Thứ bảy, ngày 14 tháng mười hai năm 2013
Có một mẫu số chung cho tất cả bạn bè và chư hầu của
Trung Hoa là nghèo đói và yếu hèn hoặc tưng tửng trong ngoại giao điên khùng
của Triều Tiên. Đó cũng là chiến lược của Trung Hoa để kiềm chế, sai khiến và
bành trướng kiểu quyền lực mềm đến các chư hầu.
Ở
Miến Điện, thế hệ của Thein Shwe bắt đầu thoát Trung Hoa bằng những chuyển đổi
chính trị từ năm 1990 với hiến pháp cho phép một đa nguyên chính trị, đến 2005 quyết định dời đô từ Rangoon đến thủ đô hành chính mới mang tên
Pyinmana cách thủ đô Rangoon cũ 600 km về phía bắc, và đến năm 2011 ông tổng
thống Thein Sein kế vị Thein Shwe làm cuộc thay đổi ngoạn mục cả kinh tế lẫn
chính trị, đang làm cho Miến Điện thay da đổi thịt hằng ngày.
Theo tài liệu của World Bank thì, Miến Điện đứng thứ
2 sau Bắc Hàn về sự đánh giá nguy cơ sụp đổ kinh tế chính trị. Và Miến Điện đã
buộc phải thay đổi trước khi quá muộn. Trong cuộc thay đổi đó, Miến Điện đã làm
cuộc Thóat Trung Luận đẹp mắt làm thế giới ngỡ ngàng và thán phục. Nếu Nam Phi
có một Nelson Mandela làm thay da đổi thịt Nam Phi bằng ý chí bất khuất và lòng
vị tha, nhân bản, thì ở Miến Điện có một người đàn bà thép Aung Kyi cũng không
kém, để đưa Miến Điện có ngày hôm nay.
Hôm qua 13/12/2013, tờ Bưu Điện Buổi Sáng - South
China Morning Post - của Trung Hoa ở HongKong đưa tin: North Korea's execution of Kim's uncle Jang will test ties with
China: Bắc Hàn tử hình ông Jang để thoát khỏi sự trói buộc của Trung
Hoa. Kim Jong Un kết tội dượng rễ của mình bán tài nguyên than đá và đất đai
cho Trung Hoa giá rẻ để lo lót tiền hoa hồng môi giới, và quan hệ hữu hảo với
Trung Hoa nhằm củng cố vị trí của mình ở Bắc Hàn.
Ông Jang Song-thaek gặp Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm
Trung Quốc tháng 8/2012 sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền 8 tháng.
Nhưng Tân Hoa Xã của Trung Hoa lại đưa tin từ nguồn Thông Tấn Trung Ương
Bắc Hàn - KCNA: KOREAN CENTRAL NEWS AGENCY of DPRK(Democratic People's
Republic of Korea) - rằng, ông Jang Song Thaek bị xử tử bằng một phiên tòa quân
sự đặc biệt hôm 12/12/2013 vì tội phá hoại đất nước và âm mưu thành lập lực
lượng lật đổ chính quyền nhân dân.
Qua sự việc này cho thấy Kim Jong Un không tin tưởng
Trung Hoa, và Bắc Hàn của thời đại Kim Jong Un muốn Thoát Trung Luận bằng cách
của Kim Jong Un, một thế hệ không ân oán với Trung Hoa bắt đầu. Và mấy hôm nay
Trung Hoa quan ngại với hành động này của Kim Jong Un ở tuổi 30, nắm quyền chấp
chính chỉ sau 1 năm cha mình qua đời. Đó là điều đáng để chúng ta phân tích cho
sự kiện này.
Chỉ sau 1 năm
chấp chính Kim Jong Un đuổi sạch các công ty khai thác than đá và đất hiếm của
Trung Hoa tại Triều Tiên được Jang Song Thaek bán cho Trung Hoa rẻ mạt. Cho nên Tháng 5/2013 Trung Hoa kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Bắc Hàn buộc
Kim Jong Un phải cử đại sứ đặc biệt Bắc Hàn đến Bắc Kinh. Trước sự kiện Kim
Jong Un ra lệnh bắt ông Jang Song Thaek 3 ngày, vào ngày 02/12/2013 tổng thống
Nga Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt Bắc Hàn. Lý do là trừng phạt
được cho là vì những hoạt động hạt nhân của Bắc Hàn có thể gây nguy hiểm cho
thế giới vì vi phạm những gì Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã quy định, nhưng
đó có thể là bề nổi của tảng băng chìm là, Kim Jong Un muốn thoát ra khỏi khối
cánh tả Nga Trung lâu nay vẫn bảo trợ Bắc Hàn.
Mỗi quốc gia
có một hoàn cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau có một con đường để chọn lựa cho
sự chuyển đổi và Thoát Trung Luận khác nhau. Nếu Bắc Hàn chịu
sự bao biện, hỗ trợ cả trong chiến tranh liên Triều, đến cả kinh tế từ hột gạo
đến từng giọt xăng dầu từ 1953 đến nay, thì Miến Điện hoàn toàn khác, họ tự
chuyển sang quân phiệt chuyên chế sau 1975, khi mà trào lưu cộng sản lan rộng
khắp thế giới.
