Anh Vũ,
từ Bangkok và Nguyễn Khanh, Hoa Thịnh Đốn
2013-12-01
2013-12-01
Không khí biểu tình ở Bangkok đã lên đến đỉnh điểm,
khi xảy ra xung đột đẫm máu giữa hai phe chống và ủng hộ chính phủ. Trong lúc
phe chống chính phủ vẫn chưa chiếm được các trụ sở cuối cùng của chính phủ là
Phủ thủ tướng, Bộ tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia và Bộ tư lệnh Cảnh sát thủ đô. Anh
Vũ tường trình từ Bangkok.
Đêm qua, theo yêu cầu của Thủ tướng Yingluck
Shinnawatra quân đội Thái lan đã đưa binh sĩ đến hỗ trợ lực lượng cảnh sát
trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho các trụ sở nhà nước quan trọng.
Phe
biểu tình tuyên bố hoàn thành việc lật đổ chính phủ
1h30
sáng nay 01.12.2013, đã xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa người biểu
tình ủng hộ chính phủ và sinh viên trường Đại học Ramkamheang, nơi gần với địa
điểm biểu tình của phe ủng hộ chính phủ. Người biểu tình cả hai bên đã dùng
súng ngắn, lựu đạn tự chế và vũ khí thô sơ khác tấn công lẫn nhau. Ít nhất đã
có 2 người chết và 45 người bị thương. Trước tình hình căng thẳng này, lãnh đạo
lực lượng Áo đỏ ủng hộ chính phủ đã bất ngờ tuyên bố chấm dứt cuộc biểu tình
của họ, trong lúc đang có khoảng 4 vạn người tham gia. Với lý do để tránh đổ
máu.
Đến 11h30, chính quyền địa phương buộc phải di tản
khoảng hơn 2.000 sinh viên ra khỏi Đại học Ramkamheang để tránh nguy cơ bị các
tay sung bắn tỉa ẩn còn nấp trên các tòa nhà cao tầng bắn xuống. Trả lời chúng
tôi ông Vuthisak Lapcharoensap Giám đốc Đại học Ramkamheang nói “Bây giờ
việc quan trọng là phải đưa các sinh viên ra khỏi khuôn viên của trường. Tôi
cũng đã thông báo yêu cầu cảnh sát sở tại, họ đã nhận lời sẽ tiến hành một cách
tốt nhất. Đồng thời muốn các sinh viên tuân thủ theo hướng dẫn của cảnh sát để
đảm bảo an toàn cho bản thân. ”
Trường Đại học Ramkamheang tuyên bố đóng cửa hai
ngày 2 và 3.12.2013, được biết Hội đồng Giám đốc các trường Đại học Thái lan
đang xem xét tổ chức tổng bãi khóa từ ngày 05.12.2013 nếu cần thiết.
10h45 sáng phe biểu tình chống chính phủ đã chia
thanh nhiều đoàn tiến về các địa chỉ đã định trước như trụ sở Phủ thủ tướng, Bộ
Tư lệnh Cảnh sát Hoàng gia, Bộ tư lệnh Cảnh sát thủ đô… Người biểu tình đã đến
tất cả các đài truyền hình yêu cầu ngừng đưa tin về hoạt động của chính phủ để
đưa tin thời sự về cuộc biểu tình, đồng thời sử dụng tin tức do đài truyền hình
của họ truyền hình trực tiếp.
Cảnh sát đã dùng lựu đạn cay, xe vòi rồng… để giải
tán đám đông biểu tình đang cố gắng vượt rào cản để xông vào dinh Thủ tướng và
Bộ tư lệnh Cảnh sát thủ đô trong nhiều giờ. Tin cho biết, cuối giờ chiều cảnh
sát đã sử dụng súng bắn đạn đầu đạn cao su.
Tại hầu hết các tỉnh, các tòa Thị chính đã bị người
biểu tình phong tỏa và niêm yết thông báo không cho viên chức đến làm việc vào
ngày mai thứ hai 02.12.2013.
Vào lúc 16h40 cùng ngày, ông Suthep Thugsuban Tổng
Thư ký Mặt trận nhân dân vì sự thay đổi Dân chủ hoàn thiện (KPPS), lãnh tụ cuộc
biểu tình đã tuyên bố trên các kênh truyền hình. Khẳng định KPPS đã hoàn thành
xứ mệnh lật đổ chính phủ của bà Thủ tướng Yingluck với lý do đã chống lại Hiến
pháp. Và tuyên bố ngày 02.12.2013 là ngày ngừng làm việc, đồng thời yêu cầu các
kênh truyền hình ngừng việc đưa tin của hệ thống chính phủ cũ để tiếp tục đưa
thông tin của KPPS. Sau tuyên bố của Tổng Thư ký KPPS, tình hình trong thủ đô
Bangkok vẫn còn nhiều dấu hiệu bất ổn. Do có tin cảnh sát sẽ mạnh tay hơn đối
với người biểu tình.
