Monday 16 December 2013

NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN (BS Hồ Hải)




Thứ hai, ngày 16 tháng mười hai năm 2013

Đầu năm nay tôi có viết 2 bài về tình hình ngoại giao giữa Hoa Kỳ với Trung Hoa và Bắc Hàn, trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh về ngoại giao bóng rổ. Bài thứ nhất vào tháng 3/2013: Bày binh bố trận, và bài thứ hai vào tháng 4/2013 là bài Liệu có chiến tranh trên bán đảo liên Triều?

Không biết mọi người có còn nhớ tháng 8/2011 ông phó TT Biden sang thăm Trung Hoa bằng Ngoại giao bóng rổ ở Bắc Kinh mà, lúc ấy ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị, và vận động viên Trung Hoa đánh vận động viên của Georgetown University mà không rõ vì sao, nhưng chắc chắn các lãnh đạo cao cấp 2 nước Mỹ Trung hiểu được nguyên nhân tại sao có vụ ẩu đả này, mọi người còn nhớ không?

Sau khi Kim Chính Ân lên ngôi thì vận động viên bóng rổ về vườn Dennis Rodman được Kim Chính Ân mời sang thăm 2 lần, trong đó có một lần dự sinh nhật của Kim Chính Ân không?

Xưa khi cuộc nội chiến Việt Nam đến hồi cuối, trước khi Nixon sang gặp Mao cuối năm 1972, thì các vận động viên Hoa Kỳ và Trung Hoa gặp nhau bằng ngoại giao bóng bàn vào tháng 4/1971. Sau ngoại giao bóng bàn Hoa Kỳ xóa cấm vận Trung Hoa. Sau nữa là Nixon gặp Mao ký kết Thông Cáo Thượng Hải bàn giao Đông Dương cho Trung Hoa cai quản, để Mẽo lấy Trung Hoa tiêu diệt Liên Xô. 18 năm sau, năm 1990, Liên Xô và Đông Âu tan rã. Gấu Nga như mãnh thú trúng tên cho đến nay vẫn chưa hồi phục sức mạnh ngày nào.

Ngoại giao bóng bàn là giao banh qua lại để thắng đối phương, nên cú giao bóng Đông Dương cho Trung Hoa và trả bóng Liên Xô và Đông Âu của Trung Hoa cho Hoa Kỳ là một trận bóng bàn của thế kỷ XX long trời lở đất. Nó cứu vớt hơn nửa tỷ nhân loại thoát ách gông cùm cộng sản ngay tại cái nôi của cộng sản được sinh ra.

5 trong 7 đại trưởng lão của Kim Chính Nhật - bố của Kim Chính ân - những người đã giúp Kim Chính Ân vững vàng trên ngai vàng lại bị Kim Chính Ân hạ bệ, và kể cả tử hình. Trong hình: bên phải từ số 1-8: Kim Jong-un, Jang Song-taek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk (Ảnh: AP)


Lần này ở Bắc Hàn, những biến đổi chính trị về mặt nhân sự mà, có đến 5 trong 7 người trong những vị bô lão chính đi cạnh quan tài ông Kim Chính Nhật - cha của Kim Chính Ân - bị hạ bệ, trong đó có dượng rễ đầy uy quyền của Kim Chính Ân bị xử tử. Hơn thế nữa, tất cả các công ty khai khoáng của Trung Hoa bị Kim Chính Ân đuổi về nước sau chỉ 8 tháng nắm quyền. Nó làm cho ông ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Hoa phải hỏi ý kiến ông Lavarov của Nga về tình hình Bắc Hàn, là điều hiếm thấy xưa nay. Vì Bắc Hàn là phênh giậu, cũng là nơi nhận viện trợ của Trung Hoa kể từ 1953 đến nay từ giọt xăng đến hột gạo. Thế giới muốn biết tình hình Bắc Hàn đều phải hỏi Trung Hoa, nhưng lần này lại khác.

