Nguyễn
Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com
- 23/11/2014)
Nguyên
nhân khiến giới tư bản, giới doanh nhân, giới triệu
phú và tỉ phú Mỹ, không ưa đạo luật ObamaCare là TIỀN;
họ thờ tiền, triết lý sống của họ -cũng như triết
lý sống của mọi người khác- là "đồng tiền dính
liền khúc ruột."
Họ thích tiền, và họ đứt ruột mỗi khi mất tiền, mà ông Obama lại không biết điều đó, hoặc biết mà cứ tỉnh bơ, cứ cắt từng khúc ruột của họ, cắt hết tỉ mỹ kim này, sang tỉ mỹ kim khác của nhà giàu để chỉ mua được cho những anh nghèo có một tấm thẻ bảo hiểm y tế bé tí tẹo; ông thực hiện cái chính sách mà ông lẩm cẩm gọi là tái phối trí lợi tức -véo của anh nhà giàu một tí, đem dúi cho anh nhà nghèo.
Ông tổng thống đen của người Mỹ trắng, Mỹ đen, lại không hề biết là người Mỹ nghèo, chỉ thích thẻ “dzàng,” thích ngồi chờ suốt ngày để tới phiên được bác sĩ nhìn nhỏi tới, và thích được trị bệnh bằng những y lý, những dược phẩm rẻ tiền vừa khít với ngân sách của nhà thương thí.
Chính sách tái phối trí lợi tức của Obama đang tạo phá sản chính trị cho đảng Dân Chủ; trong cuộc tuyển cử tháng 11 vừa rồi, các chính khách Cộng Hòa đã oai dũng tóm gọn cả 2 tiền đồn Thượng Viện lẫn Hạ Viện, và đang chuẩn bị để 2 năm nữa, phát động trận tấn công dứt điểm, tràn ngập pháo tháp Bạch Cung.
Giáo
sư luật Linda
Greenhouse
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/11/23-Nov-2014/4.jpg
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2014/11/23-Nov-2014/4.jpg
Tình
hình đang tối om như đêm 30 tết thì, đùng một cái,
khối tỉ phú Hoa Kỳ -vốn vẫn khắng khít tử thủ trong
chiến hào Wall Street, bê tông cốt sắt, kiên cố hơn cả
cứ điểm An Lộc ngày xưa- đột nhiên vỡ toang ra thành
2 mảnh; một trong 2 mảnh này là những hãng bảo hiểm y
tế cỡ bự nhất Hoa Kỳ như UnitedHealth Group, Aetna, Cigna,
Humana ... .
Họ không sợ "hở môi, lạnh răng" như Việt Cộng sợ mất vài chục chữ vàng mạ nữa, vì ObamaCare đang làm cổ phần của những hãng heo-ke (healthcare) tăng hơn gấp đôi, và làm trị giá của Standard & Poors 500-stock tăng 70%.
Ông Michael J. Tuffin -nguyên phó chủ tịch tổ chức Americas Health Insurance Plans- hít hà tuyên bố, "chỉ tính trong vòng 10 năm sắp tới thôi, thì số tiền tài trợ nhà nghèo mua bảo hiểm y tế đã lên tới $2 trillion -2,000 tỉ mỹ kim; con số này là kim chỉ Nam của nghề heo-ke -tiền ở đâu, họ bâu vào đó." Con ba ba đã cắn câu thì trời có gầm, có sấm, có sét đến đâu nó cũng không nhả mồi ra được.
Trong cuộc họp với giới heo-ke tháng Mười vừa rồi tại Hoa Thịnh Đốn, ông Kevin J. Counihan, giám đốc điều hành thị trường bảo hiểm y tế của chính phủ, tâm tình với đại diện giới bảo hiểm, "Vai trò của quý hãng là vai partners của chính phủ; chúng tôi tri ân quý hãng."
