Tại sao cộng sản Việt Nam ráo riết bắt cho bằng được
Phạm Mạnh Hùng (bút danh Đặng Chí Hùng)? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Do đó
bài viết này chỉ góp phần nói rõ thêm.
Phải
bắt Đặng Chí Hùng.
Ngoài những bài viết Đặng Chí Hùng tấn công trực
diện một cách hiệu quả vào chế độ cộng sản, nhất định điều làm họ tột cùng
hoảng sợ để truy lùng bắt anh, do hai điểm chính:
1. Tuổi trẻ quốc nội với quan điểm, thái độ và việc
làm chống cộng ôn hòa, thông minh, rạch ròi, không cực đoan và không bạo lực.
2. Gia đình của Đặng Chí Hùng cũng là gia đình cộng
sản nòi và đã... bỏ rơi anh, như thông tin trong mấy ngày qua trên các diễn
đàn.
Nếu cộng sản sợ Nguyễn Chí Đức một phần thì họ sợ
Đặng Chí Hùng nhiều hơn thế. Có lẽ một số bạn đọc thắc mắc với câu hỏi “tại
sao”? Xin thưa, ngoài yếu tố anh Đức không bị gia đình hắt hủi, anh vẫn còn
thiếu tinh tế, sâu sắc như Đặng Chí Hùng.
So sánh để nhận chân là điều nên làm và chỉ rõ cho
thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh hiện nay, điều này cũng nhằm chia sẻ với những
ai còn mơ hồ hoặc vọng tưởng về người cộng sản, có thêm cái nhìn dứt khoát với
chế độ “mãi quốc cầu vinh” núp dưới vỏ bọc gọi là ĐCSVN.
Hầu như ai cũng biết Nguyễn Chí Đức bắt đầu tỉnh ngộ
sau cú đạp mặt trong lần đi biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh. Tuy nhiên,
với thái độ bảo thủ, khinh thị, chính cộng sản đã đẩy Nguyễn Chí Đức ngày càng
xa dần tổ chức, vì từ trong tổn thương khi bị xúc phạm nhân phẩm, anh Đức ngày
càng nhận rõ bản thân sai lầm khi đã trao trọn niềm tin cùng sự nhiệt tình của
tuổi trẻ vào một tổ chức đáng tủi hổ.
Bài viết mới đây của anh Đức về việc ông Lê Hiếu
Đằng rời bỏ đảng, có đoạn [1]:
“Theo thiển ý của tôi, ông Đằng nên viết lại cho
chỉnh chu và gửi cho cơ sở đảng nơi ông gần đây từng sinh hoạt cho dù có thể
lâu rồi ông khi đi hội họp nữa!? Chứ không nên viết như tờ giấy nhắn nhủ gấp
gáp và đôi chỗ còn viết tắt, thiếu dấu”...
“...Vì khi chúng ta xin vào thì chúng ta đã tự
nguyện phấn đấu và cũng đã tuyên thệ trung thành trước đảng kỳ, chân dung Hồ
chủ tịch thì nay cảm thấy không phù hợp, không còn tình cảm với ĐCSVN nữa thì
khi ra cũng nên “ly dị” cho đàng hoàng và giữ lại những kỷ niệm một thời mình
đã từng chiến đấu, hi sinh và trưởng thành khi gắn bó với ĐCS”.
Dẫn chứng đoạn văn trên không phải chê trách Đức hay
đòi Đức hoặc bất kỳ ai, khi bỏ đảng phải phỉ báng, mạ lỵ ĐCSVN mà cần chỉ rõ
Nguyễn Chí Đức vẫn thiếu hẳn sự tinh tế và thiếu cả thực tế, khi anh không đặt
trong hoàn cảnh ông Đằng đang bệnh rất nặng. Ông Đằng hoàn toàn có thể nhờ
người khác đánh máy đẹp đẽ theo đúng nội dung ông muốn và ông chỉ cần ký tên là
đủ, tuy nhiên ông đã không làm như thế. Việc ông Đằng trong cơn bệnh “thập tử
nhất sinh” vẫn còn gắng sức tự tay viết lời tuyến bố bỏ đảng, cho thấy một hành
động dứt khoát nhất mà tôi chưa gặp người cộng sản nào trước đây đã làm.