Giả thiết rằng, Kim Chính Nam anh cả Kim Chính Ân đang ở Hongkong - Trung Hoa được Jang Song Thaek và Trung Hoa sắp xếp để lật đổ Kim Chính Ân, để về chấp chính Bắc Hàn, là một giả thiết đáng tin cậy. Đó là lý do để Kim Chính Ân giết dượng rễ của mình. Vì sau khi Jang Song Thaek bị tử hình, thì con trai của Kim Chính Nam đang học ở Đại học Paris phải bỏ trốn. Có phải vì thế mà, Kim Chính Ân mới đoạn tuyệt với Trung Hoa?

Cách đây 2 hôm, tôi viết bài: Trào lưu thoát Trung Hoa của các chư hầu đang chuyển động? Hôm nay tôi hồi cứu lại ngoại giao bóng rổ của Hoa Kỳ, Trung Hoa và Bắc Hàn, khi mà sau khi bắt dượng rễ của mình 2 ngày thì Kim Chính Ân thả cựu quân nhân Hoa Kỳ trong thời chiến tranh liên Triều bị bắt hồi tháng 10/2013 - ông Merrill Newman.

Trong cách chơi bóng rổ, hai đối thủ ghi điểm bằng cách bỏ banh và rổ kiểu úp sọt. Nó như một hành động mà Hoa Kỳ muốn nhắn gửi với Trung Hoa rằng, kỳ này tao hạ mày bằng cách úp sọt thông qua chư hầu của mày là Bắc Hàn. Thông điệp này có thể cho thấy Bắc Hàn sẽ được hưởng ân sủng bằng sự trao đổi như ngày xưa Trung Hoa được ân sủng của Hoa Kỳ, để hôm nay trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là đối thủ đáng sợ nhất của Hoa Kỳ ở vị trí cầm đầu thế giới trong tương lai.

Từ 2004 cho đến nay, cuộc chiến tranh tiền tệ, hàng hóa và cả quyền lực mền lẫn quyền lực cứng giữa 2 phe tả hữu mà, đứng đầu là Nga Trung với Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây diễn ra rất quyết liệt.
Cuộc chiến giữa đồng đô la và nhân dân tệ giằng co tỷ giá suốt 10 năm qua. Việc gây khó dễ Liên Minh châu Âu về cung cấp khí gas mùa Đông của Nga không hề đơn giản, ngay cả hôm nay dân Ô Khắc Lan - Ukraina - biểu tình chống chính phủ thân Nga buộc chính phủ phải nhượng bộ, đang diễn ra cũng là một trong những nước cờ trên bàn cờ tranh bá đồ vương của 2 phe tả hữu.

Hàng giá rẻ của Trung Hoa đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, và thu hút tất cả các nhà tư bản đa quốc gia đổ xô đến Trung Hoa để kiếm lợi nhuận. Các nhà đại tư bản Hoa Kỳ và phương Tây ngày càng giàu nhờ nhân công rẻ mạt của Trung Hoa bao nhiêu thì, chính phủ của họ lại nghèo đi bấy nhiêu, để nước Mỹ phải ngưng hoạt động, và các thành viên EU trên bờ vực phá sản.

Trung Hoa đã thành công khi biến đất nước mình thành công xưởng của toàn cầu. Kinh tế Trung Hoa đã tăng trưởng thần kỳ với 30 năm liên tục, mỗi năm 10% tăng trưởng để đồi lại ô nhiễm môi trường và bất công xã hội. Trung Hoa cướp việc làm của thế giới còn lại của Hoa Kỳ và phương Tây. Nạn thất nghiệp của các quốc gia này tăng nhanh.

Hậu quả của những quốc gia có tỷ lệ dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, như Hoa Kỳ và phương Tây là, khủng hoảng kinh tế do nhập khẩu, do không có công ăn việc làm. Cái gì đến đã đến là khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ 2008, kéo theo đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Liên minh châu Âu điêu đứng, Ý, tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp trên bờ vực phá sản. Đây lại là nguyên nhân để Trung Hoa suy yếu. Một vòng xoắn suy thoái kinh tế toàn cầu đang quay.