Hiện tượng đại tư bản "yêu" ông Obama không những đang trở thành một sự thật -dù tréo cẳng ngỗng- nhưng dễ dàng chứng minh. Họ không thể không yêu ông, vì họ yêu tiền, mà ông lại là người đang đem đến cho họ gần chục triệu thân chủ, và đem tiền premium đếm bằng số tỉ mỹ kim đổ ngập đầu họ.
UnitedHealth Group là hãng bảo hiểm lớn nhất Hoa Kỳ; tuy nhiên, toàn bộ tài sản, lưng vốn của hãng tính tổng cộng cũng không hơn 68 tỉ mỹ kim, vậy mà chỉ riêng năm ngoái -2013- họ thâu vào $122 tỉ, lời nét gần 6 tỉ. Tình trạng doanh vụ như vậy khiến UnitedHealth Group đang săn tay áo, sẵn sàng bỏ phiếu bầu Obama ở lại ghế tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ 3, thứ tư, hay thứ bao nhiêu nữa cũng được.
Mới bốn tháng trước UnitedHealth Group còn bỏ công, bỏ của ra để giúp chính phủ sửa lại cái website trục trặc gây trở ngại cho người nghèo muốn đăng tên xin trợ cấp y tế. Ông Michael F. Cannon, giám đốc nghiên cứu về chính sách ObamaCare của viện Cato, nhận xét tương quan giữa chính sách heo-ke của chính phủ và tình trạng sung túc đột phát của các hãng bảo hiểm y tế, đã dùng đến chữ symbiotic relationship -liên hệ cộng hưởng- có lợi cho cả đôi bên.
Giáo
sư kinh tế Paul Krugman
Nói
theo ngôn từ tử vi thì thủy sinh mộc, mộc thủy tương
sinh; chính quyền Obama đem hàng chục triệu khách hàng mua
bảo hiểm đến cho kỹ nghệ heo-ke, thì heo-ke bênh vực
Obama.
Nhưng giới nhà giàu -ngoại trừ những hãng bảo hiểm y tế- vẫn thiệt thòi, vì Obama lấy tiền của họ đóng premium bảo hiểm cho giới nghèo; họ bảo các chính khách Cộng Hòa kiện Obama ra trước tòa cao nhất -Tối Cao Pháp Viện- xin phân xử.
Bới từng cọng lông, quý vị chính khách Cộng Hòa tìm mãi mới thấy một vết sơ xuất nhỏ trong cách hành văn; họ trích một câu trong luật ACA, câu này viết là luật ACA bảo trợ tiền mua bảo hiểm y tế tại những trạm bán bảo hiểm của tiểu bang; và như vậy, chỉ có 14 tiểu bang ủng hộ luật ACA tổ chức những trạm bán bảo hiểm; tại 36 tiểu bang khác, cư dân phải mua ObamaCare qua những trung tâm bán bảo hiểm của Liên Bang, do đó không được quyền hưởng tiền bảo trợ.
Giới heo-ke, theo phe Obama, thấy cái vết tích do các chính khách Cộng Hòa moi móc ra được đó, nó vừa dựng đứng, vừa quá nhỏ, nên họ sẵn sàng ra hầu tòa, bênh vực ông Obama; bên cạnh họ còn có giáo sư kinh tế Paul Krugman thuộc viện đại học Princeton và tờ nhật báo New York Times; họ dán cái nhãn hiệu "corrupt" lên lưng các chính khách thiên hữu vận động loại bỏ khả năng của chính phủ tài trợ tiền mua bảo hiểm y tế cho dân nghèo, và tấn công luật heo-ke để bảo vệ quyền lợi cho giới tư bản -chủ nhân của các chính khách cực hữu.
Tình hình căng thẳng đến mức giới bảo hiểm y tế có thể va chạm với khối Cộng Hòa đang chiếm đa số tại Thượng Viện, mặc dù đôi bên vẫn cùng một chiến tuyến từ ... ngày khai thiên, lập địa.
Giáo sư Krugman dùng danh từ "sự tàn ác khó hiểu" để mô tả việc các chính khách Cộng Hòa tấn công heo-ke, trong lúc giáo sư Linda Greenhouse thuộc viện đại học Yale Law School gọi quý vị chánh án TCPV là "những chính khách mặc áo chánh án."
Bà phân tách 3 đặc điểm của luật ObamaCare là (1) luật cấm các hãng bảo hiểm không được từ chối không bán bảo hiểm cho người đang sẵn mắc bệnh; (2) luật bắt buộc mọi công dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế -giống như mọi chiếc xe lăn bánh trên công lộ phải mua bảo hiểm tai nạn- để các hãng bảo hiểm thu lời trên những thân chủ khỏe mạnh, hầu có tiền bù đắp những con số chi phí cho thân chủ bệnh hoạn; và (3) tài trợ cho những thân chủ nghèo."
Sau những bỡ ngỡ ban đầu, thành quả nhân đạo và kết toán của ObamaCare đang vượt quá mọi mức dự đoán -mọi người nô nức rủ nhau đi mua ObamaCare -nửa mua, nửa xin.
Phe Cộng Hòa không quan tâm đến những thành quả đó; họ nêu lên góc cạnh phi pháp của việc tài trợ người nghèo mua bảo hiểm y tế tại 36 tiểu bang Cộng Hòa.
Sắp nắm toàn quyền lập pháp Liên Bang qua việc họ nắm thế đa số trong cả 2 viện quốc hội, đảng viên Cộng Hòa mạnh miệng cho là ngay cả TCPV cũng không có quyền làm luật hay sửa luật, mà phải đưa đạo luật ObamaCare trở về cho Quốc Hội viết lại.
Dân nghèo tại 36 tiểu bang Cộng Hòa có thể đành trở lại với quy chế thẻ vàng, và nhà thương thí để đền cái tội không biết định luật "đồng tiền dính liền khúc ruột", nếu các hãng bảo hiểm y tế cũng bó tay, không tìm ra cách nào hữu hiệu để bảo vệ 2 trillions tiền premium mà luật ObamaCare đang đổ trước cửa các hãng heo-ke. (nđt)
-----------------------------
Nguyễn
Đạt Thịnh
(VienDongDaily.Com
- 17/11/2014)
Câu
nói của kinh tế gia Jonathan Gruber, luật Affordable Care Act
được quốc hội thông qua là do "sự ngu xuẩn của
cử tri Hoa Kỳ, và sự gian dối của hành pháp," đang
được chính khách Cộng Hòa triệt để khai thác. Họ đòi
ông Gruber ra điều trần trước Quốc Hội về câu ông
tuyên bố.
Kinh
tế gia Jonathan Gruber
Sự
thắng thế lớn lao của các chính khách Cộng Hòa trong
cuộc bầu cử tháng 11/2014 vừa rồi, khiến việc Quốc
Hội nỗ lực hủy bỏ đạo luật Affordable Care Act là
điều thế nào cũng xảy ra.
Affordable
Care Act dịch là Luật Y Vụ Giá Rẻ thường được nôm
na gọi là ObamaCare hiện đang đem bảo hiểm y tế đặt
vào tay nhiều triệu người Mỹ nghèo, cả đời chưa bao
giờ được các bác sĩ tư, khám bệnh, trị bệnh.
Tính đến tháng 5/2014 đã có thêm gần 20 triệu người Mỹ nghèo được hưởng bảo hiểm y tế, khiến số người không có bảo hiểm tụt từ 18% năm 2013, xuống chỉ còn 13.4% vào tháng 5/2014 -một cải thiện to lớn mang tính nhân đạo không ai phủ nhận được.
Điều tréo cẳng ngỗng là, mặc dù không phủ nhận tính nhân đạo của luật ObamaCare, nhưng đa số người Mỹ -kể cả 20 triệu người đang nhờ ObamaCare mà có bảo hiểm y tế- lại bỏ phiếu bầu những chính khách Cộng Hòa -những người quyết tâm đánh phá ObamaCare vào Quốc Hội, để những người này làm luật, hủy bỏ đạo luật nhân đạo này.
