Posted by diendanxahoidansu on 26/12/2013
Đôi lời: Cùng lúc với hiện tượng các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn
Đắc Diên tuyên bố bỏ đảng CSVN, thì lại có ông Lê Thăng Long muốn vào đảng.
- Chiều nay, chúng tôi nhận
được email có nội dung “Đơn xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam”, ghi là của ông Lê
Thăng Long, không có chữ ký, do ông gửi tới và đề nghị công bố.
Cũng như 2 văn bản gần đây do
ông Lê Thăng Long gửi, chúng tôi quyết định không đăng nội dung là đơn và cho
rằng, thay vì làm một lá đơn như vậy chỉ để tung lên mạng, ghi là gửi tới nào
là Bộ Chính trị, Tổng bí thư … (mà không gửi bưu điện tới tay họ? Không có chữ
ký), rồi cả “toàn thể” đảng viên, nhân dân VN, quốc tế v.v.., ông hãy thực hiện
những công việc theo đúng thủ tục của đảng, như Điều lệ được đăng dưới đây;
không nên làm phiền, mất thì giờ độc giả thêm nữa bằng những thông điệp quá lớn
lao, quá nhiều mục tiêu to tát – chẳng khác nào bản chất của chính cái đảng mà
ông đang muốn gia nhập.
Trong thủ tục, ông cần có được
2 đảng viên giới thiệu, tốt nhất nên đề nghị 2 trong số các cán bộ công an mà
có lần ông hé lộ là họ từng mời ông “làm việc” sau khi ra tù rồi tham gia sáng
lập Phong trào Con đường VN. Vì có lẽ họ hiểu ông hơn cả. Sau những bước đi
này, ông có thể bạch hóa mọi tình tiết trong đó, có lẽ sẽ góp phần cung cấp
nhiều thông tin cần thiết cho độc giả.
- Việc TS Phạm Chí Dũng vừa
“bị” khai trừ, sau khi ông tuyên bố bỏ đảng và làm đơn xin ra, đề nghị hướng
dẫn thủ tục, mới là điều rất đáng quan tâm và bàn bạc trong công luận, không để
màn “lội ngược dòng” của ông Lê Thăng Long gây sao lãng và tác dụng ngược.
Trong một bình luận trước đây,
khi ông Phạm
Chí Dũng công bố Tâm thư bỏ đảng (*), chúng tôi đã bàn tới điều
gọi là “Túm gáy đảng mà tấn“, có nghĩa cần đòi hỏi họ phải nghiêm túc
thực hiện những quy định của đảng, một cách “dân chủ”. Thế nhưng, xem ra người
ta đã tùy tiện bỏ qua nguyên tắc, để mau mắn sao cho có được một quyết định
“khai trừ”, hòng vô hiệu hóa, giảm nhẹ ảnh hưởng của tuyên bố bỏ đảng của ông.
Có nên dừng ở đó hay tiếp tục
“khiếu kiện” trong đảng, nhân lên hiệu ứng tuyên truyền, “truy kích” đảng để
lật tẩy thêm bản chất ngày càng tồi tệ của nó trước bàn dân thiên hạ?
Đó cũng sẽ là câu hỏi, thêm
kinh nghiệm cho những ai đang suy tính muốn tuyên bố công khai bỏ đảng, bởi vì,
nếu có ý định dùng hành động của mình để góp phần tố cáo thêm nữa ra công luận
về bản chất thực của ĐCSVN, thì không thể không chuẩn bị một cách bài bản,
nghiên cứu các thứ “luật” trong đảng, mà chúng tôi xin tạm đăng 2 văn bản dưới
đây
.
BT
—
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi ra Đảng vì Đảng
đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân
Nhà báo Trần Quang Thành
Ngày 25/12/2013, Tiến sĩ Phạm
Chí Dũng đã được Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng đthông báo
quyết định khai trừ Đảng đối với anh, một loại “án bỏ túi” được mặc định bởi
Đảng ủy khối Dân Chính Đảng – cơ quan được Đảng bộ và Thành ủy Thành phố Sài
Gòn chỉ đạo
TS Phạm Chí Dũng cho biết, do
tự xét thấy mình không hề vi phạm Điều lệ Đảng và các văn bản liên quan nên anh
đã không tiếp nhận quyết định khai trừ Đảng trong cuộc họp thi hành
kỷ luật đảng viên.
Từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí
Dũng đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Trần Quang Thành
Nội dung như sau :
-----------------------------
Cập nhật: 08:17 GMT -
thứ năm, 26 tháng 12, 2013
Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân chính Đảng TP HCM
vừa tuyên bố khai trừ Đảng đối với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng hôm 25/12.
Tuyên bố này được đưa ra khoảng
ba tuần sau khi ông nộp đơn xin ra khỏi Đảng hồi 5/12.
Tuy nhiên, ông Dũng nói ông
không nhận quyết định khai trừ Đảng này và nói Đảng Cộng sản Việt
Nam 'đang tan rã từ bên trong'.
Trả lời BBC hôm thứ Năm ngày
26/12, ông Phạm Chí Dũng nói "Chiều
25/12, họ mời tôi đến để thi hành kỷ luật đảng viên bằng cách đọc quyết định
khai trừ Đảng."
"Nhưng sau đó tôi cho rằng tôi không vi phạm
gì trong điều lệ Đảng cũng như các văn bản liên quan và đã đề nghị với họ là
cho phép tôi không nhận quyết định".
"Họ nói tôi là truyền bá những quan điểm
trái với đường lối của Đảng và tôi xét thấy mình không vi phạm, không truyền bá
những quan điểm đó."
Ông cũng cho biết trước đó, vào
ngày 18/11, Đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cũng đã tiến hành một
cuộc họp để xem xét những vi phạm Điều lệ Đảng của ông.
"Họ tổ chức kiểm điểm tôi theo hai vấn đề:
Một là nói và viết trái với đường lối và quan điểm của Đảng và hai là phát tán
những tài liệu trên Internet trái với đường lối và quan điểm của Đảng".
Ngăn chặn 'thoái Đảng?
'Đảng đang tan rã từ bên trong'
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng nói
việc ông bị khai trừ khỏi Đảng là một biện pháp nhằm ngăn chặn làn sóng bỏ
Đảng, thoái Đảng.
Ông Dũng cũng cho biết rằng
việc khai trừ Đảng đối với ông "diễn ra rất nhanh".
"Tôi nhớ trước đây, đối với trường hợp anh
Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập của tờ Sài Gòn Giải phóng, tờ báo Đảng
của TP HCM, đã phải mất hai năm để xin ra khỏi Đảng."
"Nhưng sau đó người ta cho anh ra khỏi Đảng
với lý do là mất niềm tin vào Đảng, nhưng không khai trừ."
"Đối với nhà văn Phạm Đình Trọng, một trong
những người ký kiến nghị 72, thì vào năm 2009, ông cũng đã nêu ra một số quan
điểm bất đồng với Đảng."
"Sau quá trình vận động ông rút đơn không
thành công, người ta đã tìm cách khai trừ ông ra khỏi Đảng, nhưng thời gian từ
lúc ông nộp đơn ra khỏi Đảng cho tới lúc bị khai trừ cũng đến 5 tháng."
Trong khi đó, trường hợp của
ông lại "quá nhanh, chưa có tiền lệ, chỉ mất trong vòng 19 ngày."
Ông cho rằng hành động này của
nhà cầm quyền là để "ngăn chặn làn sóng bỏ Đảng, thoái Đảng" như hiện
nay.
"Theo
một báo cáo năm 2012 của một cơ quan Đảng thì có tới 36-40% các đảng viên không
sinh hoạt đảng."
'Tan rã từ bên trong'
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc TP HCM, cũng vừa ra khỏi Đảng
"Đó là một thực trạng mà Đảng đang phải đối
phó: Bị mất lòng tin và có dấu hiệu tan rã từ bên trong." ông nói.