Ngoài ra, người ta thấy thấp thoáng sự bịn rịn của
anh Đức qua bài “Câu chuyện về đảng cũ và ước mơ về đảng mới của tôi trong
tương lai” [2]. Chỉ ra bài này cũng không nhằm phê phán, thay vào đó người ta
nhận thấy Đức có tình yêu thật sự đối với ĐCSVN, không phải loại cơ hội, trở cờ
hiện nay nhan nhản. Tình yêu đối với ĐCSVN của Nguyễn Chí Đức cũng như của
những ai băn khoăn, ray rứt khi rời bỏ nó mới đáng tin về nhân cách và tư cách
của họ. Đừng tin những ai ráo hoảnh tuyên bố bỏ đảng “cái rụp”. Bởi tình yêu
thật sự, khi phải lìa bỏ mà không chút đắn đo buồn đau đó chỉ là loại “tình yêu
qua đường”. Đó là cốt lõi để xứng đáng chia sẻ và cảm thông với Nguyễn Chí Đức
cũng như những người có tâm trạng giống anh, trước khi lìa bỏ thân phận làm
người cộng sản. Tôi hiểu sâu sắc điều này, vì chính cha tôi, trong những năm
cuối đời, ông ân hận và hối tiếc về sai lầm của mình nhưng ông không đủ can đảm
làm như ông Đằng và nhiều người khác.
Trong khi Nguyễn Chí Đức hoài niệm dĩ vãng, kèm đôi
chút ủy mị và câu nệ những “râu ria” thì Đặng Chí Hùng hào sảng, nhân bản, lại
rất thực tế. Đặng Chí Hùng biết bỏ qua những tiểu tiết. Hùng viết [3]:
“...Câu đầu tiên phải nói là quyết định bỏ đảng của
ông Lê Hiếu Đằng và một số người là hết sức đúng đắn và có thể là đáng cổ vũ.
Mặc dù nó không có quá nhiều ý nghĩa như cái cách bỏ đảng của những người trước
đây như cụ Tô Hải, nhà báo Bùi Tín, Hữu Loan vv… vì ông Đằng và nhiều người
khác cũng thừa hiểu đảng cộng sản sắp chết ở thời điểm này. Ra khỏi đảng là một
quyết định khôn ngoan và đúng đắn của ông Lê Hiếu Đằng nếu không muốn sống
chung với con tàu sắp chìm hẳn...
Câu thứ hai tôi muốn gửi tới bạn đọc là quan điểm
của chúng ta không hẹp hòi và luôn mở rộng vòng tay đối với những ai bỏ đảng về
với dân tộc. Lý do thứ nhất là chúng ta đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy
lại. Lý do thứ hai là cá nhân người viết bài này mặc dù chưa một ngày nào là
đảng viên, nhưng gia đình của người viết thì gần như toàn bộ liên quan đến cộng
sản. Chẳng có lý do gì mà người viết “cực đoan” và “hẹp hòi” đến độ không cho
kể cả những người máu mủ của mình một con đường lùi về với nhân dân. Lý do thứ
ba là tôi cũng chẳng có gì liên quan đến Việt Nam cộng hòa mà một số người tự
nhận ra khỏi đảng nói rằng có thể chúng tôi thẳng thắn là “liên quan đến VNCH”
với tấm lòng “nặng thù hận”. Tôi chỉ viết ra những quan điểm của mình với một
tấm lòng: Dân tộc Việt Nam mà thôi!
Câu thứ ba, tôi chỉ muốn nói đến những người bỏ đảng
một vài suy nghĩ của cá nhân tôi. Mặc dù những nỗ lực để tuyên bố ra khỏi đảng
thật sự đáng hoan nghênh nhưng mà theo tôi nghĩ đọc những lời “tâm sự” ra khỏi
đảng của các cá nhân tôi thật sự còn một chút chưa đủ...”
Chưa đủ điều gì? Xin mời độc giả nào quan tâm, tiếp
tục đọc trong bài viết của anh để thấy tính khoa học, logic của Đặng Chí Hùng.