Chưa
chiếm được Phủ Thủ tướng, Bộ tư lệnh cảnh sát
Tin giờ chót: Lực lượng chống chính phủ vẫn chưa
chiếm được Phủ Thủ tướng, Bộ tư lệnh cảnh sát thủ đô theo kế hoạch.
Vừa rồi là thông tín viên Anh Vũ của Đài chúng tôi
trong tường trình gửi về từ Bangkok, liên quan đến căng thẳng chính trị đang
xảy ra tại Vương Quốc Thái Lan.
Xin tiếp lời bạn Anh Vũ để nhắc lại rằng cảnh sát
Thái đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để giài tán đoàn người muốn xông vào tòa
nhà được dùng làm văn phòng chính phủ và Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Thù Đô.
Bản tin của hãng thông tấn AFP cho hay ngoài lực
lượng cảnh sát được đưa đến để bảo vệ các cứ điểm của chính quyền, họ còn thấy
cả những toán binh sĩ không võ trang xuất hiện để giúp bảo vệ an ninh.
Có tin nói rằng số binh sĩ được tăng cường cho lực
lượng cảnh sát bảo vệ an ninh thủ dô Bangkok đã lên đến 2,700 người.
Cho đến tối hôm nay vẫn chưa thấy bóng dáng của Bà
Thủ Tướng Yingluck Shinawatra, và có tin đồn nói rằng bà đã bỏ ra nước ngoài.
Tức khắc chính phủ Bangkok lên tiếng bác bỏ tin này nhưng không cho biết bà
Yingluck hiện đang ở đâu.
Một số bản tin của các hãng thông tấn quốc tế gửi về
từ Bangkok cũng cho hay cả ngàn người biểu tình đã kéo nhau đến trụ sở trung
ương của 3 đài truyền hình, trong đó 1 đài của nhà nước, 1 đài do quân đội làm
chủ và đài còn lại là một đài độc lập.
Đại diện của đoàn biểu tình cho hay mục tiêu họ muốn
nhắm đến là đòi hỏi những đài truyền hình này phải loan tải tin tức trung thực,
không tiếp tục loan tải tin theo lối một chiều có lợi cho chính phủ.
Lãnh tụ biểu tình là ông Suthep Thaugsuban vẫn tiếp
tục lên tiếng kêu gọi ngày mai là ngày người dân toàn quốc cùng nổi dậy để lật
đổ chính phủ đương thời và sẽ thành lập một hội đồng nhân dân để điều hành
guồng máy công quyền.
Tin tức chúng tôi có được cũng cho biết số người
chết đã lên đến 4 người và 57 người bị thương trong vụ nổ súng xảy ra giữa một
toán biểu tình chống chính quyền và đoàn biểu tình ủng hộ chính phủ.
Đến giờ vẫn chưa rõ vụ nổ súng do phe chống đối hay
phe ủng hộ gây nên.
---------------------------
Anh
Vũ, thông tín viên RFA
2013-11-30
2013-11-30
----------------------------------
Steve Herman - VOA
02.12.2013
BANGKOK — Thủ tướng Thái Lan
tuyên bố sẵn sàng thương nghị để xoa dịu vụ khủng hoảng chính trị trong nước,
nhưng vẫn không chịu nhượng bộ trước các yêu sách của đối thủ đòi bàn giao
chính phủ cho một hội đồng không do dân cử. Từ thủ đô Bangkok, nơi bà Yingluck
Shinawatra nói rằng quân đội đầy thế lực vẫn giữ thế trung lập trong vụ giằng
co, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Các vụ tụ tập ngoài đường phố, bắt đầu cách đây 2 tuần, đã leo thang thành những cuộc đối đầu ngày càng mang tính bạo động trong khi những người cầm đầu biểu tình nhất quyết lật đổ chính phủ trong tuần này.
Bên ngoài văn phòng của thủ tướng, cảnh sát bắn đạn mã tử, dùng hơi cay mắt và bố trí vòi rồng để khống chế người biểu tình.
Bất kể tình hình hỗn loạn ở một số địa điểm tụ tập, công cuộc làm ăn trong thành phố phần lớn vẫn tiếp tục không bị cản trở vào ngày hôm nay, và phần lớn công nhân viên chức dường như làm lơ trước lời kêu gọi đình công của phe đối lập.
Các vụ tụ tập ngoài đường phố, bắt đầu cách đây 2 tuần, đã leo thang thành những cuộc đối đầu ngày càng mang tính bạo động trong khi những người cầm đầu biểu tình nhất quyết lật đổ chính phủ trong tuần này.
Bên ngoài văn phòng của thủ tướng, cảnh sát bắn đạn mã tử, dùng hơi cay mắt và bố trí vòi rồng để khống chế người biểu tình.
Bất kể tình hình hỗn loạn ở một số địa điểm tụ tập, công cuộc làm ăn trong thành phố phần lớn vẫn tiếp tục không bị cản trở vào ngày hôm nay, và phần lớn công nhân viên chức dường như làm lơ trước lời kêu gọi đình công của phe đối lập.