Nhà báo tự do này cho biết
trước khi tuyên bố quyết định khai trừ, chính quyền cũng vận động ông rút đơn
xin ra khỏi Đảng.
"Người ta cố gắng đề nghị tôi là không nên
ra khỏi Đảng vì trong Đảng thì có điều kiện để đấu tranh với những vấn đề tiêu
cực như tham nhũng mà tôi thường nêu ra".
"Nhưng tôi trả lời họ là chúng tôi đã chờ
đợi những điều kiện để đấu tranh trong Đảng suốt bao nhiêu năm. Thế nhưng những
cơ hội này cứ nhỏ dần và cho đến lúc biến mất và không xuất hiện thêm cơ hội
nào nữa".
"Tôi thà làm một công dân tự do để có thể có
trách nhiệm với xã hội hơn là làm một đảng viên mà không có ý kiến gì cả".
Hồi 5/12, ông Dũng đã có bức
tâm thư thư từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam với lý do "Tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện
vai trò 'lãnh đạo toàn diện' trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho
tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí
lẫn tình cảm".
Ông Phạm Chí Dũng, Tiến sỹ
Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ông
là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.
Sau ông Dũng và đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng, bác
sỹ Nguyễn Đắc Diên - một nhà hoạt động xã hội khác ở TP HCM, cũng
đã quyết định từ bỏ Đảng CSVN.
————
29/02/2012 08:01 (GMT + 7)
TT – Ban Chấp hành trung ương
đã ban hành quy định số 47-QÐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy
định này thay quy định 115 do Bộ Chính trị ban hành năm 2007.
1. Nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ
Ðảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Ðảng; làm những
việc mà pháp luật không cho phép.
2. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài
liệu bí mật của Ðảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng
trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát
thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với
đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy
kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải
chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công
trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng
xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
4. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây
mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ảnh, góp ý
kiến đối với Ðảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối
với người khác. Ðe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng
người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích
động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn
khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
6. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình,
tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
7. Ðảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ diện cấp ủy, ban
thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ
chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định
phải do tổ chức Ðảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức Ðảng có thẩm quyền cho
phép.
8. Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm
quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu trách nhiệm để cơ quan,
đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết,
tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.
Có hành vi để bố, mẹ, vợ
(chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện dự án, kinh doanh các ngành nghề
thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
Biết mà không báo cáo, phản
ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người
chống tham nhũng.
9. Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn,
tài chính của Ðảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm
định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ,
cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động
tố tụng.
10. Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người
khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.
Lợi dụng chức vụ được giao để
chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy
định.
Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc
tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy
định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em
ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi.
12. Ðưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi
dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy
định. Ðưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.
13. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung
thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài
trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền.
14. Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách
nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ
chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia.
15. Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình,
mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt
quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định.
Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn
tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý,
sử dụng trái quy định.
16. Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em
ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước
bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi
chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định
của pháp luật; sử dụng các chất ma túy; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ
nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có
hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với
người nước ngoài trái quy định.
18. Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng,
thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc
tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa
được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
19. Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm
ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa,
lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
———–
10:6′ 19/1/2011
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
LẦN THỨ XI
LẦN THỨ XI
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm
2011
ĐIỀU LỆ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011)
ĐẢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
XÂY DỰNG ĐẢNG
Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng
chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng
Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá
bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
Mục đích của Đảng là xây dựng
nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không
còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là
chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại,
nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề
ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng
của nhân dân.
Đảng là một tổ chức chặt chẽ,
thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ
luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình,
đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với
nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng
cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân
tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là
một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội.
Đảng kết hợp chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, góp phần
tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của
nhân dân thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam được xây
dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, sức chiến
đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Chương I ĐẢNG VIÊN
Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của
Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên
trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật
thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống
nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười
tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều
lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở
đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có
thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Điều 2.
Đảng viên có nhiệm vụ:
1. Tuyệt đối trung thành với
mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của
Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn
luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ
hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không
được làm.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia
công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận
động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ
đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết
thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với
Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng
quy định.
