Cập nhật lần cuối ngày Thứ bảy,
07 Tháng 12 2013 09:50
Dân chủ không phải là một kiểu
mẫu chính trị trong muôn vàn kiểu mẫu khác. Nó không phải là văn hóa của một
quốc gia, đặc sản của một xứ sở. Nó không đơn giản là công cụ để được hạnh
phúc.
Nó là mục đích của con người.
Nó cần sự tôn trọng xâu xa vào
bản thân và những cá nhân khác.
Quyền hành của quốc gia phải
dừng lại khi những quyền hành đó làm dân chúng khổ sở. Khi bị áp bức bởi một
chính quyền đầy bất công thì dân chúng hết lệ thuộc vào chính quyền đó nữa. Một
người sống theo lý tưởng dân chủ phải làm bổn phận của mình: nổi dậy.
Để đánh bại chế độ cộng sản,
nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã tiên báo:
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu
si.
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt.
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt.
Internet vừa là nơi lưu trữ,
vừa là nơi chia sẻ sự hiểu biết của nhân loại. Những gì mà tập thể chưa biết,
biết mù mờ thì sẽ có một vài người giải thích được. Khi những hiểu biết cá nhân
đó được chia sẻ trên mạng thì nó trở thành sự hiểu biết của mọi người.
Muốn có kiến thức về nấu ăn,
tỉa kiểng, sửa xe, xây nhà, nuôi cá... thì cứ lên mạng mà tìm.
Muốn bình luận về thời
cuộc?
Tìm hiểu những đảng phái, những
nhân vật có khả năng lãnh đạo rồi tham gia vào chính trị?
Cứ lên mạng.
Muốn làm cách mạng?
Cũng phải lên mạng. Vì xưa nay,
những nhà cách mạng lớn đều là những người đọc sách rất nhiều, từ Phan Bội Châu
đến Phan Chu Trinh, từ Ben Gourion đến Mustapha Kemal. Muốn đấu tranh, thì
trước hết trang bị cho mình kiến thức.
Hết rồi danh từ báo chí cá
nhân, lề trái, lề phải, lề đường... Bây giờ chỉ còn hai phe: lề đảng và lề dân.
Phóng viên lề đảng chịu trách
nhiệm với cấp trên. Người tham gia vào báo chí lề dân chịu trách nhiệm với đọc
giả. Lề đảng tìm những chữ nghĩa đao to búa lơn như là bách thắng, vô địch, anh
hùng… Lề dân nghĩ ra những danh từ chưa có trong tự điển để đặt tên cho những
khó khăn thường ngày như nhóm lợi ích, côn an, thời hậu cộng sản...
Lý thuyết Mác-Lê Nin cứng đờ,
cộng sản chỉ biết ca tụng quá khứ mà chẳng dám đối thoại với hiện thực. Càng
không dám đối thoại với dân chúng. Văn hóa lề dân thì được kẻ tung người hứng,
bàn luận sôi nổi, bổ xung, tỉa gọt, đơm hoa kết trái.
Trong trận địa thông tin thì
ngoài biển khơi, trong đất liền, trên đường xá, dưới mái trường… ở Việt Nam bây
giờ đâu đâu cũng có thể trong tích tắc thành bãi chiến trường. Không những
người ta đấu tranh bằng biểu tình, luật pháp, hình ảnh, bằng chứng... mà còn
bằng chữ nghĩa.
Nói về chữ nghĩa, xin bàn luận
đến một ngộ nhận tập thể do mấy chục năm bị sự nhồi sọ của cộng sản còn sót
lại.
Nhiều người cho rằng không thể
đánh bại cộng sản vì chúng ta chưa đoàn kết. Vì không đoàn kết nên không thể
tập hợp lại thành một lực lượng đối kháng. Sau khi tìm hiểu về các nền dân chủ
trên thế giới, tôi nghiệm ra một chuyện: Một quốc gia dân chủ chẳng bao giờ có
đoàn kết !!!
Theo tự điển, đoàn kết có nghĩa là kết thành một khối, không mâu
thuẫn, chống đối nhau.
Khi sống chung với nhau thì con
người nảy sinh ra mâu thuẫn, từ mâu thuẫn nảy sinh ra chống đối, tranh giành.
Một quốc gia có dân chủ biết giải quyết những mâu thuẫn đó với hình thức công
bằng, minh bạch, rõ ràng. Càng dân chủ thì càng lại công bằng. Càng dân chủ thì
càng không có đặc quyền, đặc lợi.
