Quốc
Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2013-12-10
2013-12-10
Tại Campuchia, Cộng đồng người dân bị cưỡng chế đất
đai, tổ chức phi chính phủ và đảng phái chính trị đã tổ chức biểu tình lớn nhân
Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12. Cuộc biểu tình này diễn ra sau 10 ngày tuần hành
ở khắp tỉnh thành với thông điệp ‘có Công bằng, có Hòa bình’.
Biểu
tình đòi tôn trọng quyền của công dân
Khoảng 20.000 người Campuchia được chia
thành hai nhóm khác nhau tổ chức biểu tình và tuần hành ôn hòa trên đường phố
Phnom Penh cùng chung một mục đích đòi chính phủ tôn trọng đầy đủ quyền của
công dân, khi gần 20.000 người khác ủng hộ phe đối lập tổ chức biểu tình ở tỉnh
Siem Reap.
Nhóm thứ nhất tổ chức biểu tình tố cáo chính quyền
đã sử dụng các biện pháp ngày càng mạnh tay hơn để đe dọa các nhà hoạt động
nhân quyền, các thành viên công đoàn, nhà báo, nhà hoạt động bảo vệ đất đai,
môi trường, đòi công bằng xã hội.
Đoàn biểu tình này do các tổ chức dân sự điều khiển
đã tập trung tại khu vực Wat Phnom (gọi chùa Núi) thuộc thủ đô Phnom Penh.
Ông
Sok Sam Oeun, Đại diện cho các tổ chức Dân sự Campuchia, Chủ tịch
Ủy ban vì hành động Nhân quyền Campuchia, kiêm Giám đốc Hội người Bảo vệ quyền
Campuchia cho biết phần lớn xung đột xuất phát từ tranh chấp đất đai, cưỡng chế
nhà cửa, chặt cây phá rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt
của người dân.
Ông nói: “Các vụ tranh chấp đất đai cần phải được
giải quyết công bằng. Do đó, chúng tôi cần một hệ thống tư pháp độc lập. Chính
phủ phải cải tổ chính sách cấp đất tô nhượng kinh tế nhằm tránh các hoạt động
khai thác gỗ và tìm kiếm mỏ vàng trái phép. Ngoài ra, chính quyền cũng phải
chấm dứt các bạo lực, nổ súng giết dân khi khiếu nại ôn hòa.”
Người dân Campuchia tham gia biểu tình ngày Quốc tế
Nhân quyền 1/12/2013. (Photos: Quốc Việt/RFA)
Biểu
tình đòi hỏi một chính phủ mới
Nhóm thứ hai là đảng viên của đảng Cứu quốc
Campuchia, do lãnh tựu Sam Rainsy và Kem Sokha dẫn dắt đã tập trung tại Công
viên Dân chủ. Đoàn biểu tình bên phe đối lập cho rằng trong nhiều năm qua sự
đàn áp ngày càng tội tệ hơn. Chính phủ dùng tòa án và lực lượng an ninh để giới
hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm. Đồng thời, họ kêu gọi Thủ tướng Hun Sen từ
chức.
Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy (áo trắng bên trái) dẫn đầu người dân
biểu tình diễu hành tại thủ đô Phnom Penh sáng ngày 10/12/2013. Photos: Quốc Việt/RFA
Ông
Sam Rainsy, Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia phát biểu hiện nay người dân chưa có chưa thoát khỏi nghèo khó, chưa có quyền
về sức khỏe, quyền tự quyết và đang bị phân biết đối xử. Để người dân có tự do
và bình đẳng về phẩm giá và các quyền, để được đối xử với nhau trong tình bác
ái thì người dân cần một chính phủ mới vì lợi ích chung của đất nước.
‘
Ông Sam Rainsy nói: “Thật đáng tiếc, Campuchia có
một lãnh đạo tồi tệ và vi phạm quyền công dân. Chúng tôi yêu cầu có một Ủy ban
độc lập điều tra các sai phạm trong bầu cử vừa qua.
Nếu chính phủ không đồng ý kiểm tra lại lá phiếu,
chúng tôi yêu cầu bẩu cử lại. Đây là nguyện vọng của dân. Vì đây là quyền cơ
bản trong việc bầu chọn lãnh đạo theo ý chí của dân.”
Trước đó, Bộ Nội vụ Campuchia đã cho phép đảng
đối lập và các tổ chức dân sự biểu tình tại Quảng trường Tự do và khu vực Wat
Phnom Penh, hoạt động biểu tình không được phép ra khỏi phạm vi vừa nói,
song khống chế số người tham gia biểu tình không vượt quá 10.000 người và
không quá 10 người đem kiến thư đến trụ sợ Quốc hội.
Tuy
nhiên, Chủ tịch đối lập Sam Rainsy và Phó Chủ
tịch Kem Sokha tổ chức diễu hành khắp thủ đô. Còn các tổ chức dân sự thì
kéo nhau đến tập trung trước trụ sở Quốc hội để kiến nghị thư nhưng phía Quốc
hội từ chối nhận thư kiến nghị.