Điều 3.
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận
các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ
quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt
động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo,
kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức
đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền
trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Điều 4.
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể
cả kết nạp lại):
1. Người vào Đảng phải:
- Có đơn tự nguyện xin vào
Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch
với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức
giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn
viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi
không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là
đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính
thức giới thiệu.
2. Người giới thiệu phải:
- Là đảng viên chính thức và
cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
- Báo cáo với chi bộ về lý
lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới
thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
3. Trách nhiệm của chi bộ và
cấp uỷ:
- Trước khi chi bộ xét và đề
nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến
nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của
người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Chi bộ xét và đề nghị kết nạp
từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi
bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp
trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
- Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được
ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp
trên trực tiếp.
- Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên
trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết
định kết nạp từng người một.
4. Nơi chưa có đảng viên hoặc
có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp
cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào
Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.
Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng
phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết
nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng
viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi
bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét
kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền
quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề
nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận
chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết
nạp.
Điều 6.
Việc phát và quản lý thẻ đảng
viên, quản lý hồ sơ đảng viên và thủ tục chuyển sinh hoạt đảng do Ban Chấp hành
Trung ương quy định.
Điều 7.
Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.
Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.
Điều 8.
1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi
bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;
đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ
giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá
tên trong danh sách đảng viên.
2. Các trường hợp trên nếu đảng
viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét.
3. Đảng viên xin ra khỏi Đảng
do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Chương II NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG
Điều 9.
Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức
theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của
Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội
đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng
là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi
tắt là cấp uỷ).
3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp
trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ
chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
4. Tổ chức đảng và đảng viên
phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục
tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng
Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
5. Nghị quyết của các cơ quan
lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên
trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu
ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và
báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp
hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết
của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt
đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
6. Tổ chức đảng quyết định các
vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp
trên.
Điều 10.
1. Hệ thống tổ chức của Đảng
được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
2. Tổ chức cơ sở đảng được lập
tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh
đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong
Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại
Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định
của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp
quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.
Điều 11.
1. Cấp uỷ triệu tập đại hội khi
hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.
2. Cấp uỷ triệu tập đại hội
quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào
số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng
đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Đại biểu dự đại hội gồm các
uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới
bầu.
4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực
hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại
hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
5. Đại biểu dự đại hội phải
được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp uỷ triệu tập đại hội
không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại
biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố,
truy tố, tạm giam.
6. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít
nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít
nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
7. Đại hội bầu đoàn chủ tịch
(chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.
Điều 12.
1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu
chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành
nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp
luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín
nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp
hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên
cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung
ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua
mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch)
hướng dẫn bầu cử:
- Đại biểu có quyền nhận xét,
chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội
thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số
phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng
số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu
quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn;
nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số
lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao
hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau,
có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số
lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.
Điều 13.
1. Cấp uỷ khoá mới nhận sự bàn
giao từ cấp uỷ khoá trước, điều hành công việc ngay sau khi được bầu và được
công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
2. Việc bổ sung cấp uỷ viên
thiếu do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ
viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết
định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số
cấp uỷ viên cấp dưới.
3. Khi thật cần thiết, cấp uỷ
cấp trên có quyền điều động một số cấp uỷ viên cấp dưới, nhưng không quá một
phần ba tổng số cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.
4. Cấp uỷ viên xin rút khỏi cấp
uỷ, do cấp uỷ xem xét đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; đối với
Uỷ viên Trung ương, do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Cấp uỷ viên đương
nhiệm ở đảng bộ từ cấp tỉnh trở xuống, khi có quyết định nghỉ công tác để nghỉ
hưu hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác ngoài đảng bộ thì thôi tham gia các
cấp uỷ đương nhiệm ở đảng bộ đó.