Không còn yêu thương khác hẳn với khinh bỉ. Khinh bỉ
có ý nghĩa riêng đặc trưng không lẫn lộn đâu được. Đó là động lực mạnh mẽ để
người ta dứt khoát tránh xa không chút bịn rịn, không còn hoài niệm với dĩ vãng
đối với những tổ chức không có tính chính danh và chính nghĩa. Sự khác biệt rất
lớn giữa Nguyễn Chí Đức và Đặng Chí Hùng là chỗ đó, dù cả hai anh đều sinh
trưởng sau 1975 và lớn lên trong gia đình cộng sản.
Bằng quan điểm rõ ràng, thái độ dứt khoát với ĐCSVN
qua nhiều bài viết và việc làm của Đặng Chí Hùng, cộng sản không hoảng sợ và
không quyết bắt anh cho bằng được mới đáng lạ!
Còn
những người khác...
Người cộng sản không nhận ra yếu tố “khinh bỉ” quan
trọng như thế nào khi nó tác động vào tư tưởng và quan điểm chính trị của con
người. Có lẽ bởi vậy, họ làm cho tính chất này trở nên “đậm đà” hơn sau cuộc
đấu tố hèn hạ đối với ông Phạm Chí Dũng. Trong những lời bộc bạch của ông Dũng,
người đọc nhận thấy rõ tính chất “khinh bỉ”, đặc biệt dành cho Phan Xuân Biên
(còn gọi là Tư Biên), một “ông quan cộng sản” từng nắm chức “tuyên giáo” -
người và cơ quan tưởng chừng như rất có “văn hóa” (!).
Tuy vậy, người cộng sản khá tinh vi khi đánh giá và
nhận định “đối tượng”, không như một số người tưởng họ ngu ngơ.
Nhiều người cũng biết ông Phạm Văn Điệp, một người ở
Nga và có vẻ cũng chống cộng, vài lần bị chặn và bị đuổi một cách phi pháp, bất
chấp ông Điệp vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, một người từ nước
ngoài về, có tư tưởng tạm coi là “dân chủ” và có thể xem là chấp nhận “chui đầu
vào rọ” cho nhà chức trách bắt, tại sao họ không bắt, trong khi lại phải cử
người lặn lội qua tận Thái Lan để truy lùng và bắt cho bằng được Đặng Chí Hùng?
Câu trả lời cũng thật dễ hiểu: Đặng Chí Hùng hoàn toàn là một người có đầu óc
tự do, dân chủ, trong khi Phạm Văn Điệp vẫn mang một “trái tim ngục tù” - hình
tượng Hồ Chí Minh.
Chỉ với hình tượng Hồ Chí Minh choáng chỗ rất lớn
trong tim và chiếm một vị trí vững chắc trong tư tưởng của ông Điệp, quá đủ làm
người cộng sản yên tâm để không cần thiết phải bắt ông. Tuy nhiên, điều đó
không đồng nghĩa ông Điệp được đi lại tự do tại Việt Nam. Họ thừa khôn ngoan để
không bao giờ chấp nhận một “tiền lệ” như thế. Nói bình dân: không để cho “tụi
nó” lờn mặt, cũng như qua đó “đề phòng” nhiều người khác “lợi dụng” việc tự do
đi lại của ông Điệp (nếu có), rồi dần dần trở thành làn sóng người Việt hải
ngoại ào ạt đổ về, lúc đó e rằng hết kiểm soát.
“Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ)
Bất kỳ ai không thoát khỏi tư tưởng Nguyễn Công Trứ
trong cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay, cho đến lúc đấy, người đó vẫn chưa thật
sự trở thành “hiểm họa” đối với cộng sản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ
không bị sách nhiễu, không bị quấy rầy, không bị cô lập bằng mọi cách. Tinh
kiên trì và tấm lòng trong sáng dành cho dân tộc thật dễ hiểu như Nelson
Mandela hay Aun Sang Suu Kyi. Cũng như Trần Huỳnh Duy Thức từng bày tỏ:
“Ai coi thường dân, nghĩ dân không hiểu biết nên
muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá”.