Hoa Kỳ và phương Tây giật mình, tháng Mười năm 2010, Hoa Kỳ sử dụng sáng kiến của 4 nước thành viên Singapore, Brunei, Chile và New Zealand đã ký kết với nhau vào tháng 6/2005 để đưa ra chiến lược châu Á Thái Bình Dương - TransPacific Partnership - TPP. Tháng Bảy năm 2013, Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu bàn thảo chiến lược xuyên Đại Tây Dương - TransAtlantic Partnership - TAP. Hai gọng kiềm bắt đầu siết chặt, những thông tin hàng Trung Hoa độc hại được tung ra, cả thế giới tẩy chay hàng hóa có xuất xứ từ Trung Hoa. Nhưng cốt lõi vẫn là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu khủng hoảng kinh tế, nên thị trường xuất khẩu của Trung Hoa giảm mạnh.

Ngoài ra, chính sách đầu tư, ưu đãi thuế và trẻ hóa lao động của Hoa Kỳ cho sau 2018 - khi mà thế hệ Baby Boomers sẽ về hưu - đang lôi kéo các nhà đại tư bản Hoa Kỳ quay về lại bản quốc. Chương trình thắt lưng buộc bụng của Châu Âu cũng làm giảm sản lượng công nghiệp của Trung Hoa. Trung Hoa đang cải tổ để đối phó những nước cờ bao vây của Hoa Kỳ và phương Tây bằng Hội nghị Trung ương lần 3 của nhiệm kỳ Tập - Lý: Tăng tiêu thụ nội địa, giảm nợ xấu, ngưng cung cấp tín dụng cho đầu tư công ở các chính phủ địa phương, với cái gọi là Likonomics trong lưỡng đầu thọ địch, trong bất ổn nội bộ cộng sản Trung Hoa, bất ổn sắc tộc và bất bình đẳng giàu nghèo, giai cấp đến tột đỉnh như hiện nay.

Hãy thử tiên đóan tương lai gần, Kim Chính Ân chịu ngồi vào đàm phán để giải giáp vũ khí hạt nhân để đổi lấy xóa cấm vận, mở cửa, để được các nhà đầu tư nước ngoài vào đưa Bắc Hàn ra khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Hoa. Vì mới gần đây, sau khi đuổi các công ty khai khoáng Trung Hoa ra khỏi Bắc hàn, Kim Chính Ân đã ký hợp đồng 25 năm với Tập đoàn Korea National Resources Trading Corporation của Hàn Quốc về việc thành lập một liên doanh Pacific Century Rare Earth Mineral Limited để khai thác mỏ đất hiếm "Jeonju" là một động thái có thiện chí không chối cãi.

Hãy tiên đoán tương lai gần, lương công nhân ở Trung Hoa tăng cao. Trung Hoa không còn là mãnh đất màu mỡ để các nhà đại tư bản đổ xô và kiếm lợi nhuận.

Hãy tiên đoán tương lai gần, phênh giậu của Trung Hoa không còn nữa, ngoại trừ nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang hình bóng Trung Hoa ở phía Nam.

Đó cũng là lúc thấp thoáng bóng dáng của 2 cuộc ngoại giao bóng rổ bắt đầu chuyển động như Thông cáo Thương Hải 1972, như Hiệp định Paris 1973, như làn sóng cộng sản khắp toàn cầu vào giữa cuối thập niên 1970s, và sau đó là cộng sản sụp đổ ngay trên quê hương sinh ra nó. Liệu thời gian để có ngày ấy là bao lâu? Khi Liên Xô mất 18 năm để sụp đổ, thì Trung Hoa sẽ mất bao lâu để tan rã như cuối đời nhà Thanh? Tất cả đều bắt đầu từ Bắc Hàn, một quốc gia bí hiểm, nghèo khổ có những chính sách ngoại giao bất thường, nhưng đủ làm cho các cường quốc phải âu lo. Và liệu sinh mạng của Kim Chính Ân có được bảo toàn cho đến lúc đó?

Được đăng bởi Hồ Hải vào lúc 22:05





No comments:

Post a Comment

View My Stats