Gần 50 năm trước hai đạo luật nhân đạo khác -Medicare và Medicaid- được ban hành, cũng trong những khó khăn tương tự; hai đạo luật cũ bảo đảm người già, người nghèo được chăm sóc sức khỏe; năm ngoái đạo luật mới -luật ObamaCare đòi các hãng bảo hiểm y tế phải bảo hiểm cho mọi thân chủ, không được kỳ thị người bệnh hoạn với người khỏe mạnh, người nam với người nữ.
Năm 2010, nhờ nắm 53% tổng số ghế dân biểu Hạ Viện, đảng Dân Chủ thông qua được đạo luật ACA; năm nay, với 52.2%, đảng Cộng Hòa quyết tâm hủy diệt luật ACA. Hạ Viện gồm 435 dân biểu, đảng nào nắm 218 ghế (435:2+ 1) là đủ nắm đa số và nắm quyền điều khiển Hạ Viện.
Năm nay với 244 ghế, các dân biểu Cộng Hòa sẽ không bỏ qua cơ hội để tháo gỡ ObamaCare. Đảng Cộng Hòa hiện còn đang mạnh hơn với thế làm chủ cả Thượng Viện nữa
Với một đa số quan trọng trong cả hai viện Quốc Hội, phe Cộng Hòa có nhiều hy vọng xóa bỏ luật ObamaCare; chúng ta phải chấp nhận sự thật cay đắng đó, nhưng vẫn vướng mắc với câu hỏi: tại sao họ lại quyết liệt như vậy đối với một cải thiện y tế đầy nhân đạo đối với người nghèo? Xin phân tách câu hỏi này thành nhiều câu hỏi chi tiết để tìm câu trả lời chính xác.
Tại sao chính khách Cộng Hòa chống ObamaCare?
Nguyên nhân khiến tuyệt đại đa số chính khách Cộng Hòa muốn hủy bỏ luật ObamaCare, là do luật này đóng thuế người giàu, lấy tiền mua bảo hiểm cho người nghèo. Tuy nhiên cũng có một vài đảng viên Cộng Hòa chủ trương không cần bỏ, mà chỉ cần sửa lại rồi để đó; ít nhất có thể kể tên ông Avik Roy, một nhà thông thái nổi tiếng, thuộc viện Manhattan Institute. Nhưng ông Roy chỉ là một nhà thông thái, không phải một chính khách.
Các chính khách Cộng Hòa đều đồng lòng tấn công để hủy diệt ObamaCare, phản đối kế hoạch của tổng thống Obama "tái phối trí lợi tức," lấy tiền của người giàu trả bảo hiểm cho người nghèo; họ cho điều đó không phù hợp với chính sách bảo thủ chủ trương "chính phủ nhỏ" không có quyền can thiệp vào mánh khóe làm giàu của tư bản.
Dĩ nhiên còn nhiều lý do khác khiến các chính khách Cộng Hòa nhất định phải đánh gục luật ACA.
Lý Do Thứ Nhì các chính khách Cộng Hòa nêu lên để đánh phá luật ObamaCare, là luật này mở tung nhiều cánh cửa thị trường y tế đem thêm nhiều thân chủ vào thị trường, làm số cầu gia tăng, và giá y vụ tăng theo, trở thành cao hơn. Nhưng phe Dân Chủ lại tin là việc kiểm soát nguồn cung cấp y vụ -như bệnh viện và bác sĩ- sẽ làm y vụ giảm giá.
ACA rất phức tạp, mọi người tùy tiện giải thích từng khoản theo ý riêng của mình. Tuy nhiên phòng CBO -Congressional Budget Office- cơ quan không đảng phái của Quốc Hội đã đưa ra 10 nhận định về đạo luật này.
1.
