Tuesday 18 November 2014

‘Giải pháp cho Biển Đông vẫn bế tắc’ (BBC)



BBC
18 tháng 10 một 2014 Cập nhật lúc 19:24 ICT

Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông trong năm vừa qua rất căng thẳng với việc Trung Quốc đưa giàn khoan và vùng biển có tranh chấp với Việt Nam và đang tiến hành xây cất biến đổi hiện trạng các đảo chìm mà họ đang kiểm soát trên Biển Đông.

Trao đổi với BBC từ Đà Nẵng, Thạc sỹ Hoàng Việt, một đại biểu dự hội nghị, cho biết các học giả tại hội nghị đều đánh giá tình hình Biển Đông trong năm qua là ‘rất căng thẳng’.

Việc Trung Quốc đang xây cất trên Biển Đông được ông Việt cho là dấu hiệu cho thấy ‘khả năng sắp tới Biển Đông vẫn còn căng thẳng’.

Theo ông Việt, việc xây đắp này của Trung Quốc là ‘muốn thay đổi hiện trạng’, ‘củng cố vị trí vững chắc của Trung Quốc’ ở quần đảo Trường Sa.

Ông Việt cho rằng với việc xây đắp này, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường các căn cự quân sự trên vùng biển này để làm bàn đạp tiến tới ‘thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông’.

Ông cho biết khả năng này đã được các học giả bàn luận đến hội thảo và nhận định nếu xảy ra nó sẽ ‘gây căng thẳng rất nhiều’.

Thạc sỹ Luật này còn nhận định rằng ngoài khả năng về vùng nhận dạng phòng không, có thể Trung Quốc sẽ cho khai thác ở bãi Tư Chính.

Với hành động và tham vọng của Trung Quốc thì khả năng những hành động như hạ đặt giàn khoan sẽ tiếp tục lặp lại,” ông Việt nói.

Ông cũng nói thêm là quan điểm của các đại biểu phía Trung Quốc tại hội thảo ‘cho thấy Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ tham vọng của họ’.

Các học giả Trung Quốc diễn giải việc xây cất của họ là việc hoàn toàn hợp pháp của họ và tuân thủ luật pháp quốc tế,” ông nói, “Họ diễn giải luật quốc tế theo cách của họ.”

Tuy nhiên, ông cho rằng quan điểm của các học giả Trung Quốc ‘không được sự đồng tình’ của học giả các nước khác tại hội nghị.

Công tác dự báo, công tác chuẩn bị cho bước kế tiếp rất quan trọng vì tranh chấp còn kéo dài lâu,” ông nói.
.
---------------------------










No comments:

Post a Comment

View My Stats