Đối với Uỷ viên Trung ương khi
có quyết định thôi giữ chức vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể để
nghỉ hưu thì thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương đương nhiệm.
5. Từ tổ chức cơ sở đảng đến
đảng bộ trực thuộc Trung ương nếu được thành lập mới, chia tách, hợp nhất, sáp
nhập trong nhiệm kỳ, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ chính thức;
chỉ đạo xây dựng hoặc bổ sung nhiệm vụ cho phù hợp; nhiệm kỳ đầu tiên của các
cấp uỷ này không nhất thiết là 5 năm để nhiệm kỳ đại hội phù hợp với nhiệm kỳ
đại hội của tổ chức đảng cấp trên.
6. Đối với tổ chức đảng không
thể mở đại hội được, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định cấp uỷ của tổ chức đảng
đó.
Điều 14.
1. Cấp uỷ mỗi cấp lập các cơ
quan tham mưu, giúp việc theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
2. Khi cần, cấp uỷ lập tiểu
ban, hội đồng, tổ công tác và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chương III CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
Điều 15.
1. Đại hội đại biểu toàn quốc
do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu
tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
2. Đại hội đánh giá kết quả
thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của
Đảng nhiệm kỳ tới; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi
cần; bầu Ban Chấp hành Trung ương. Số lượng Uỷ viên Trung ương chính thức và Uỷ
viên Trung ương dự khuyết do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương xem
xét việc chuyển Uỷ viên Trung ương dự khuyết có đủ điều kiện để thay thế Uỷ
viên Trung ương chính thức khi khuyết.
3. Khi Ban Chấp hành Trung ương
xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp
hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự
Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại
hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.
Điều 16.
1. Ban Chấp hành Trung ương tổ
chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của
Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công
tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường (nếu có).
2. Ban Chấp hành Trung ương căn
cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.
3. Ban Chấp hành Trung ương họp
thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu
Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí
thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và
một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban
Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm
tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị,
Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung
ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức
vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương,
chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ
họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công
việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần
chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động
giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức,
cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương;
chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và
quyết định.
Chương IV CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG Ở CÁC CẤP ĐỊA PHƯƠNG
Điều 18.
1. Đại hội đại biểu đảng bộ
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh do cấp uỷ cùng cấp triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể
triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
2. Đại hội thảo luận văn kiện
của cấp uỷ cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua;
quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội cấp
trên.
3. Khi cấp uỷ xét thấy cần hoặc
khi có trên một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu và được cấp uỷ cấp trên trực
tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu bất thường.
Đại biểu dự đại hội đại biểu
bất thường là các cấp uỷ viên đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng
bộ đầu nhiệm kỳ, đang sinh hoạt tại đảng bộ, đủ tư cách.
Điều 19.
1. Cấp uỷ tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh uỷ, thành uỷ), cấp uỷ huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ) lãnh
đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên.
2. Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ,
huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ do ban thường vụ triệu tập thường lệ ba tháng một
lần; họp bất thường khi cần.
Điều 20.
1. Hội nghị tỉnh uỷ, thành uỷ,
huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số
uỷ viên thường vụ; bầu uỷ ban kiểm tra; bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số
uỷ viên uỷ ban kiểm tra.
2. Số lượng uỷ viên ban thường
vụ và uỷ viên uỷ ban kiểm tra do cấp uỷ quyết định theo hướng dẫn của Ban Chấp
hành Trung ương.
3. Ban thường vụ lãnh đạo và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết,
chỉ thị của cấp uỷ cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương,
tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp
uỷ.
4. Thường trực cấp uỷ gồm bí
thư, các phó bí thư, chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ,
của ban thường vụ và cấp uỷ cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng
bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của ban thường vụ.
Chương V TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Điều 21.
1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ
cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
2. Ở xã, phường, thị trấn có từ
ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp
huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội,
công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức
đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên
trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên
nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực
tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.
3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba
mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.
4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba
mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.
5. Những trường hợp sau đây,
cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được
thực hiện:
- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn
vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.
- Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ
cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
- Lập đảng bộ bộ phận trực
thuộc đảng uỷ cơ sở.
Điều 22.
1. Đại hội đại biểu hoặc đại
hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập năm năm một lần;
có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.
2. Đại hội thảo luận văn kiện
của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết
định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp
trên.
3. Khi cấp uỷ xét thấy cần hoặc
khi có trên một nửa số tổ chức đảng trực thuộc yêu cầu và được cấp uỷ cấp trên
trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên bất
thường.
Đại biểu dự đại hội đại biểu
bất thường là các cấp uỷ viên đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng
bộ đầu nhiệm kỳ, đang sinh hoạt tại đảng bộ, đủ tư cách. Dự đại hội đảng viên
bất thường là những đảng viên của đảng bộ đó.
4. Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp
thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.
5. Đảng uỷ cơ sở có từ chín uỷ
viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số uỷ viên thường
vụ; dưới chín uỷ viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư.
6. Đảng bộ cơ sở họp thường lệ
mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng
một lần; họp bất thường khi cần.
Điều 23.
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
1. Chấp hành đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của
đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên
tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê
bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng;
thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm
chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác;
làm công tác phát triển đảng viên.
3. Lãnh đạo xây dựng chính
quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các
đoàn thể chính trị – xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
4. Liên hệ mật thiết với nhân
dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân
dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
5. Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được
chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành
Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ
cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Điều 24.
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng
viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm
tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp
thường lệ mỗi tháng một lần.
3. Đại hội chi bộ do chi uỷ
triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập.
Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không
quá sáu tháng.
4. Chi bộ có dưới chín đảng
viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín
đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong
số chi uỷ viên.
Chương VI TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAMVÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 25.
1. Đảng lãnh đạo Quân đội nhân
dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự
lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà
trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn
đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh
về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc,
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối
với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến
pháp và pháp luật.
2. Tổ chức đảng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam hoạt động theo Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
3. Các ban của cấp uỷ đảng theo
chức năng giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng và
công tác quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt
Nam.
Điều 26.
1. Quân uỷ Trung ương do Bộ
Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong
Quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội,
đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính
trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.
2. Quân uỷ Trung ương nghiên
cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối,
nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.
3. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm
công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo
của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có
cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính
trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính
trị cấp trên.
Điều 27.
1. Cấp uỷ đảng trong bộ đội chủ
lực và bộ đội biên phòng ở cấp nào do đại hội cấp đó bầu, lãnh đạo các đơn vị
thuộc cấp mình về mọi mặt; trường hợp đặc biệt do cấp uỷ cấp trên chỉ định.
2. Đảng uỷ quân khu gồm các
đồng chí công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội cùng cấp bầu và các đồng
chí bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn quân khu được chỉ định tham gia; lãnh
đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phối hợp với cấp uỷ địa phương thực
hiện đường lối, chính sách của Đảng trong quân khu.
3. Tổ chức đảng quân sự địa
phương ở cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương cấp đó về mọi mặt,
đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ quân sự cấp trên về nhiệm vụ quốc
phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương. Cơ quan chính trị cấp trên phối
hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác
quần chúng trong lực lượng vũ trang địa phương.
4. Đảng uỷ quân sự tỉnh, thành,
huyện, quận, thị xã gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân sự địa phương
do đại hội cùng cấp bầu, đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương và một số đồng chí
ngoài đảng bộ quân sự địa phương được cấp uỷ địa phương chỉ định tham gia. Đồng
chí bí thư cấp uỷ địa phương trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự cùng cấp.
Điều 28.
1. Đảng uỷ Công an Trung ương
do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác
trong Công an nhân dân và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác
ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung
ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư. Đảng uỷ Công an Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban
Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, chính sách, bảo đảm
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo mọi mặt công tác trong công
an.