Trần Huỳnh Duy Thức đang được xem là một trong các
tù nhân lương tâm “đáng sợ” nhất bởi tư tưởng như anh bày tỏ. Cũng như thế,
Đặng Chí Hùng sở hữu tấm lòng dành cho dân tộc thật rõ ràng và giản dị qua hàng
chục bài viết và việc làm của anh.
Nhắc về cá nhân ông Phạm Văn Điệp bị cấm nhập cảnh
để càng hiểu thấu tác hại ghê gớm của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân” - “lá chắn
thành đồng” có vẻ còn nguyên giá trị cho người cộng sản tiếp tục sử dụng? Đó
cũng lý giải thêm, “chất thần thánh” từ Võ Nguyên Giáp được cộng sản đẩy lên
tối đa, như bài của [4] ông Nguyễn Duy Xuân “dụ khị” rằng: người Việt
Nam thoát được kiếp nạn từ siêu bão Haiyan là nhờ ông Võ Nguyên Giáp “hiển
thánh” nên... đẩy lui cơn bão ra ngoài ven biển (!). Có thể nó cũng “xí gạt”
được nhiều người, nếu sau vụ “nhà ngoại cảm” lừa đảo trong việc tìm hài cốt gọi
là “liệt sĩ”, họ vẫn chưa tỉnh ra.
Trong bài “Bàn về tẩy não”, ông Trần Trung Đạo có
viết [5]:
“Mức độ bị tẩy não cũng có mức trầm trọng khác nhau.
Một người bị tẩy não hoàn toàn sẽ không còn khả năng để đánh giá sự thật. Sự
kiện và bằng chứng không có nghĩa gì với họ. Yuri Alexandrovich Bezmenov phát
biểu từ kinh nghiệm ở Liên Xô “Ngay cả mang anh ta tới tận Liên Xô và chỉ cho
anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin… cho đến lúc anh ta bị đá
ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta mới hiểu. Nhưng không phải
trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị băng hoại về đạo đức trong con
người.” Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn chịu đựng mức độ tẩy não trầm trọng
như vậy”.
Tôi e rằng ông Đạo không hoàn toàn đúng trong quan
điểm “cho đến lúc [...] bị đá ngay vào đít” mới hiểu về “tẩy não”. Bởi sau “cú
đá đít” vẫn còn những người, cho đến khi chết họ vẫn không nhận ra, vì dụ như
Trần Xuân Bách, chẳng hạn. Phàng Sao Vàng cũng còn đó như là nhân chứng sống
động.
Do đó, “bàn về tẩy não”, có lẽ người ta dễ dàng đồng
thuận khi biết nó phải được tiến hành từ khá sớm và liên tục, không loại trừ
lúc “bầy chim non” nghêu ngao hát “có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn đảng ta”
hay “ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” v.v... Đó là điều tối quan
trọng cho một cuộc “tổng tẩy não” dân tộc “trường kỳ”, đồng loạt và khốc liệt
mà các thế hệ đi qua, cho đến nay, nhiều người trong đó vẫn tiếp tục u mê và ôm
ấp hình tượng lòe mị mới từ Võ Nguyên Giáp. Thâm độc cần lên tiếng.
Cũng vì lẽ đó, đối với ý kiến cho rằng ông Trương
Duy Nhất khó có thể có án nhẹ, có vẻ lo lắng hơi quá một chút, đối với người
mong ngóng: “Để thay chuyển tình thế đất nước, Việt Nam cần có một Hồ Chí Minh
2, hay chí ít cũng phải một nhân vật cỡ Lê Duẩn 2”.
Không hẳn vì mong ngóng về “Hồ Chí Minh 2” hay “Lê
Duẩn 2” làm án ông Nhất nhẹ đi, thực tế hơn, bản án sắp xảy ra, nó còn phản ánh
“trọng lượng” của ông Nguyễn Bá Thanh. Án càng cao, “sức nặng” của ông Thanh
càng nhẹ.