Cộng sản dùng chiêu bài kêu gọi
đoàn kết để được toàn quyền quyết định số mạng của hàng triệu sinh mạng.
Ai có ý kiến, hành động, cách thức đấu tranh... khác với sự an bài của đảng là
bị vu vào tội danh chia rẽ dân tộc, phản đoàn kết, phản nhân dân, phản
cách mạng, phản động... Đảng tự trang bị cho mình lý lẽ để dùng quyền lực mà ám
sát, tù đày những người yêu nước khác như Huỳnh Phú Sổ, Khái Hưng, Nguyễn Văn
Bông... Đoàn kết là một danh từ được cộng sản dùng để che đậy sự độc quyền của
mình.
Trong mấy mươi năm bị lý thuyết
cộng sản Việt Nam đầu độc, nhiều người đấu tranh chống cộng sản cũng vô tình
kêu gọi đoàn kết. Nhưng chúng ta sẽ gặp một khó khăn không thể vượt qua vì
không dân tộc nào làm được. Vậy các đảng phái, công dân ở các quốc gia có nền
chính trị dân chủ làm gì được?
Xin thưa, họ liên kết được.
Liên kết nghĩa là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức
riêng rẽ nhằm mục đích nào đó.
Đoàn kết thì chung chung, mơ
hồ. Đoàn kết để làm gì? Bằng cách nào? Ai là thủ lãnh? Thủ lãnh quyết định gì?
Những con người tự do không thể
kết thành được một khối, trên dưới như một đội quân robot cùng một suy nghĩ,
cùng một phương thức hành động; những lời kêu gọi đoàn kết bị rơi vào khoản
không. Nhiều người có tâm huyết hợp lại cũng chỉ cãi vã rồi tự chia năm xẻ bảy.
Liên kết thì chính xác, rõ rệt.
Liên kết có lý do, mục đích. Cũng vậy mà những lời kiến nghị, tuyên bố… được
đám đông ký tên ủng hộ. Để có những liên kết, người đấu tranh phải bày tỏ rõ
ràng mục đích của mình. Càng rõ ràng, chi tiết thì càng được đông người tham
gia. Liên kết đó càng có hiệu lực chính trị.
Khi phân biệt được hai định
nghĩa này, khó khăn của những người đấu tranh cho dân chủ chỉ còn... phân nửa.
Vì chúng ta đã đi hết phân nửa giai đoạn có thể thành lập những liên minh có
khả năng đối kháng với cộng sản.
Những ai không phân biệt được
đoàn kết với liên kết thì vướng vào một ngộ nhận. Ngộ nhận tập thể. Sau đây là
một ngộ nhận của cá nhân mà tôi cũng muốn chia sẻ với bạn đọc.
Với tâm trạng của một người căm
phẫn, tôi đã thành một người đấu tranh, làm bất cứ chuyện gì trong khả năng của
mình để góp phần thay đổi chế độ. Tôi cứ nghĩ là tôi hy sinh và phụng sự cho
đất nước. Tôi đã lầm.
Các đảng phái ở nước dân chủ liên
kết và đấu tranh cho ai?
Xin thưa, họ đấu tranh cho
những quyền lợi của những cử tri ủng hộ họ.
Cử tri ủng hộ ai?
Cử tri ủng hộ cho đảng phái có
đường lối gần đúng với ước muốn, yêu cầu của mình. Khi những yêu cầu này được
chính phủ đồng ý thì thành đường lối chính trị. Các nước dân chủ thiết lập hệ
thống chính quyền để tạo ra một xã hội phục vụ cho những ước muốn cá nhân.
Tại sao các nước dân chủ có dân
trí cực cao, người dân lại rất tôn trọng luật pháp?
Đơn giản là những luật lệ đó là
do chính họ làm ra, bằng cách gián tiếp hay trực tiếp. Ai ai cũng dễ chấp hành
những gì do chính mình đề xướng và chấp nhận.
Chủ nghĩa cộng sản hô hào cá
nhân hy sinh cho tập thể. Hy sinh đời mình để cho thế hệ con cháu được hưởng.