2. Cấp uỷ công an cấp nào do
đại hội cấp đó bầu, trường hợp thật cần thiết do cấp uỷ cấp trên chỉ định. Cấp
uỷ lãnh đạo các đơn vị thuộc cấp mình về mọi mặt.
3. Tổng cục Xây dựng lực lượng
Công an nhân dân đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần
chúng trong các đơn vị thuộc đảng bộ công an, hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng uỷ Công an Trung ương; phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác
đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng công an địa
phương.
4. Cơ quan xây dựng lực lượng
công an mỗi cấp đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị, công tác quần
chúng trong đảng bộ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự
chỉ đạo của cơ quan xây dựng lực lượng cấp trên.
Điều 29.
1. Tổ chức đảng công an nhân
dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp uỷ cấp
đó, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ công an cấp trên về giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo xây dựng lực lượng công an
nhân dân ở địa phương và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
2. Đảng uỷ công an tỉnh, thành,
huyện, quận, thị xã do đại hội đảng bộ cùng cấp bầu.
Chương VII CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CỦA ĐẢNGVÀ UỶ BAN KIỂM TRA CÁC CẤP
Điều 30.
1. Kiểm tra, giám sát là những
chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra,
giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng.
2. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo
công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Điều 31.
1. Uỷ ban kiểm tra các cấp do
cấp uỷ cùng cấp bầu, gồm một số đồng chí trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài
cấp uỷ.
2. Các thành viên uỷ ban kiểm
tra và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp uỷ cấp
trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra sang công tác
khác phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý.
3. Uỷ ban kiểm tra làm việc
theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp và sự chỉ đạo, kiểm
tra của uỷ ban kiểm tra cấp trên.
Điều 32.
Uỷ ban kiểm tra các cấp có
nhiệm vụ:
1. Kiểm tra đảng viên, kể cả
cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn
cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp
dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
3. Giám sát cấp uỷ viên cùng
cấp, cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực
hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo
đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
4. Xem xét, kết luận những
trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.
5. Giải quyết tố cáo đối với tổ
chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
6. Kiểm tra tài chính của cấp
uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.
Điều 33.
Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu
cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn
đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
Chương VIII KHEN THƯỞNG VÀ KỶ
LUẬT
Điều 34.
Tổ chức đảng và đảng viên có
thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Điều 35.
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi
phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật:
- Đối với tổ chức đảng:
khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với đảng viên chính
thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với đảng viên dự
bị: khiển trách, cảnh cáo.
Điều 36.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật
đảng viên vi phạm:
1. Chi bộ quyết định khiển
trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên
thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp
trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển
trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền
quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng
không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp
trên quản lý.
2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện,
quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định
khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên
quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt
đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ
viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.
Ban thường vụ cấp uỷ quyết định
các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên
các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên,
cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được
giao.
3. Ban Chấp hành Trung ương
quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung
ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết
định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt
đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện,
quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng
không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên
là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.
5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra
cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới
quyết định.
6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ
bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều
chức vụ.
Điều 37.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:
Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:
1. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp
quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới.
2. Kỷ luật giải tán một tổ chức
đảng do cấp uỷ cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp uỷ cấp trên cách một cấp quyết
định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp và Uỷ ban Kiểm
tra Trung ương.
3. Chỉ giải tán một tổ chức
đảng khi tổ chức đó phạm một trong các trường hợp : có hành động chống đường
lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.
Điều 38.
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi
phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp
có thẩm quyền quyết định.
2. Trường hợp tổ chức đảng cấp
dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi
phạm thì cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật
theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó.
3. Kỷ luật giải tán một tổ chức
đảng và khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ
chức đảng cấp dưới đề nghị và do tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định.
Điều 39.
1. Đảng viên vi phạm phải kiểm
điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm
giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp uỷ
và uỷ ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
2. Tổ chức đảng vi phạm phải
kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên quyết định.
3. Trước khi quyết định kỷ
luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện
tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.
