17.12.2013
Sau hơn ba thập niên sinh sống
và làm việc ở Mỹ, thỉnh thoảng anh em, bạn bè gặp nhau chúng tôi cũng bàn đến
chuyện tương lai về hưu sẽ sống ra sao hay sống ở đâu.
Như ở mọi nơi trên thế giới, sau thời gian làm việc đóng góp cho xã hội, người dân Mỹ đến tuổi già cũng phải nghỉ hưu. Nhìn lại quá khứ rồi hướng về tương lai thì thấy nếu một người ra đời làm việc năm 25 tuổi, là khi mới tốt nghiệp đại học, đến 65 tuổi thì đã có 40 năm làm việc, khi đó là tuổi được hưởng trọn số lương hưu là tiền của chính mình và chủ đã đóng vào quỹ an sinh xã hội trong thời gian lao động.
Thực ra một người lao động Mỹ khi vừa bước vào tuổi 50 đã nhận được thư mời tham gia hội AARP (American Association of Retired Persons) – Hiệp hội người Mỹ Hưu trí – dù thời gian phải tiếp tục làm việc vẫn còn ít nhất 15 năm trước khi chính thức nghỉ hưu.
Thành lập từ năm 1958, AARP hiện có gần 40 triệu hội viên trên toàn quốc. Hội viên đóng lệ phí 16 đô là một năm và sẽ thường xuyên nhận được tạp chí với nhiều thông tin liên quan đến chính sách và sức khoẻ của lớp người ở tuổi 50 hay cao hơn. Hội cũng vận động hành lang cho quyền lợi của người đã nghỉ hưu hay sắp sửa. Là hội viên, khi thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua các loại bảo hiểm còn được giảm giá ít nhiều.
Rất ít người Mỹ về hưu ở tuổi 50 và ngay cả tuổi 55 hay 60 cũng còn ít. Trừ người thật giầu hay những ai là công chức thành phố, tiểu bang, liên bang, là thành phần cảnh sát, cứu hỏa hay giáo chức với quỹ hưu bổng riêng và có thể nghỉ hưu sau 25, 30 năm trong những nghề đó.
Theo Sở Thống kê Dân số, tuổi hưu trung bình của người Mỹ là 62 và thời gian sống hưu là 18 năm.
Về tiền hưu trí, quỹ an sinh xã hội chỉ cho lãnh sớm nhất khi 62 tuổi. Một người về hưu ở tuổi đó thì còn phải tự lo bảo hiểm y tế trong ba năm nữa cho đến 65 tuổi là lúc được đăng ký vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người cao tuổi, tức Medicare. Vì vậy, dù 62 tuổi nhưng nhiều người vẫn còn đi làm để có bảo hiểm sức khoẻ từ nơi làm việc, nếu không phải tự bỏ tiền ra mua thì một tháng có thể phải chi cả nghìn đô cho một người, mà nếu chỉ có lương hưu duy nhất là tiền an sinh xã hội thì sẽ không đủ chi tiêu.
Ngân sách quỹ an sinh xã hội và y tế của liên bang là do chính tiền của người lao động đóng vào và do chính phủ quản lí. Hiện nay thuế Medicare ở mức 2.9% số lương, cá nhân đóng một nửa, chủ đóng một nửa. Cũng như thuế cho quỹ an sinh xã hội là 12.4% và người đi làm đóng một nửa, tức 6.2%, chủ chịu một nửa.
Thuế an sinh xã hội có giới hạn, chỉ đóng đến mức lương 113,700 đô cho năm 2013, tăng lên mức 117 nghìn cho năm 2014 và tiếp tục tăng đến 165,600 vào năm 2022. Số lương cao hơn những mức nêu trên không phải chịu thuế này. Còn thuế y tế Medicare không có giới hạn mức lương.
Như thế chính phủ lúc nào cũng thu hai khoản tiền thuế, tổng cộng là 7.65% từ lương công nhân. Những ai làm chủ cơ sở thương mại hay làm việc riêng cho chính mình thì phải đóng gấp đôi, vừa là thợ vừa là chủ, tức 15.3% tổng số thu nhập. Không thể trốn vào đâu được. Các chủ nhân không làm kế toán rõ ràng cho các khoản thuế này sẽ bị phạt nặng.
Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông bổ nhiệm một phụ nữ vào nội các, trước khi được Thượng viện phê chuẩn thì báo chí phanh phui sự việc bà này đã có mướn người giúp việc trong nhà nhưng không khai và không đóng thuế an sinh xã hội cho người làm, như thế là phạm luật khiến bà phải rút lui khỏi chức vụ được đề cử.
Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 người đi làm đóng thuế để trả cho một người nghỉ hưu, nay con số này xuống còn 2.5 và theo một ước tính của cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đến năm 2033 quỹ chỉ còn đủ để trả 77% tiền hưu của người được hưởng.
Số tuổi để hưởng trọn vẹn phúc lợi tài chánh khi về hưu ngày càng tăng lên. Trước đây là 65 tuổi cho những ai sinh năm 1938 trở về trước. Luật mới qui định người sinh từ năm 1943 đến 1954 thì tuổi hưu là 66, từ 1955 đến 1959 mỗi năm tăng lên hai tháng tuổi hưu. Sinh sau năm 1960 thì đến 67 tuổi mới được hưởng lương hưu trọn vẹn. Nếu nghỉ hưu non vào năm 62 tuổi, tiền an sinh xã hội chỉ được khoảng 70% so với lương về hưu đúng tuổi. Cùng với việc tăng tuổi hưu, thuế an sinh xã hội và thuế y tế Medicare cũng tăng lên.
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số người Mỹ ở tuổi từ 65 đến 69 vẫn còn làm việc là 20%, so với Anh 10%, Đan Mạch 9%, Na Uy và Thụy Sĩ 7% trong khi Đức, Hà Lan 3% còn Pháp, Ý chỉ có 1%.
Hiện nay phúc lợi an sinh xã hội trung bình cho một người Mỹ nghỉ hưu là 1230 đô la một tháng. Dù không còn nợ nhà, nhưng số tiền này cũng khó đủ cho một người sống riêng biệt vì các khoản chi tiêu bao gồm thực phẩm, điện nước, xăng dầu, bảo trì xe, thuế nhà đất. Vì thế chính phủ còn có phụ cấp SSI – Supplemental Security Income, người Việt thường gọi là tiền già hay tiền bệnh – phụ cấp tiền thuê nhà, giảm giá điện ga cho người nghèo.
Trong thực tế ngày nay, với tiền an sinh xã hội không thôi, nhiều người cao niên chỉ đủ sống. Vì thế trong lúc còn làm việc chính phủ khuyến khích tiết kiệm thêm bằng cách bỏ tiền vào các quỹ 401(k) hay IRA. Với quỹ 401(k) có khi chủ nhân cũng đóng góp thêm vào cho công nhân và có giới hạn vài trăm đô một tháng. Số tiền tiết kiệm sinh lời và sẽ không bị đánh thuế, nhưng không được rút ra cho đến năm 60 tuổi hay cao hơn để chi tiêu lúc về hưu.
Hiện nay, một cặp vợ chồng bắt đầu về hưu năm 2013 vào tuổi 65 hay cao hơn thì mỗi tháng một người lãnh khoảng 2500 đô tiền an sinh xã hội. Nếu nợ nhà đã trả hết, với 5 nghìn đô là dư tiêu trong một tháng cho hai người. Ốm đau, thuốc men có chính phủ lo.
Với số tiền đó thì có thể bàn đến việc nghỉ hưu ở một nước ngoài. Nhưng trở ngại duy nhất là Medicare vì dịch vụ y tế này chỉ cung cấp cho cư dân sống tại Mỹ. Sống ở nước khác, phải tự mua bảo hiểm y tế riêng ở nơi đó. Vì thế nhiều người Mỹ nếu quyết định nghỉ hưu ở nước ngoài họ thường chọn nơi có mức sống rẻ, hệ thống y tế tốt hay những nơi gần Hoa Kỳ, như nam Mỹ và các đảo quốc trong vùng biển Caribbean, phòng có gì khẩn cấp cũng chỉ vài giờ bay là đã về lại Mỹ để được chăm sóc y tế.
Một khảo sát mới đây của InternationalLiving.com xếp hạng mười nơi tốt cho người Mỹ và Canada nghỉ hưu là Ecuador, Panama, Malaysia, Mexico, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Spain, Thailand và Malta.
Nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc đã gần 40 năm, nay nghỉ hưu cũng có khả năng tài chính để ra nước ngoài sống, nhưng về Việt Nam có thể khó vì xa xôi và nhất là điều kiện y tế chưa tốt cho tuổi già.
Với một số người Việt cao tuổi ở Mỹ chuyện về Việt Nam sống còn là điều không thể vì đang nhận phúc lợi xã hội và y tế qua chương trình phụ cấp của chính phủ dành cho người già. Khi nhận phụ cấp thì chỉ có thể ra nước ngoài chơi ít tuần, còn nếu ở lâu các khoản trợ cấp sẽ bị cắt.
Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu và cũng có đề nghị nếu vào nhà tập thể cho người cao tuổi thì cũng tìm nơi sống chung để chiều chiều lai rai nhậu, đàn hát bên nhau cho vui những lúc cuối đời.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Như ở mọi nơi trên thế giới, sau thời gian làm việc đóng góp cho xã hội, người dân Mỹ đến tuổi già cũng phải nghỉ hưu. Nhìn lại quá khứ rồi hướng về tương lai thì thấy nếu một người ra đời làm việc năm 25 tuổi, là khi mới tốt nghiệp đại học, đến 65 tuổi thì đã có 40 năm làm việc, khi đó là tuổi được hưởng trọn số lương hưu là tiền của chính mình và chủ đã đóng vào quỹ an sinh xã hội trong thời gian lao động.
Thực ra một người lao động Mỹ khi vừa bước vào tuổi 50 đã nhận được thư mời tham gia hội AARP (American Association of Retired Persons) – Hiệp hội người Mỹ Hưu trí – dù thời gian phải tiếp tục làm việc vẫn còn ít nhất 15 năm trước khi chính thức nghỉ hưu.
Thành lập từ năm 1958, AARP hiện có gần 40 triệu hội viên trên toàn quốc. Hội viên đóng lệ phí 16 đô là một năm và sẽ thường xuyên nhận được tạp chí với nhiều thông tin liên quan đến chính sách và sức khoẻ của lớp người ở tuổi 50 hay cao hơn. Hội cũng vận động hành lang cho quyền lợi của người đã nghỉ hưu hay sắp sửa. Là hội viên, khi thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua các loại bảo hiểm còn được giảm giá ít nhiều.
Rất ít người Mỹ về hưu ở tuổi 50 và ngay cả tuổi 55 hay 60 cũng còn ít. Trừ người thật giầu hay những ai là công chức thành phố, tiểu bang, liên bang, là thành phần cảnh sát, cứu hỏa hay giáo chức với quỹ hưu bổng riêng và có thể nghỉ hưu sau 25, 30 năm trong những nghề đó.
Theo Sở Thống kê Dân số, tuổi hưu trung bình của người Mỹ là 62 và thời gian sống hưu là 18 năm.
Về tiền hưu trí, quỹ an sinh xã hội chỉ cho lãnh sớm nhất khi 62 tuổi. Một người về hưu ở tuổi đó thì còn phải tự lo bảo hiểm y tế trong ba năm nữa cho đến 65 tuổi là lúc được đăng ký vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người cao tuổi, tức Medicare. Vì vậy, dù 62 tuổi nhưng nhiều người vẫn còn đi làm để có bảo hiểm sức khoẻ từ nơi làm việc, nếu không phải tự bỏ tiền ra mua thì một tháng có thể phải chi cả nghìn đô cho một người, mà nếu chỉ có lương hưu duy nhất là tiền an sinh xã hội thì sẽ không đủ chi tiêu.
Ngân sách quỹ an sinh xã hội và y tế của liên bang là do chính tiền của người lao động đóng vào và do chính phủ quản lí. Hiện nay thuế Medicare ở mức 2.9% số lương, cá nhân đóng một nửa, chủ đóng một nửa. Cũng như thuế cho quỹ an sinh xã hội là 12.4% và người đi làm đóng một nửa, tức 6.2%, chủ chịu một nửa.
Thuế an sinh xã hội có giới hạn, chỉ đóng đến mức lương 113,700 đô cho năm 2013, tăng lên mức 117 nghìn cho năm 2014 và tiếp tục tăng đến 165,600 vào năm 2022. Số lương cao hơn những mức nêu trên không phải chịu thuế này. Còn thuế y tế Medicare không có giới hạn mức lương.
Như thế chính phủ lúc nào cũng thu hai khoản tiền thuế, tổng cộng là 7.65% từ lương công nhân. Những ai làm chủ cơ sở thương mại hay làm việc riêng cho chính mình thì phải đóng gấp đôi, vừa là thợ vừa là chủ, tức 15.3% tổng số thu nhập. Không thể trốn vào đâu được. Các chủ nhân không làm kế toán rõ ràng cho các khoản thuế này sẽ bị phạt nặng.
Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông bổ nhiệm một phụ nữ vào nội các, trước khi được Thượng viện phê chuẩn thì báo chí phanh phui sự việc bà này đã có mướn người giúp việc trong nhà nhưng không khai và không đóng thuế an sinh xã hội cho người làm, như thế là phạm luật khiến bà phải rút lui khỏi chức vụ được đề cử.
Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 người đi làm đóng thuế để trả cho một người nghỉ hưu, nay con số này xuống còn 2.5 và theo một ước tính của cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đến năm 2033 quỹ chỉ còn đủ để trả 77% tiền hưu của người được hưởng.
