vài lỗi.
Thứ nhất, Tàu đổ bộ không khởi động chính xác vào hôm thứ Tư. Các nhà khoa học đã khởi động lại.
Sau khi tách khỏi tàu Rosetta, có một vấn đề xảy ra với tên lửa đẩy của  Philae. Chúng được thiết kế để đẩy tên lửa trong giai đoạn cuối của quá trình đổ bộ, để giúp tàu Philae trụ vững trên bề mặt sao chổi bằng các “neo”. May mắn thay những chiếc “neo” chưa bị cháy. Vì vậy Philae đã bị bật lên, rồi đáp lại xuống sao chổi.
Các nhà khoa học đang cố gắng gải quyết sự cố gián đoạn thông tin với tàu đổ bộ, song sự cố này không ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ.

Các Nhà Khoa Học Đang Tìm Kiếm Điều Gì?
Các nhà khoa học so sánh những sao chổi như một thiết bị lưu trữ qua thời gian, chúng gần như không thay đổi kể từ thời điểm sơ khai của vũ trụ. Một trong những mong đợi của họ là con tàu có thể xác nhận được rằng các sao chổi đã đem những nền tảng của sự sống-nước và chất hữu cơ-đến Trái Đất. Họ biết rằng Sao Chổi có chứa amino acid, một thành phần thiết yếu của tế bào. Việc phát hiện ra các loại amino acid và nước có thể là gợi ý quan trọng rằng sự sống trên Trái Đất đến từ không gian vũ trụ.

Tàu đổ bộ Lấy Dữ Liệu Như Thế Nào?
Philae có 10 bộ công cụ ở mạn tàu-bao gồm các thiết bị đo ánh sáng, điện từ và nhiệt-và tàu vũ trụ Rosetta có 11 bộ công cụ khác. Tàu đổ bộ Philae sẽ cung cấp rất nhiều hình ảnh về một thế giới chưa ai từng được nhìn cận cảnh, và sẽ khoan xuống dưới bề mặt để thu thập mẫu vật từ sao chổi, sau đó sẽ được phân tích trên tàu.
Pin của tàu đổ bộ dự kiến chỉ kéo dài được 64h-nhưng thời gian đó cũng đủ để các nhà khoa học thu thập một lượng lớn dữ liệu có giá trị. Hơn nữa, tàu Philae còn có pin mặt trời có thể cung cấp một giờ pin mỗi ngày trong vòng 5 tháng.

Những Thử Thách trước mắt?
Sao chổi đang quay quanh mặt trời với quỹ đạo 6 ½ năm. Hiện nó đang tiến gần hơn đến ngôi sao của chúng ta. Điều này là một cơ hội lớn đối với khoa học, vì Philae và Rosetta sẽ có thể quan sát sao chổi trong thời kỳ hoạt động mạnh hơn.
Vì sao chổi đang đến gần mặt trời, nên nó sẽ giải phóng ra lượng rất lớn vật chất, đây là một nguy cơ tiềm ẩn đối với tàu đổ bộ, thậm chí là với cả tàu Rosetta  bay song hành cùng sao chổi. Khi sao chổi gần mặt trời nhất, nhiệt độ tăng sẽ gây tổn hại đến tàu Philae. Nhưng tàu đổ bộ sẽ nghỉ ngời mãi mãi trên sao chổi, kể cả khi nó đã ngừng hoạt động. Còn tàu Rosetta sẽ tiếp tục bay song song cùng sao chổi trong khoảng 2 năm nữa Các nhà khoa học đề xuất một kết thúc thích hợp cho tàu  Rosetta , rằng con tàu này sẽ đổ bộ lên sao Hỏa, và tái hợp với tàu đổ bộ Philae.
Từ Associated Press

------------------------------


Một sự kiện lịch sử trong công cuộc khám phá vũ trụ vừa diễn ra ngày 12-11-2014 khi lần đầu tiên một tàu đổ bộ của con người đáp xuống một sao chổi. Tác giả Eric Mack trên trang tin công nghệ CNET (12-11-2014) đã gọi đây là một cuộc "cỡi để chinh phục vũ trụ" (cosmic rodeo).

Chỉ trong vòng hơn 50 năm thám hiểm vũ trụ, con người đã cho tàu đổ bộ của mình đáp xuống sao Kim, mặt trăng, sao Hỏa, mặt trăng Titan của sao Thổ, 2 tiểu hành tinh và giờ đây là một sao chổi.

Sau khi được thả ra từ tàu vũ trụ Rosetta của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA), thiết bị hạ cánh Philae đã chạm xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào lúc 15:33 giờ GMT (tức 22:33PM giờ VN) ngày 12-11-2014.

Sau một thời gian mà các nhà khoa học tại trung tâm điều khiển mô tả là "kinh hoàng" kéo dài 7 giờ từ sau khi rời khỏi tàu mẹ Rosetta vào lúc 08:35 GMT ở khoảng cách 21,9km, tàu đổ bộ Philae mới chạm tới bề mặt sao chổi.

Trong quá trình hạ cánh với tốc độ chỉ 1 mét/giây, tàu Philae đã bị nảy lên 2 lần và như vậy phải trải qua tới 3 lần hạ cánh. Lần hạ cánh đầu tiên lúc 15:33 GMT, tàu bị nảy lên tới 1km và tới 17:26 GMT mới chạm đất lần nữa. Lần thứ 2 tàu lại nảy lên, nhưng lần này thấp hơn, để rồi vào lúc 17:33 GMT, tàu đáp xuống và dừng lại một nơi cách vị trí hạ cánh dự định 1km và đứng nghiêng khoảng 30 độ so với bề mặt của sao chổi.

Sự cố đã xảy ra khi các nhà khoa học phát hiện tàu Philae đã lọt vào trong một cái hang. Do nhận được rất ít ánh nắng, các pin mặt trời của tàu không được sạc lại đầy đủ. Bản thân các tấm pin mặt trời của tàu cũng bị hư hỏng trong quá trình hạ cánh, và chỉ có thể nhận được 90 phút ánh nắng trong mỗi 12 giờ. Dung lượng pin chính của tàu chỉ chạy được 20 tới 30 giờ. Sau đó, nó sẽ chuyển sang bộ pin sạc bằng năng lượng mặt trời. Nếu như không có đủ ánh nắng để sạc pin, tàu Philae sẽ cạn hết năng lượng trong 60 giờ. Quả là một sự tiếc nuối khôn nguôi nếu như tàu Philae chết sớm.

Paolo Ferri, Giám đốc sứ mạng, cho biết các nhà khoa học đang phải chạy đua với thời gian để thu thập dữ liệu và giữ cho tàu đổ bộ sống (tìm cách nào đó để tăng cường khả năng sạc của các tấm pin mặt trời). Theo tính toán, vào tháng 3-2015, sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko sẽ tiếp cận gần hơn tới mặt trời. Lúc đó, nhiệt độ quá cao sẽ khiến tàu đổ bộ Philae không hoạt động được nữa (cho dù tàu được thiết kế có thể chịu được nhiệt độ tới 150 độ C). Sứ mạng của Philae sẽ kết thúc lúc đó.

------------------------------

XEM THÊM :

Khám Phá Vũ Trụ Sao Hỏa Hành tinh đỏ - Thuyết Minh Tiếng Việt (Full HD)







No comments:

Post a Comment

View My Stats