4. Quyết định của cấp dưới về
kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp uỷ, uỷ ban kiểm
tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo
của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là
thành viên.
5. Quyết định của cấp trên về
kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi
có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do
cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
6. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng
viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.
7. Tổ chức đảng, đảng viên
không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận
quyết định, có quyền khiếu nại với cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên cho đến
Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy
định của Ban Chấp hành Trung ương.
8. Khi nhận khiếu nại kỷ luật,
cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại
biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương
đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải
xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết.
9. Trong khi chờ giải quyết
khiếu nại tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh
quyết định kỷ luật.
Điều 40.
1. Đảng viên bị hình phạt từ
cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Đảng.
2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải
tán, cấp uỷ cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt
đảng cho số đảng viên còn lại.
3. Đảng viên bị kỷ luật cách
chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ,
không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.
4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng
của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động
của tổ chức đảng phải được cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định
theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Chương IX ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÀ
NƯỚC, MẶT TRẬN TỔ QUỐCVÀ ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
Điều 41.
1. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến
lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện.
2. Đảng thống nhất lãnh đạo
công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của
các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác
cán bộ.
3. Đảng giới thiệu cán bộ đủ
tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
đoàn thể chính trị – xã hội.
4. Tổ chức đảng và đảng viên
công tác trong cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã
hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Đảng; tổ chức đảng lãnh
đạo việc cụ thể hoá thành các văn bản luật pháp của Nhà nước, chủ trương của
đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
Điều 42.
1. Trong cơ quan lãnh đạo của
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội cấp Trung ương và cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do bầu cử lập ra, cấp uỷ cùng cấp lập
đảng đoàn gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi không lập đảng
đoàn thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện chức năng lãnh đạo theo
quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
2. Đảng đoàn do cấp uỷ cùng cấp
chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Đảng đoàn làm việc theo chế độ tập
thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.
3. Đảng đoàn lãnh đạo, thuyết
phục các thành viên trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng;
liên hệ mật thiết với nhân dân; đề xuất với cấp uỷ về phương hướng, nhiệm vụ,
tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền; lãnh đạo công tác kiểm tra việc
chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.
4. Khi cần, đảng đoàn triệu tập
các đảng viên trong tổ chức để thảo luận chủ trương của cấp uỷ và bàn biện pháp
thực hiện.
Điều 43.
1. Trong cơ quan hành pháp, tư
pháp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cấp uỷ cùng
cấp lập ban cán sự đảng gồm một số đảng viên công tác trong tổ chức đó. Nơi
không lập ban cán sự đảng thì tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan đó thực hiện
chức năng lãnh đạo theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
2. Ban cán sự đảng do cấp uỷ
cùng cấp chỉ định; có bí thư, nếu cần, có phó bí thư. Ban cán sự đảng làm việc
theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ.
3. Ban cán sự đảng lãnh đạo
quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; đề xuất với cấp
uỷ về phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ và quyết định theo thẩm quyền;
lãnh đạo công tác kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng.
Chương X ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐOÀN
THANH NIÊNCỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Điều 44.
1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho
Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là
lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa;
đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh.
2. Cấp uỷ đảng lãnh đạo trực
tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán
bộ.
Điều 45.
Đảng viên còn trong độ tuổi
đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức đoàn.
Chương XI TÀI CHÍNH CỦA ĐẢNG
Điều 46.
1. Tài chính của Đảng gồm đảng
phí do đảng viên đóng, từ ngân sách nhà nước và các khoản thu khác.
2. Ban Chấp hành Trung ương quy
định thống nhất nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, mức đóng
đảng phí của đảng viên.
3. Hằng năm, cấp uỷ nghe báo
cáo và quyết định nhiệm vụ tài chính của cấp mình.
Chương XII CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ
ĐẢNG
Điều 47.
Tổ chức đảng và đảng viên phải
chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng.
Điều 48.
Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc
mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng.
—-
* Liên quan:
No comments:
Post a Comment