Cập nhật: 11.12.2013 10:31
Hình Nguyễn Tiến Trung được chiếu vào tòa Đại Sứ
Việt Nam ở Paris, việc này được Tổ chức Ân xá Quốc tế tổ chức thực hiện.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Pháp
vừa phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư toàn cầu kêu gọi trả tự do cho 12 nhà
hoạt động quốc tế trong đó có Nguyễn Tiến Trung của Việt Nam.
Cuộc vận động kéo dài 10 ngày nhắm mục tiêu thu thập hàng chục ngàn chữ ký của mọi người khắp nơi trên thế giới trước khi thỉnh nguyện thư được gửi tới các chính quyền liên hệ.
Cuộc vận động kéo dài 10 ngày nhắm mục tiêu thu thập hàng chục ngàn chữ ký của mọi người khắp nơi trên thế giới trước khi thỉnh nguyện thư được gửi tới các chính quyền liên hệ.
Bà Dominique Curis, Điều phối
viên cuộc vận động, nói với VOA Việt ngữ sở dĩ trường hợp của Nguyễn Tiến Trung
được Ân xá Quốc tế ở Pháp lưu tâm vì đây là điển hình của tình trạng bóp nghẹt
quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam với bản án 7 năm tù của Trung về tội danh
‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ chỉ vì anh đã bày tỏ quan điểm ôn hòa trái
với nhà nước, cổ xúy dân chủ-đa đảng tại Việt Nam.
Bà Curis:
“Trung không phải là trường hợp duy nhất. Theo thống kê của chúng tôi, tới nay có ít nhất 75 tù nhân lương tâm như Trung tại Việt Nam, nhưng chúng tôi biết con số thực tế còn nhiều nhiều nữa. Quyền tự do bày tỏ quan điểm hiện là vấn đề lớn ở Việt Nam.”
Bà Curis nói chiến dịch nhằm chứng tỏ cho nhà cầm quyền Việt Nam biết quốc tế hết sức quan tâm đến những đàn áp, vi phạm nhân quyền của Hà Nội và đồng thời gửi đi một thông điệp thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.
Ân xá Quốc tế ở Pháp kêu gọi chính phủ Việt Nam, thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, hãy tỏ ra có trách nhiệm cụ thể qua việc phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, những nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ khắc nghiệt trong các nhà tù Việt Nam.
Bà Curis:
“Trung không phải là trường hợp duy nhất. Theo thống kê của chúng tôi, tới nay có ít nhất 75 tù nhân lương tâm như Trung tại Việt Nam, nhưng chúng tôi biết con số thực tế còn nhiều nhiều nữa. Quyền tự do bày tỏ quan điểm hiện là vấn đề lớn ở Việt Nam.”
Bà Curis nói chiến dịch nhằm chứng tỏ cho nhà cầm quyền Việt Nam biết quốc tế hết sức quan tâm đến những đàn áp, vi phạm nhân quyền của Hà Nội và đồng thời gửi đi một thông điệp thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.
Ân xá Quốc tế ở Pháp kêu gọi chính phủ Việt Nam, thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, hãy tỏ ra có trách nhiệm cụ thể qua việc phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, những nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ khắc nghiệt trong các nhà tù Việt Nam.
Bà Dominique Curis:
“Nhà nước Việt Nam không thể cứ mãi đàn áp tiếng nói của chính người dân của họ. Yêu cầu thứ nhất của chúng tôi là Hà Nội phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, tạo điều kiện để những người bị giam giữ được xét xử công bằng, cho phép các tổ chức dân sự bảo vệ nhân quyền đăng ký hoạt động như những tổ chức phi chính phủ, để cho xã hội dân sự được phát triển vì một đất nước Việt Nam tốt đẹp, tiến bộ hơn.”
“Nhà nước Việt Nam không thể cứ mãi đàn áp tiếng nói của chính người dân của họ. Yêu cầu thứ nhất của chúng tôi là Hà Nội phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, tạo điều kiện để những người bị giam giữ được xét xử công bằng, cho phép các tổ chức dân sự bảo vệ nhân quyền đăng ký hoạt động như những tổ chức phi chính phủ, để cho xã hội dân sự được phát triển vì một đất nước Việt Nam tốt đẹp, tiến bộ hơn.”
Ân xá Quốc tế Pháp cho biết sẽ
tiếp tục vận động, bênh vực cho những nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam.
Bà Curis:
“Chúng tôi không chỉ vận động chính phủ Việt Nam và cả chính phủ Pháp của chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền trong mối quan hệ, giao tiếp với Việt Nam.”
Ân xá Quốc tế Pháp nói họ sẽ đệ trình báo cáo nêu bật những phân tích và quan tâm của tổ chức họ về thực trạng nhân quyền Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR của Hà Nội tại Liên hiệp quốc vào đầu năm sau.
Bà Curis:
“Chúng tôi không chỉ vận động chính phủ Việt Nam và cả chính phủ Pháp của chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền trong mối quan hệ, giao tiếp với Việt Nam.”
Ân xá Quốc tế Pháp nói họ sẽ đệ trình báo cáo nêu bật những phân tích và quan tâm của tổ chức họ về thực trạng nhân quyền Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR của Hà Nội tại Liên hiệp quốc vào đầu năm sau.
No comments:
Post a Comment