Người biểu tình chống chính phủ đụng độ với cảnh
sát tại trụ sở cảnh sát đô thị ở Bangkok, ngày 2/12/2013.
Nhưng người biểu tình vẫn kiên
quyết giữ vững lập trường. Bà Watcharaporn Vichayathanatom nói rằng sự kiện
đảng của thủ tướng Yingluck Shinawatrara thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm
2011 là vô nghĩa.
Bà này nói việc thủ tướng đắc cử là kết quả của việc mua phiếu và mua phiếu của các chính trị gia. Vì thế bà có thể đã thắng cuộc bầu cử nhưng hàng triệu người nay đã ra mặt biểu tình, do đó bà không còn có thể nói là bà có được đa số phiếu.
Bà Yingluck nói phe đối lập không yêu cầu bà từ chức, mà cũng không yêu cầu giải tán quốc hội, nhưng thay vì thế đòi thủ tướng phải trao trả quyền hành cho dân chúng.
“Tôi không biết làm thế nào có thể xúc tiến với đề nghị này bởi vì đề nghị này không tồn tại theo sự thực thi của luật hiến pháp.”
Ðối với một số người biểu tình, như ông Raewat Pampradit, sức mạnh của dân chúng, tuy không được định nghĩa rõ ràng – là giải pháp duy nhất.
Ông này nói quyền lực phải được trở về với nhân dân, và một hội đồng nhân dân phải được thành lập.
Thái Lan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị từ 7 năm nay kể từ khi người anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatrara, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội. Nhưng đảng cầm quyền đã thắng mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.
Giáo sư môn khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn, ông Thitinan Pongsudirak nói thủ tướng bị dồn vào thế kẹt mặc dù điều mà phe đối lập đề nghị có phần chắc sẽ không được đa số cử tri đoàn chấp nhận.
“Nó cũng tương tự như một cuộc đảo chính dân sự do phong trào biểu tình lãnh đạo với sự hậu thuẫn của bộ máy đảng Dân chủ và đại diện cho nhiều cử tri thuộc phe thiểu số đã thất cử trong các cuộc bầu cử ở Thái Lan. Họ đã chán ngấy, mất tin tưởng đối với hệ thốngbầu cử và nền dân chủ bầu cử của Thái Lan.”
Dân chủ lâu nay vốn đã mong manh ở Thái Lan với quân đội thực hiện 18 cuộc đảo chính kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932.
Bà Yingluck nói các vị tướng lãnh sẽ vẫn tiếp tục lập trường trung lập.
Nhưng nhiều quan sát viên cho rằng cuối cùng quân đội sẽ là yếu tố quyết định, trong những ngày sắp tới, trong việc liệu chính phủ này có sống sót hay không.
Bà này nói việc thủ tướng đắc cử là kết quả của việc mua phiếu và mua phiếu của các chính trị gia. Vì thế bà có thể đã thắng cuộc bầu cử nhưng hàng triệu người nay đã ra mặt biểu tình, do đó bà không còn có thể nói là bà có được đa số phiếu.
Bà Yingluck nói phe đối lập không yêu cầu bà từ chức, mà cũng không yêu cầu giải tán quốc hội, nhưng thay vì thế đòi thủ tướng phải trao trả quyền hành cho dân chúng.
“Tôi không biết làm thế nào có thể xúc tiến với đề nghị này bởi vì đề nghị này không tồn tại theo sự thực thi của luật hiến pháp.”
Ðối với một số người biểu tình, như ông Raewat Pampradit, sức mạnh của dân chúng, tuy không được định nghĩa rõ ràng – là giải pháp duy nhất.
Ông này nói quyền lực phải được trở về với nhân dân, và một hội đồng nhân dân phải được thành lập.
Thái Lan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị từ 7 năm nay kể từ khi người anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatrara, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội. Nhưng đảng cầm quyền đã thắng mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.
Giáo sư môn khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn, ông Thitinan Pongsudirak nói thủ tướng bị dồn vào thế kẹt mặc dù điều mà phe đối lập đề nghị có phần chắc sẽ không được đa số cử tri đoàn chấp nhận.
“Nó cũng tương tự như một cuộc đảo chính dân sự do phong trào biểu tình lãnh đạo với sự hậu thuẫn của bộ máy đảng Dân chủ và đại diện cho nhiều cử tri thuộc phe thiểu số đã thất cử trong các cuộc bầu cử ở Thái Lan. Họ đã chán ngấy, mất tin tưởng đối với hệ thốngbầu cử và nền dân chủ bầu cử của Thái Lan.”
Dân chủ lâu nay vốn đã mong manh ở Thái Lan với quân đội thực hiện 18 cuộc đảo chính kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932.
Bà Yingluck nói các vị tướng lãnh sẽ vẫn tiếp tục lập trường trung lập.
Nhưng nhiều quan sát viên cho rằng cuối cùng quân đội sẽ là yếu tố quyết định, trong những ngày sắp tới, trong việc liệu chính phủ này có sống sót hay không.
----------------------------------
No comments:
Post a Comment