Thursday, 19 December 2013

HÀNG HÀNG LỚP LỚP TIẾN LÊN (Trần Khải)




12/17/2013

Họ là hai thế hệ, hai hình ảnh dị biệt nhau. Họ trưởng thành từ những môi trường khác nhau. Nhưng giờ đây, cả hai đều cùng một tiếng nói để thúc đẩy đà dân chủ hóa ở quê nhà.

Hôm 16-12-2013, trang web Bauxite VN đăng bản văn tưạ đề “Thư gửi Thanh niên - Học sinh - Sinh viên của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng viết trên giường bệnh.”

Và cũng hôm 16-12-2013, trang web Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đăng bài viết của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, tựa đề “
Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường.”

Trong phần giới thiệu, trang Bauxite Việt Nam ghi rằng:

“Được sự gửi gắm của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng, Bauxite Việt Nam xin trân trọng công bố bức thư của ông gửi Thanh niên – Học sinh – Sinh viên mà ông viết trong những ngày bệnh tình trở nặng tại Bệnh viện 115. Bức thư thứ nhất ông Lê Hiếu Đằng viết vào sáng ngày 12/12/2013, nhưng sức khoẻ không còn đủ để ông hoàn tất. Chiều 12/12, ông quyết định viết lại, và sáng 13/12 ông sửa lại lần cuối cùng. Nhưng có lẽ sự cố gắng của ông khi viết bức thư đầu trong khi bệnh đã trở nặng đã khiến sức khoẻ ông hao tổn nhiều, nên đọc bức thư thứ hai, ta như nghe rõ nhịp thở yếu ớt mà gấp gáp như muốn trút hết tâm khảm, những lời tâm huyết lặp đi lặp lại day dứt, đứt nối. Làm sao có thể không xúc động khi nghe những lời như của một người anh muốn trăng trối đến các em thân yêu của mình. Năm giờ sau khi hoàn tất bức thư thứ hai, ông Lê Hiếu Đằng chìm vào hôn mê, phải vào phòng cấp cứu hồi sức tích cực. Tuy đến ngày hôm nay, 15/12, tin vui từ bệnh viện 115 cho hay ông Lê Hiếu Đằng đã tỉnh táo, sức khoẻ có dấu hiệu hồi phục, nhưng ông vẫn quyết định gửi Bauxite Việt Nam công bố hai bức thư của ông như những lời tâm huyết rất có thể là sau cùng của mình gửi đến thế hệ sẽ tiếp nối cuộc đấu tranh của một dân tộc đã quá nhiều đau thương mà con đường đến Tự do, Dân chủ, Hạnh phúc thật sự còn nhiều chông gai trước mặt.
Lời ông gửi gắm thế hệ trẻ cũng là lời nhắn nhủ tất cả chúng ta, những người Việt Nam tha thiết với vận mệnh của đất nước, của chính mình: Tay trong tay tiến lên, không sợ đàn áp, sỉ nhục, tù đày, kể cả cái chết.
Tự do không thể xin ai ban cho. Chỉ những người không cam chịu cúi mặt mới xứng đáng được sống ngẩng đầu.”


Bản văn của Luật gia Lê Hiếu Đằng trên Bauxite VN có lời thiết tha, trích như sau:

“...Trong thời gian tôi bịnh, các em đến thăm tôi. Hỏi hoàn cảnh từng em, đa số các em đều là con em của công nhân, nông dân nghèo từ mọi miền đất nước đến. Gia đình bị mất đất, mất ruộng vườn phải ly tán, chia lìa, tha phương cầu thực, kiếm ăn từng ngày thật thê thảm, thương tâm mà chẳng được gì để đỡ đói khát, kiếm ăn từng ngày từng giờ mà chẳng có gì để kiếm, miếng cơm chẳng có gì no đủ lấp đầy cơn đói khát đang hành hạ phá nát cuộc sống đầy bất hạnh thương đau vô cùng, cuộc sống đầy dữ dội tột cùng của con người chẳng ra con người như mọi người khác đang sống bình thường, chẳng ra con người như mọi người, đang sống nhưng như đã chết, như những người bình thường khác đang sống từng ngày từng giờ như những con người bình thường đang sống từng ngày từng giờ như những con người bình thường đang sống dữ dội trong cuộc sống đầy sóng gió giữa cuộc đời nầy trong cuộc sống đầy bất công, áp bức của những bầy sâu tham nhũng độc ác của một chế độ toàn trị chưa từng có trong lịch sử văn minh, tiến bộ một thời gian dài làm khổ biết bao người dân lương thiện hiền hòa của Việt Nam thân yêu chúng ta...
...Chúng ta là những chiến sĩ noi gương tiền nhân đấu tranh không bao giờ chịu khuất phục trước tù đày, đàn áp, làm nhục, kể cả cái chết. Chúng ta có chết để con cháu chúng ta sống với tất cả các quyền được làm người "tử tế", hưởng hạnh phúc của cuộc sống tươi đẹp như các trẻ em trên thế giới đang sống một thời trẻ thơ hạnh phúc.
Các em thân mến,
Chúng ta, nhân sĩ trí thức, những người còn tấm lòng với đất nước hãy vì tương lai con em thương yêu của chúng ta tay trong tay chiến đấu không bao giờ lùi bước vì phẩm giá, nhân cách, vì phẩm hạnh của một con người tự do, tay trong tay hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước như những chiến sĩ dũng lược chiến đấu vì con người, cho con người, cho các quyền dân sinh dân chủ mà lâu nay chúng ta bị tước đoạt đánh cắp...”(
hết trích)

Nhưng làm cách nào? Có cách nào để đấu tranh “tay trong tay hàng hàng lớp lớp tiến lên phía trước” vì tự do, vì dân chủ, vì ấm no cho đồng bào không?