Hãy chờ xem vụ án bắt tại Đà Nẵng - di lý và điều
tra tại Hà Nội - xét xử quay về lại Đà Nẵng (như trên các diễn đàn tự do cho
hay). Đó không là chỉ dấu thỏa hiệp cần có mà lợi thế vẫn thuộc về bên bị cáo,
với khái niệm “rừng nào cọp đó” cùng sự xuất hiện lặng lẽ của ông Trưởng ban
Nội chính Trung ương tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng? Án treo hoặc bằng với số
tháng tạm giam dành cho ông Nhất là điều có thể nghĩ tới, dù sơ thẩm hay phúc
thẩm. Nhất định không có trắng án. Tại sao? Người cộng sản không bao giờ cho
phép người dân thấy hình ảnh bất lực của họ - một biểu hiện nguy hiểm cho sự
suy vi chế độ, dù không thể ngăn cản hình ảnh đó ngày càng rõ dần, điểm xuất
phát lại từ nền kinh tế đang “ngáp” những hơi thở cuối. Cũng có thể đó là một
sự trớ trêu và đầy tính bất ngờ? Điều nhiều người vui mừng cho ông Nhất, đã
không có sự tra tấn hay ép cung xảy ra? Một chỉ dấu tốt đẹp khi có điểm tựa
vững chắc.
Đa số người cộng sản xuất thân từ thành phần “vô
sản” kể từ ngày thành lập. Cùng với bản chất “vô sản”, nên phần lớn họ tiếp
nhận “di sản văn hóa” ông cha để lại hoàn toàn méo mó, nghĩa là cái hay, cái
nhân bản họ không học, nhưng lại học nhanh và đầy đủ những thủ đoạn và tính
tiểu nhân, “dụng công vi tư” từ tiền nhân mà Nguyễn Trãi, Bùi Thị Xuân, Lê Văn
Duyệt, Nguyễn Hộ v.v... gánh chịu dưới những trò trả thù tàn độc và thâm hiểm.
Đó là điều rất đáng buồn cho người Việt hôm nay.
Bỗng nhiên tôi nghĩ: phải chăng vì phần lớn người
cộng sản “đời mới” cùng với ông cha trước đây của họ sẵn sàng bỏ rơi và đoạn
tuyệt với gia đình thân thuộc, do đó ngày nay họ cũng muốn “dĩ độc trị độc” để
đảm bảo...”công bằng” cho bất kỳ ai đang đòi tự do dân chủ? Hình như những ánh
mắt rực lửa cùng cái nghiến răng, bặm môi của họ thấp thoáng ẩn hiện?
Kết
Lý giải thế nào đây về hiện tượng Đặng Chí Hùng -
một người sinh ra trong một gia đình cộng sản và lớn lên trong “cái nôi XHCN”,
nơi những dòng sữa mẹ đầu đời bị nhiễm độc rất nặng thói dối trá, ích kỷ, lại
làm nhiều người tưởng như anh được nuôi dạy trong môi trường hoàn toàn tự do,
dân chủ và nhân ái? Lý giải thế nào đây về hiện tượng “gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn”? Có thể nói điều giản dị và mộc mạc mang tên số phận: Cha mẹ sinh
con trời sinh tính? Tôi tin điều đó.
Đặng Chí Hùng đang ở trong nhà tù Thái Lan, nhưng
tôi tin anh sẽ sớm đọc trực tiếp bài viết này như một lời tri ân và mến mộ của
tôi dành cho tuổi trẻ.
__________________________________
Chú
thích:
---------------------------------------------------------
HỒ SƠ ĐẶNG CHÍ HÙNG BỊ BẮT Ở BANGKOK
Thanh
Trúc, phóng viên RFA 2013-12-20
Thomas Việt, VRNs Đăng ngày: 19.12.2013
Dom. Lê Khắc Thoại - VRNS Đăng ngày: 17.12.2013
Dom. Lê Khắc Thoại đưa tin - VRNs Đăng ngày: 13.12.2013
Gia Minh, biên tập viên RFA 2013-12-13
Dân
Làm Báo - Monday, 16 December 2013
Dân
Làm Báo - Tháng Mười Hai 16, 2013
No comments:
Post a Comment