Cảnh sát trưởng Phnom Penh, Trung tướng Chuon
Sovann nói với RFA rằng cảnh sát không được can thiệp mặc dù người biểu
tình cố gắng tìm cách diễu hành qua thủ đô Phnom Penh mà không được phép. Theo
Trung tướng, đây là hành động không tôn trọng luật pháp của phe đối lập và các
tổ chức ngoài chính phủ. Cảnh sát đã ghi nhận đoàn biểu tình không tôn trọng
tinh thần thỏa thuận, đồng thời làm ảnh hưởng đến quyền lợi người khác.
Ông Chuon Sovann cho biết: “Cảnh sát không đàn áp
và bắt bớ người dân do ngày Tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Chúng tôi
đã cố gắng làm trật tự an ninh để tránh xảy ra bạo lực và gây ùn tắc
giao thông trong thủ đô.”
Chủ tịch Công đoàn Dân chủ Công nhân ngành Dệt may
Campuchia là ông Ath Thorn cho biết thời gian qua, công nhân biểu tình
đòi tăng lương và các thành viên hoạt động chính trị đối lập đã phải chịu đựng
nạn bạo lực, bắt bớ phi pháp, hăm dọa, đặc biệt cảnh sát nổ súng giết chết
nhiều người dân lương thượng mà không được điều tra làm rõ trách nhiệm cụ thể.
Ông yêu cầu chính phủ tăng lương cho công nhân, tiến
hành điều tra những tay súng bắn chết công nhân ở Phnom Penh và truy bắt nguyên
Thị trưởng Bavet, Chhouk Bandith đã nổ súng vào công nhân vừa qua.
Ông
Phay Siphan, phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói
chính phủ đã tôn trọng quyền con người. Chính phủ bảo đảm quyền con người,
quyền tự do và dân chủ.
Theo ông, những phát biểu của phe đối lập và các tổ
chức dân sự là quyền tự do biểu đạt. Campuchia chưa có luật giải tán chính phủ,
giải tán Quốc hội để tổ chức bầu cử lại.
Ông Phay Siphan: “Chính phủ không nói là không có
hiện tượng chặt gỗ trái phép, hệ thống tư pháp thiếu minh bạch, cấp đất tô
nhượng làm kinh tế cho các công ty tư nhân…và chính phủ cũng đã và đang mở
những cuộc điều sâu rộng. Xã hội dân chủ nào cũng cần có sự đóng góp từ người
dân. Chính phủ không bênh vực kẻ xấu …”
Tuy nhiên trong năm nay, Cảnh sát Campuchia đã sử
dụng bạo lực, nổ súng giết chết nhiều công nhân khiếu nại đòi cải thiện điều
kiện làm việc và đàn áp mạnh mẽ những người dân tham gia biểu tình cùng đảng
đối lập. Ngoài ra, còn báp bức bắt bớ người khiếu nại đất đai, và các thanh
thiếu niên tuyên truyền về vấn đề nhân quyền…v.v.
Giới quan sát cũng cho biết tình trạng vi phạm nhân
quyền ở Campuchia gia tăng là hậu quả của một hệ thống pháp luật thiên vị những
người giàu có và thế lực trong xã hội. Chính phủ không điều tra các khiếu nại
về các đe dọa cũng như đàn áp người dân. Do đó, tình trạng nhân quyền ở
Campuchia, đặc biệt là quyền tự do phát biểu, hội họp và bình đẳng trước pháp
luật, đã suy thoái rõ rệt.
------------------------------------
Thứ ba 10 Tháng Mười Hai 2013
6.000 người tuần hành trên đường phố Phnom Penh, đối lập
Cam Bốt tham gia đông đảo với các biểu ngữ như « dân chủ muôn năm » hay đòi «
thay đổi » chế độ, đòi thủ tướng Hun Sen từ chức. Chính quyền của ông Hun Sen
bị chỉ trích chà đạp nhân quyền.
Lãnh đạo đảng đối lập Cam Bốt, Sam Rainsy dẫn đầu cuộc xuống đường hôm nay (10/12/2013)
nhân ngày Quốc tế Nhân quyền. Ông Sam Rainsy tuyên bố với báo chí : "tình
hình nhân quyền tại Cam Bốt đang xấu đi, do vậy người dân xứ này phải đấu tranh
để những quyền cơ bản của con người được tôn trọng". Một lần nữa lãnh
đạo đảng đối lập Cam Bốt tố cáo chính quyền của thủ tướng Hun Sen gian lận
trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7/2013. Ông này nói thêm « sẽ đi theo
con đường đã được Nelson Mandela vạch ra » và ông Sam Rainsy tin tưởng là
cũng sẽ giành được thắng lợi như Mandela.
Sam Rainsy được quốc vương Cam
Bốt ân xá để trở về nước trước cuộc tuyển cử hồi mùa hè vừa qua. Đảng Cứu nguy
Dân tộc Cam Bốt không công nhận kết quả bầu cử và dự trù biểu tình vào Chủ nhật
15/12/2013 đòi thủ tướng Hun Sen từ chức sau gần 30 năm liên tục cầm quyền.
Cùng tham gia cuộc xuống đường
hôm nay tại thủ đô Phnom Penh, có nhiều thành phần bị chính quyền trưng thu đất
đai, nhiều công nhân trong ngành dệt may đòi được cải thiện điều kiện lao động và
kể cả một số tu sĩ phật giáo Cam Bốt.
No comments:
Post a Comment