Nhà báo Phạm Chí Dũng trên mạng Diễn đàn Xã Hội Dân Sự  đề nghị qua bài viết “
Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường,” trong đó trích:

“Ý tưởng dự án:

- Cần giải thích trung thực và thẳng thắn rằng tác giả không xây dựng dự án này để tạo ảnh hưởng cá nhân, mà chỉ muốn đóng góp cho xã hội dân sự Việt Nam bằng vào những phong trào dân sự hành động vì người nghèo, những người bị tổn thương do vấn nạn thu hồi đất và nạn nhân môi trường.
- Dự án này có thể được vận dụng tại nhiều địa phương tùy theo các đặc điểm và điểu kiện, với nhiều tên gọi và hình thức khác nhau.
- Trước mắt, có thể dùng hình thức “phong trào” cho dự án như một phương thức mang tính tập hợp rộng rãi nhiều thành phần.
- Trong giai đoạn đầu, Phong trào có thể được triển khai ở miền Bắc với sự tham gia của giai tầng dân oan đất đai Văn Giang, Trịnh Nguyễn, Dương Nội…, cùng một số trí thức đồng cảm với nông dân. Tác giả dự án đề xuất một số trong những trí thức này có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo Phong trào như luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Lê Hiền Đức, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, TS. Nguyễn Xuân Diện, TS. Nguyễn Quang A, luật sư Nguyễn Văn Đài…
- Phong trào cũng cần được triển khai ngay ở khu vực miền Trung với người dân các tỉnh Đắc Lắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên… là nạn nhân của đợt xả lũ thủy điện vào nửa cuối năm 2013.

Dưới đây là bản luận chứng khung về Phong trào:

Tính cấp bách của Phong trào:
Sau gần bốn chục năm từ khi đất nước thu về một mối, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào tình cảnh kinh tế lụn bại, nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích mặc sức hoành hành, xã hội nhiễu nhương đạo lý, chính trị bất nhất đạo đức, người dân phẫn uất… như hiện thời.
Những người dân mất đất do nạn trưng thu đất đai vô lối, những người dân phải chịu thảm cảnh môi trường do thái độ và hành vi vô trách nhiệm của quan chức chính là nạn nhân đỉnh điểm của cơn khủng hoảng xã hội.
Trong cơn khủng hoảng đầy u uất đó, rất nhiều người muốn có một sự thay đổi lớn lao.

Làm sao để có được sự thay đổi ấy?

Xã hội dân sự và các phong trào dân sự là một trong những phương cách tốt nhất để tạo nên sự thay đổi cấp thiết đó.
Được sinh ra từ lòng xã hội dân sự, phong trào dân sự không phải là một khái niệm cao siêu mà giai cấp nông dân và công nhân không thể với tới được. Ngược lại, hoạt động dân sự trong xã hội dân sự là những gì thiết thân và gần gũi nhất với đời sống dân sinh, nhằm hỗ trợ giải quyết một cách thấu tình đạt lý những bức xúc của dân chúng liên quan đến nhiều chủ đề thiết thực trong hiện tồn Việt Nam như tham nhũng, đất đai, môi trường, quyền lợi người lao động, thị trường, các chính sách công bất hợp lý…

Đó là những cơ sở để thành lập một phong trào hỗ trợ nông dân, công nhân và nạn nhân môi trường...

...Phương pháp hành động của Phong trào:

- Vận dụng hệ thống truyền thông với vai trò đặc biệt của báo chí trong nước và quốc tế nhằm chuyển tải những nội dung cần cảnh báo, phân tích, điều tra, tố cáo.
- Tiếp cận chặt chẽ với người dân và những đối tượng bị tổn thương bởi bất công xã hội. Xây dựng các nhóm hành động công bằng trong nông dân, công nhân và thị dân.
- Thực hiện hình thức thu thập chữ ký trên mạng và trên giấy đối với các văn bản liên quan đến đến nội dung hoạt động của Phong trào như Tuyên bố, Kiến nghị, Thông báo… Tổng hợp chữ ký được gửi đến các cơ quan chức năng của chính quyền và những doanh nghiệp liên quan.
- Gửi đơn thư khiếu nại và kiến nghị trực tiếp đến các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, hoặc gián tiếp qua mạng Internet hoặc bưu điện.
- Trong hình thức kiến nghị trực tiếp, Phong trào tổ chức nhóm làm việc, trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp liên quan.
- Phối hợp và liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm tác động đến các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp có liên quan ở Việt Nam.
- Tổ chức sinh hoạt về các chủ đề kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học với hình thức diễn giả và hội thảo, tọa đàm.
- Thực hiện những hình thức phản biện và phản đối khác nếu thấy cần thiết...”(
hết trích)

Chúng ta đang chờ đợi những bước tiến của Phong tràò Xã hội Dân sự. Đây hẳn là chìa khóa tốt nhất để đưa toàn dân vào các hoạt động khẩn cấp, gỡ được các đau đớn cho dân oan...

Nếu chính phủ Hà Nội thật tâm muốn giải quyết các nan đề xã hội và kinh tế, hãy chân thành tiếp cận, hỗ trợ, để giúp phong trào dân sự hình thành.

Hãy nhìn tới các dân oan, và bênh vực họ... thay vì bênh vực các chủ sân golf. Hãy xét các đơn khiếu kiện mất đất của công dân, thay vì đưa công an cưỡng chế như ở Tiên Lãng và nhiều nơi khác...

Trong tận cùng, chính dân oan, chính nông dân sẽ là những người đi đầu để làm trận tuyến phòng thủ cho quê hương, khi quân Phương Bắc tràn xuống.... Hãy xét lại, trước khi quá muộn.


No comments:

Post a Comment

View My Stats