Mục đích của ACA là tiết giảm việc chăm sóc y tế
cho quần chúng; tiết giảm bằng cách làm cho 32 triệu
người hiện không có bảo hiểm, được có bảo hiểm
và sử dụng bảo hiểm để ngừa và trị bệnh. Hiện
nay họ thường sử dụng phòng cấp cứu của bệnh viện
như sử dụng bác sĩ gia đình, khiến y phí trở thành
mắc hơn cho mọi người.
2.
ACA đòi hỏi mọi hãng bảo hiểm phải cung cấp 10 tiện
ích cho thân chủ (1-Ngoại chuẩn -Outpatient care—the kind
you get without being admitted to a hospital; 2- Cấp cứu -Trips
to the emergency room; 3-Nội chẩn-Treatment in the hospital for
inpatient care; 4-chăm sóc thai nhi-Care before and after your
baby is born; 5- bệnh tâm thần -Mental health and substance use
disorder services: This includes behavioral health treatment,
counseling, and psychotherapy; 6- cho toa thuốc-Your prescription
drugs; 7-trị thương -Services and devices to help you recover if
you are injured, or have a disability or chronic condition. This
includes physical and occupational therapy, speech-language
pathology, psychiatric rehabilitation, and more; 8- thử
nghiệm-Your lab tests; 9-ngừa bệnh -Preventive services
including counseling, screenings, and vaccines to keep you healthy
and care for managing a chronic disease; và 10-Y khoa nhi
đồng-Pediatric services: This includes dental care and vision
care for kids).
3.
Chính phủ Liên Bang sẽ giúp tiểu bang mọi chi phí cần
thiết cho việc chăm sóc những người không đủ điều
kiện lợi tức -$31,000 cho gia đình 4 người- để vào
ObamaCare, mà phải vào Medicaid.
4.
Những người không đủ tiêu chuẩn để hưởng quy chế
Medicaid nới rộng, sẽ được cấp tax credits (miễn
thuế), v.v.
Những nỗ lực đánh phá để hủy bỏ ACA đang mỗi lúc một mạnh hơn; chính khách Cộng Hòa đòi kinh tế gia Jonathan Gruber ra điều trần trước Quốc Hội về câu ông tuyên bố là "luật ACA được quốc hội thông qua là do "sự ngu xuẩn của cử tri Hoa Kỳ," và do gian dối của hành pháp.
Năm 2012, ông Gruber nhận định là, "luật ACA đã được viết quanh co, để cơ quan C.B.O. không ghi nhận đó như một loại thuế."
Và ông cho ACA thật sự là một loại thuế được ngụy trang để qua mắt cử tri và các chính khách thành viên Quốc Hội.
Câu tuyên bố nảy lửa, mặc dù cũ kỹ, được moi trở lại, và Gruber được mời ra thuyết trình trước Quốc Hội. Các chính khách Cộng Hòa muốn nghe Gruber nói những quyền lợi người nghèo đang hưởng khi họ nhận trợ cấp để mua bảo hiểm là một thứ thuế trá hình.
Nhiều học giả cho lối nhận xét như vậy là quá đáng; họ chứng minh sự quá đáng đó bằng việc chính quyền Liên Bang vẫn bắt buộc mọi doanh nghiệp phải làm đường cho xe lăn sử dụng, mà điều đó không thể gọi là một sắc thuế; hoặc việc bắt các hãng sản xuất than phải đài thọ việc bảo hiểm y tế trọn đời cho công nhân cũng không phải là thuế.
Tóm lại các dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa quyết liệt chống ObamaCare, vì đạo luật đó tạo ra một số những chi phí được trang trải bằng tiền thuế. Họ còn thuyết phục cử tri tin là bầu Cộng Hòa là chọn con đường hủy bỏ ObamaCare để tránh thuế.
Đó mới là "sự ngu xuẩn của cử tri Hoa Kỳ," và do gian dối của các chính khách, mà Gruber cần nêu lên. (nđt)
No comments:
Post a Comment