Để thoát Trung Hoa, Miến Điện đã chọn con đường trí
tuệ của mình nhờ vào thế hệ 194x có kinh nghiệm, có kiến thức và có tầm nhìn,
nên con đường đi của họ êm đềm hơn, do ân oán lịch sử với Trung Hoa không sâu
đậm. Ngược lại, ở Bắc Hàn do quan hệ sâu đậm và 2 đời lãnh đạo nặng nợ với
Trung Hoa, nên cách Thát Trung Hoa của Bắc Hàn mang màu sắc khác, song Kim Jong
Un là thế hệ được đào tạo tốt ở quốc gia tư bản giãy chết. Nhưng cả 2 đều có
chung một điểm là mọi quyền hành đều tập trung về một cá nhân quyết định để tự
cứu mình, và cứu cả một đất nước trong khi kinh tế suy sụp có thể làm cho chính
trị sụp đổ theo.
Lễ
kỷ niệm 66 năm ngày Thiếu Nhi của Bắc Hàn cho thấy quyền lực của Kim Jong Un
đang ở đỉnh cao tối thượng đến cả nhiều thế hệ trẻ, già ở Bắc Hàn.
Nhưng so với Miến Điện, Bắc Hàn có một lợi điểm tối
quan trọng mà các quốc gia chư hầu quanh Trung Hoa không có được là, Bắc Hàn
sản xuất được bom hạt nhân. Một vũ khí lợi hại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải
kính trọng, mặc dù Bắc Hàn không được phép sản xuất bom hạt nhân theo hiến
chương của Liên Hiệp Quốc có từ sau chiến tranh thế giới II. Nó giúp cho Bắc
Hàn có thể tự chủ và độc lập với bất kỳ cường quốc nào, khi Bắc Hàn có được một
chiến lược kinh tế vĩ mô và vi mô tốt cho tương lai.
Tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Hàn là
mối đe dọa cho thế giới đối nghịch, và cũng là sức mạnh tự chủ của Bắc Hàn, mà
không cường quốc nào có thể hăm dọa hay khống chế được. Nó được xuất hiện trong
cuộc diễu binh vào ngày ký kết ngưng
chiến 2 miền Liên Triều lần thứ 60 - 27/7/1953 - 27/7/2013 vừa qua.
Vẫn
còn quá sớm để nhận định rằng Kim Jong Un sẽ làm được gì cho Bắc Hàn. Có thể thanh trừng nội bộ gia đình trị của mình là để củng cố quyền lực
sau khi lên nối ngôi ở một xã hội phong kiến tập quyền như Bắc Hàn, chứ chưa
chắc là một cuộc Thoát Trung Hoa như chúng ta suy đoán. Nhưng cũng có thể Kim
Jong Un đã có những mối quan hệ tốt với phương Tây trong quá trình du học, và
khi thời cơ đến Kim Jong Un bắt đầu đốn cổ thụ, cắt đứt những chiếc rễ đã được
Trung Hoa cài cắm vào Bắc Hàn để thao túng chính trường Bắc Hàn.
Vấn đề đặt ra là, Bắc Hàn chỉ Thoát Trung Hoa, nhưng
vẫn giữ chế độ phong kiến tập quyền kiểu mới như 2 thế hệ trước đó của gia đình
họ Kim, hay là Bắc Hàn muốn Thoát hoàn toàn ra khỏi chế độ chính trị mà lâu nay
đã làm cho Bắc Hàn điêu đứng về kinh tế lẫn chính trị vì bị cả thế giới bao
vây.
Có 3 khả năng cho tương lai Bắc Hàn qua
những gì đã diễn tiến trong thời gian ngắn Kim Jong Un chấp chính.
Có
khả năng Bắc Hàn trong tương lai gần là, Bắc Hàn sẽ đi
theo con đường cải tổ kinh tế của Việt Nam và Trung Hoa đang đi để tự cứu lấy
mình, và chính trị vẫn giữ nguyên trạng, bằng cách đánh đổi về vấn đề hạt nhân.
Và bán đảo liên Triều vẫn chia cắt. Nhưng với khả năng này, bước tiếp theo bắt
buộc Triều Tiên phải cải tổ chính trị cho phù hợp với kinh tế mở cửa, nếu
không, Bắc Hàn buộc phải quay lại làm chư hầu của Trung Hoa khi kinh tế suy sụp
do chính trị thối nát gây ra như các quốc gia khác ở khu vực.
Khả
năng thứ hai khó diễn ra là có một cuộc động loạn chính trị ở Bắc Hàn lật đổ
triều đại họ Kim. Vì quyền lợi ăn chia đã được chia đều cho quân đội
và an ninh Bắc Hàn, ngay cả người quyền lực đã có công đưa Kim Jong Un lên chấp
chính như ông Jang Song Thaek, mà cũng bị tử hình thì Kim đệ tam không dễ lung
lay.
Ông Jang Song-thaek bị bắt ngay tại cuộc họp của
đảng lao động Bắc Hàn hôm 05/12/2013 và đã bị tòa án quân sự tử hình hôm
12/12/2013 vừa qua.
Khả
năng thứ ba là Bắc Hàn sẽ cải tổ kinh tế lẫn chính trị như Miến Điện để tự lực,
tự cường với việc đánh đổi vấn đề hạt nhân là hầu như không
thể xảy ra. Nhưng nếu có xảy ra thì thời gian đòi hỏi ít nhất 3 thập niên tới
bằng sự chuyển động từ từ như Miến Điện đã làm.
Nhưng dù khả
năng nào diễn ra đi nữa, thì Bắc Hàn đang đi trên con đường không lùi lại với
Nga Trung như hai thế hệ nhà họ Kim trước đây. Và cuộc Thoát Trung Hoa của các
chư hầu đang chuyển động ngoài tầm kiểm soát của Trung Hoa. Liệu còn bao nhiêu
chư hầu nữa của Trung Hoa sẽ tiếp bước theo cách riêng của mình?
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment