03:48:am 15/12/13
ĐCV: Trong lúc Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry đang ở thăm Việt Nam thì hàng loạt
vụ vi phạm nhân quyền đã xảy ra. Nhiều blogger hay những nhà hoạt động đối lập
bị cấm xuất cảnh, thu giữ hộ chiếu. Đây là những người đã công khai này tỏ
chính kiến của mình, ký tên phản đối những luật lệ của nhà nước, đòi quyền tự
do ngôn luận.
Bên cạnh những trường hợp mà Mạng lưới Blogger tường
trình bên dưới, còn có thêm những vụ dừng xuất cảnh khác xảy ra cùng thời điểm
tại sân bay Nội Bài, như đối với cô
giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, người từng bị đình chỉ giảng dậy chỉ vì khuyến
khích học sinh lên mạng tìm kiếm thêm thông tin đa chiều.
Cô giáo Hạnh nói: “Tôi không biết vì sao tôi
lại bị cấm xuất cảnh. Tôi đi Bangkok để đi du lịch và chữa bệnh.”
“Vào năm 2009 tôi bị cấm xuất cảnh lần đầu tiên. Sau
đó, tôi bị mời lên làm việc trong suốt 2 ngày và bị 2 người an ninh theo dõi
liên tục.”
Cô Hạnh, sống ở Nghệ An và từng là cô giáo dạy môn
văn tại trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam nhưng Sở Giáo dục
tỉnh Quảng Nam quyết định cho thôi việc vì “xuyên
tạc đạo đức nhà giáo“.
———————————————————–
Sau khi Việt Nam được bầu trở thành thành viên Hội
đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2014-2016), Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) đã
ra thông báo: "Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tham gia, đóng góp vào
việc gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân
quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam
kết." (1)
Những công việc mà MLBVN đã, đang và sẽ thực hiện
trong thời gian trước mắt bao gồm: Xuống đường công khai phổ biến các văn bản
về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết; Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để báo cáo về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và
những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những
quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành
viên của UNHRC; Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào
ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc tế Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng...
MLBVN đã và đang thực hiện những cam kết đó.
Trong những ngày thế giới tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc
tế Nhân quyền 10-12, MLBVN đã tổ chức sinh hoạt về nhân quyền tại Nha Trang,
Sài Gòn và Hà Nội. Những cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận này đã bị ngăn cản,
phá hoại, các blogger tham gia bị cướp giật và hành hung bởi các bộ phận khác
nhau của nhà nước Việt Nam - thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp
Quốc. MLBVN đã tường trình những diễn biến này trong bản Báo
cáo về những vụ đàn áp blogger nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế. (2)
Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện những cam kết của
mình, ngay sau Ngày Nhân quyền Quốc tế, một số thành viên của MLBVN gồm có
những blogger: Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Thảo Chi, Hư
Vô - Đào Trang Loan, An Đỗ Nguyễn - Nguyễn Hoàng Vi và Châu Văn
Thi đã lên đường sang các nước Đông Nam Á nhằm thu xếp để vận động một số
cơ quan quốc tế về nhân quyền hỗ trợ phát triển tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam.
Hình
:
Cả hai blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Hoàng
Vi đã lên đường trong tình trạng sức khỏe thể chất vẫn còn yếu sau khi bị an
ninh thường phục và "quần chúng tự phát" lôi kéo, đánh đập thô bạo
ngay tại nhà của Nguyễn Hoàng Vi trong ngày Nhân quyền Quốc tế.
Tất cả những blogger này đều bị chặn giữ và cấm xuất
cảnh. Blogger Nguyễn Hoàng Vi và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công an cửa khẩu tịch
thu hộ chiếu. (3)
Mạng Lưới Blogger Việt Nam nhận định rằng:
- Những việc làm và hành động các thành viên MLBVN
cùng các công dân Việt Nam khác hoàn toàn phù hợp với những quyền căn bản được
quy định bởi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, bởi Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền
và những công ước quốc tế khác mà nhà nước Việt Nam đã ký kết.
- Việc các thành viên nói trên của MLBVN đi ra nước
ngoài hoàn toàn không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác và phù hợp với
những quyền khác được Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị công
nhận.
- Hành động cấm đoán các công dân Việt Nam, đặc biệt
là đối với các thành viên MLBVN, không được tự do di chuyển đã vi phạm Điều 12
của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (Bất cứ ai cư trú hợp
pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn
nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó; Mọi người đều có quyền tự do rời
khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; Những quyền trên đây sẽ không phải chịu
bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền
tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này
công nhận.)
- Những hành động của nhà nước CHXHCNVN trong dịp lễ
Quốc tế Nhân quyền và sau đó ngăn chận quyền tự do di chuyển đối với các công
dân Việt Nam đi ngược lại những cam kết của nhà nước Việt Nam đối với Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Những sự việc xảy ra chỉ trong một thời gian ngắn
sau khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ
2014-1016 lại thêm một lần nữa xác nhận con đường mà MLBVN theo đuổi:
Trong
vị trí và vai trò của những công dân tự do và với quan niệm Việt Nam trở thành
thành viên của UNHRC đồng nghĩa với “đất nước Việt Nam với tất cả hơn 90 triệu
công dân Việt Nam” trở thành thành viên của UNHRC, Mạng Lưới Blogger Việt Nam
(MLBVN) sẽ tham gia, đóng góp vào việc gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất
trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà
Việt Nam đã tự nguyện cam kết. (1)
Chúng tôi, những công dân tự do sẽ tiếp tục đóng góp
hết sức mình cho dù phải đối diện với bất kỳ hoàn cảnh bị bao vây cô lập nào,
bất kỳ những hành động trấn áp hoặc đe dọa nào để góp phần thực hiện những điều
khoản mà nhà nước Việt Nam đã nhân danh nhân dân Việt Nam cam kết với cộng đồng
thế giới.
Tôn trọng và chu toàn những cam kết ấy không những
chỉ là mong mỏi của thành viên MLBVN bảo vệ quyền làm người mà còn là nghĩa vụ
của công dân trong việc bảo vệ danh dự của đất nước và nhân dân Việt Nam.
*
Chú
thích:
(2)
(3) Biên bản
dừng xuất cảnh:
No comments:
Post a Comment