Jonathan
Coppage
Diên Vỹ chuyển ngữ
Thứ Sáu, 06/12/2013
Kết quả điểm kiểm tra đã có, và
Hoa Kỳ đang tụt lùi phía sau. Đấy là tựa đề đang tràn ngập trên báo chí Hoa Kỳ
trong tuần, sau khi Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế công bố kết quả trắc
nghiệm năm 2012 của học sinh trên toàn thế giới, và người Mỹ một lần nữa thấy
mình lại cách rất xa vị trí số một.
Tờ New York Times lưu ý rằng “Sự
yếu kém của Hoa Kỳ đặc biệt nổi bật trong môn toán, với 29 quốc gia hoặc hệ
thống giáo dục đạt điểm cao hơn. Trong môn khoa học, học sinh ở 22 quốc gia
khác khá hơn học sinh Mỹ, và trong môn đọc hiểu có 19 nước đứng trên Mỹ.”
Xướng ngôn viên Brian Williams của đài truyền hình NBC mở đầu bản tin về PISA bằng câu “bản tin quan trọng và đáng buồn tối nay là
về tình trạng của ngành giáo dục Mỹ và thế giới đã nhanh chóng qua mặt chúng ta
ra sao.”
Vấn đề là chúng ta luôn có kết
quả tồi trong những kỳ kiểm tra như thế này. Kể từ khi các chương trình kiểm
tra so sánh quốc tế ra đời vào những năm 1960, nhà hoạt động cải cách giáo dục
Diane Ravitch đã nói rằng “Học sinh Hoa
Kỳ chưa bao giờ đứng đầu trong các kỳ thì quốc tế. Kết quả kiểm tra PISA của
chúng ta cũng tương tự như từ nửa thế kỷ qua.” và trong nửa thế kỷ qua, mỗi
khi kết quả kiểm tra được công bố là dịp để các chính trị gia và báo giới hốt
hoảng về tính cạnh tranh trong trường học Mỹ bị suy giảm, như một chấn động đen
tối báo trước sự suy thoái của nước nhà. Tuy nhiên, dù điểm thi tệ hại như thế,
ta vẫn có thể khẳng định rằng bản thân Hoa Kỳ vẫn rất khá. Rõ ràng là chúng ta
gặp khó khăn trong thời gian qua, nhưng không phải giống như người Pháp đang
qua mặt chúng ta và đang vượt nhanh phía trước cùng thế giới vì nền giáo dục
tiên tiến hơn của họ. Một số chuyên gia về học vấn cũng đã cảnh cáo như thế,
rằng chúng ta đang ở trong thời đại mới và tình trạng tụt lùi một lần nữa đang
cận kề.
Tờ New York Times trích lời
giáo sư Đại học Stanford Eric A. Hanushek rằng, Nền kinh tế của chúng ta vẫn
còn vững mạnh vì chúng ta có một guồng máy kinh tế rất tốt để có thể vượt qua
những thiếu sót của hệ thống giáo dục… Nhưng chúng ta ngày càng phải nương tựa
vào kỹ năng của lực lượng lao động, và nếu chúng ta không chấn chỉnh nó, chúng
ta sẽ càng tụt lùi.
Dù tôn trọng Giáo sư Hanushek,
tôi cũng phải cho rằng mọi việc đang diễn tiến ngược lại. Những nền văn hoá
mang tính kỷ luật khắt khe như Đức, Trung Quốc, Nam Hàn, Pháp, vân vân… đã uốn
nắn hệ thống giáo dục của họ chuyên chú trọng vào thi cử và khuyến khích học
sinh vượt trội ở mặt này. Họ cũng thường dùng những kỳ thi này để phân loại học
sinh theo những khuôn khổ nhằm quyết định tương lai học vấn của chúng. Thi tốt
trong kỳ kiểm tra trung học, rồi sẽ được vào đại học. Nếu không, sẽ bị cho đi
học nghề. Hoa Kỳ có một hệ thống giáo dục lỏng lẻo hơn, khiến cho các ngành
công nghiệp than vãn rằng nó đã không cung cấp đủ những chuyên gia cơ khí cho
họ.
Nhưng cái mà chúng ta có, đó là
Thung lũng Silicon. Giới kinh doanh hiện tại có thể đang được đảng Cộng hoà
đánh giá quá cao, nhưng không nên xem thường nền văn hoá sáng tạo trong đó
chuyên nuôi dưỡng những sáng kiến mạo hiểm. Hơn nữa, chỉ cần có một hơi hướm
của giáo dục nghệ thuật cấp tiến (liberal art - ND) trong không khí giáo dục
chung cũng đã phục vụ đắc lực cho việc làm phong phú nền văn hoá của chúng ta.
Các kỹ sư chế tạo máy dầu có thể không phải đọc Giết con chim nhại (To
kill a Mockingbird, tác phẩm văn học kinh điển của Mỹ - ND), hoặc Joseph Conrad
(nhà văn Anh gốc Balan - ND), hoặc phải đọc một cách vô vọng một tác phẩm
Shakespeare dường như vô ích đối với họ. Nhưng chúng ta đã tạo cho mỗi đứa trẻ
một cơ hội để được chinh phục bởi cái đẹp, và để khi trưởng thành có thể nhớ
lại cuốn sách mình đã đọc thời trung học và biết rằng trường phái Kafka thật sự
là gì.
Ravitch đã dẫn lời bài viết của
Keith Baker “Những kỳ thi quốc tế có giá trị gì?”: "Ông nói rằng
điều quan trọng nhất trong thành công về kinh tế, văn hoá và kỹ thuật ở Hoa Kỳ
là một loại ‘tinh thần’ mà ông giải thích là ‘tính khát vọng, tính tò mò, tính
độc lập, và có lẽ quan trọng nhất là sự vắng mặt của việc chuyên chú vào kiểm
tra và điểm thi.'”
Điều này nghe có vẻ đúng.
No comments:
Post a Comment