Nó thúc đẩy con người tiếp tục im lặng và cam chịu những oan khiên đang diễn ra
từng giờ, từng phút trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Bản thân tôi cũng bị chữ nghĩa cộng sản đầu độc. Khi mới đấu tranh, tôi mù mờ cho rằng tôi
cũng sẽ hy sinh cho tập thể. Nhưng khi tìm bản thân và ý nghĩa dân chủ tỉ mỉ
hơn, tôi nghiệm ra rằng:
Tôi không đấu tranh cho người
khác. Tôi đấu tranh cho bản thân tôi, cho con cái tôi, cho thân nhân tôi, cho
xóm làng tôi, cho dân tộc tôi, cho quốc gia tôi... Tóm lại, tôi đấu tranh cho
một đất nước mà tôi muốn được sống như vậy.
Hiểu thì hiểu, nhưng còn nghi
ngờ về phán đoán của bản thân, thì tôi tìm được câu trả lời:
Cho tới nay có
nhiều người tự hỏi có một chủ nghĩa nào làm nền tảng cho dân chủ không. Câu trả
lời dứt khoát là có, và đó là chủ nghĩa cá nhân tự do (Liberal individualism),
hay gọi tắt là chủ nghĩa cá nhân. Dân chủ là thể hiện của chủ nghĩa cá nhân.
Tinh thần nền tảng của chủ nghĩa cá nhân là lấy cá nhân làm đối tượng phục vụ
và dành cho cá nhân chỗ đứng trước hết và trên hết. Niềm tin nền tảng
của nó là con người tự do sáng tạo hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn, có khả
năng lớn hơn và đóng góp nhiều hơn.
(Người nào muốn tìm hiểu thêm ý
nghĩa về chính trị, trí thức, nhân quyền, xã hội dân sự... theo khía cạnh dân
chủ thì xin vào internet, tìm tài liệu “Hành
trang dân chủ đa nguyên’’ của Hoàng Tâm Nguyên)
Vậy là quá rõ, như mọi người
khác, tôi sẽ đấu tranh đến khi cuộc cách mạng thành công. Một cuộc cách mạng
chỉ có thể xảy ra khi có đủ hai điều kiện:
a) Quần chúng phải
tin là cần có một cuộc cách mạng đổi mới và đáng được tham gia. (Tâm lý)
b) Phải có lực lượng đứng
ra điều hợp, thúc đẩy và hướng dẫn cho cuộc cách mạng. (Vật lý)
Vào cuối năm 2013, điều kiện
(a) về tâm lý kể như là xong. Nhờ những sự liên kết thông tin, đăng tải bài vở,
tài liệu của nhau. Báo chí lề dân áp đảo báo chí lề đảng rõ rệt. Ngay trong
những báo chí chính thống, nếu tinh ý một chú, chúng ta cũng thấy thái độ chán
ghét chế độ qua những comment của độc giả về gia tài của công chức, về thủy điện xã
lũ, vụ bị oán oan, chuyện CSGT chỉ được thêm 100.000 vdn để ăn ổ bánh mì…
Điều kiện (b) chưa có đầy đủ.
Nhưng sẽ có.
Những sự kiện kêu gọi ký tên
của người Việt ở trong nước và hải ngoại là những liên kết. Mới đầu chỉ có trí
thức, nhưng sau đó lan dần đến nhân dân. Gồm đủ thành phần cam kết, ký tên. Từ
trí thức đến người làm việc chân tay, từ chống cộng triệt để, chống cộng ôn
hoà, đến ngay cả đảng viên, đoàn viên... Mới năm nào, phe đấu tranh cho dân chủ
bắt đầu chỉ có vài chục người, bây giờ phải đếm từ hàng trăm ngàn trở lên. Ngọn
lửa từ những que diêm đã trở thành những đám cháy không thể dập tắt.
Sẽ có thêm những liên kết kế
tiếp, càng ngày càng gây ảnh hưởng nhiều hơn trong chính trường Việt Nam.
Đoàn kết thì không ai làm được,
nhưng liên kết thì họ đã làm được và đã làm rồi. Càng ngày càng chặt chẽ. Tổ
chức với tổ chức. Cá nhân với cá nhân. Công khai và ngấm ngầm. Đã công bố và
đang dự định.
Cuộc cách mạng sẽ xảy ra.
Nhờ internet, nó sẽ đến mau đến
nỗi mà những người trong cuộc, dù biết trước, vẫn sẽ ngạc nhiên.
Dương Thành Tân
No comments:
Post a Comment