Số tuổi để hưởng trọn vẹn phúc lợi tài chánh khi về hưu ngày càng tăng lên. Trước đây là 65 tuổi cho những ai sinh năm 1938 trở về trước. Luật mới qui định người sinh từ năm 1943 đến 1954 thì tuổi hưu là 66, từ 1955 đến 1959 mỗi năm tăng lên hai tháng tuổi hưu. Sinh sau năm 1960 thì đến 67 tuổi mới được hưởng lương hưu trọn vẹn. Nếu nghỉ hưu non vào năm 62 tuổi, tiền an sinh xã hội chỉ được khoảng 70% so với lương về hưu đúng tuổi. Cùng với việc tăng tuổi hưu, thuế an sinh xã hội và thuế y tế Medicare cũng tăng lên.
Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số người Mỹ ở tuổi từ 65 đến 69 vẫn còn làm việc là 20%, so với Anh 10%, Đan Mạch 9%, Na Uy và Thụy Sĩ 7% trong khi Đức, Hà Lan 3% còn Pháp, Ý chỉ có 1%.
Hiện nay phúc lợi an sinh xã hội trung bình cho một người Mỹ nghỉ hưu là 1230 đô la một tháng. Dù không còn nợ nhà, nhưng số tiền này cũng khó đủ cho một người sống riêng biệt vì các khoản chi tiêu bao gồm thực phẩm, điện nước, xăng dầu, bảo trì xe, thuế nhà đất. Vì thế chính phủ còn có phụ cấp SSI – Supplemental Security Income, người Việt thường gọi là tiền già hay tiền bệnh – phụ cấp tiền thuê nhà, giảm giá điện ga cho người nghèo.
Trong thực tế ngày nay, với tiền an sinh xã hội không thôi, nhiều người cao niên chỉ đủ sống. Vì thế trong lúc còn làm việc chính phủ khuyến khích tiết kiệm thêm bằng cách bỏ tiền vào các quỹ 401(k) hay IRA. Với quỹ 401(k) có khi chủ nhân cũng đóng góp thêm vào cho công nhân và có giới hạn vài trăm đô một tháng. Số tiền tiết kiệm sinh lời và sẽ không bị đánh thuế, nhưng không được rút ra cho đến năm 60 tuổi hay cao hơn để chi tiêu lúc về hưu.
Hiện nay, một cặp vợ chồng bắt đầu về hưu năm 2013 vào tuổi 65 hay cao hơn thì mỗi tháng một người lãnh khoảng 2500 đô tiền an sinh xã hội. Nếu nợ nhà đã trả hết, với 5 nghìn đô là dư tiêu trong một tháng cho hai người. Ốm đau, thuốc men có chính phủ lo.
Với số tiền đó thì có thể bàn đến việc nghỉ hưu ở một nước ngoài. Nhưng trở ngại duy nhất là Medicare vì dịch vụ y tế này chỉ cung cấp cho cư dân sống tại Mỹ. Sống ở nước khác, phải tự mua bảo hiểm y tế riêng ở nơi đó. Vì thế nhiều người Mỹ nếu quyết định nghỉ hưu ở nước ngoài họ thường chọn nơi có mức sống rẻ, hệ thống y tế tốt hay những nơi gần Hoa Kỳ, như nam Mỹ và các đảo quốc trong vùng biển Caribbean, phòng có gì khẩn cấp cũng chỉ vài giờ bay là đã về lại Mỹ để được chăm sóc y tế.
Một khảo sát mới đây của InternationalLiving.com xếp hạng mười nơi tốt cho người Mỹ và Canada nghỉ hưu là Ecuador, Panama, Malaysia, Mexico, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Spain, Thailand và Malta.
Nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc đã gần 40 năm, nay nghỉ hưu cũng có khả năng tài chính để ra nước ngoài sống, nhưng về Việt Nam có thể khó vì xa xôi và nhất là điều kiện y tế chưa tốt cho tuổi già.
Với một số người Việt cao tuổi ở Mỹ chuyện về Việt Nam sống còn là điều không thể vì đang nhận phúc lợi xã hội và y tế qua chương trình phụ cấp của chính phủ dành cho người già. Khi nhận phụ cấp thì chỉ có thể ra nước ngoài chơi ít tuần, còn nếu ở lâu các khoản trợ cấp sẽ bị cắt.
Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu và cũng có đề nghị nếu vào nhà tập thể cho người cao tuổi thì cũng tìm nơi sống chung để chiều chiều lai rai nhậu, đàn hát bên nhau cho vui những lúc cuối đời.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment