Posted on 13/12/2013 by gocomay
http://gocomay.wordpress.com/2013/12/13/809-du-muon-ong-tong-trong-cung-khong-chong-duoc-tham-nhung/
“Nhân chi sơ tính bản
thiện”. Đó là nhận định của thánh Khổng. Nên khi hết “chi sơ” rồi con
người không còn giữ được thiện tính là lẽ đương nhiên. Một trong
những bản ác của con người là lòng tham. Tham nhũng là một biểu hiện cụ thể
của lòng tham của con người. Theo ông Vito Tanzi - nhà
kinh tế nổi tiếng của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) thì: “Tham nhũng là
hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá
nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”.
Bàn về chuyện này tác giả Nguyễn
Thu Trâm đưa ra một nhận xét khá chuẩn xác!
Xin trích:
Một cuộc khảo sát trên phạm vi
95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm
2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên công quyền như
là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công việc, và hầu hết mọi
người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một nhận định rằng các nỗ lực của
Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả. Lý do rất đơn
gian và dễ hiểu là vì anh phó thường dân thì không thể tham nhũng được, anh
nông dân, anh ngư dân, anh thợ cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham
nhũng được, mà chỉ có giới quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng.
Người có quyền hành nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng
lớn, lãnh đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cỡ địa phương, lãnh đạo
nhà nước thì tham nhũng theo tầm cỡ quốc gia.
(hết trích)
Nếu không lo sợ vấn nạn tham
nhũng đang tác oai tác quái, không phải ngẫu nhiên mà ông TBT Nguyễn
Phú Trọng luôn đưa ra cảnh báo về “lợi ích nhóm”; về “một bộ phận
không nhỏ” trong hàng ngũ tinh hoa của đảng. Khuyến cáo cần phải
thường xuyên “tắm gội”. Nếu chủ quan xem nhẹ công tác chống tham nhũng sẽ
làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với đảng. Nguy cơ mất
quyền lãnh đạo dẫn đến ”sụp đổ” chế độ.
Những ai đã chứng kiến
cảnh ông Tổng Trọng nghẹn ngào trong phiên bế mạc Hội
nghị TW.6, hẳn chưa quên sự bất lực của ông trước “một đồng chí”
(sâu chúa) đang kéo bè cùng ”cả bầy sâu” chống lại cuộc “chỉnh
đốn” vô tiền khoáng hậu do ông khởi xướng. Khiến ông phải ngậm bồ hòn làm
ngọt. Phải xuống thang, làm lành và đành sống chung với “sâu” tham nhũng.
Để an phận và bảo toàn được cái ghế “đỉnh cao” quyền lực cho cá
nhân và phe nhóm bất chấp điều ong tiếng ve.
Một câu hỏi đặt ra là, tại
sao cùng một căn bệnh mà người ta chống được. Còn mình thì
không?
Có lẽ mấu chốt của vấn đề
nằm ở khâu chẩn bệnh chăng?
Nếu không phải
vậy, vì sao ở những nước có đa nguyên đa đảng; có
tam quyền phân lập; có truyền thông báo chí tư nhân thì nạn tham
nhũng khó bề lộng hành. Ngược lại, ở những nước độc tài toàn trị tham
nhũng được mùa như nấm sau trận mưa. Như chính lời ông TBT Nguyễn Phú
Trọng công nhận: “Đồng tiền đã chà đạp, xuyên cả vào giáo dục, y tế, công
tác đào tạo cán bộ,… cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót
tay”.
Trước bức xúc thường trực của
cử tri Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, ông Tổng Trọng hôm trước vừa
khẳng định “sẽ
trị tận gốc tham nhũng“. Ngay hôm sau lại bảo “Đường
Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ… Cho nên chúng ta phải
xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện
chứng về tham nhũng”.
Phát ngôn tiền hậu bất
nhất thế khác gì đánh trống bỏ dùi? Nhưng ngẫm kỹ mới thấy “cái
nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng” của ông Tổng mới thâm
thúy làm sao. Có người không hiểu cho là ông lú lẫn. Thực tình ông
chẳng lú chút nào. Cứ xem cách ông chỉ đạo vụ góp ý sửa đổi hiến pháp 1992
thì biết. Ban đầu ông cho người tâm phúc (Phan Trung lý) tuyên
bố: “không
có gì cấm kỵ cả“. Nhưng khi có nhiều ý kiến đòi
bỏ điều 4; yêu cầu quân đội trước tiên phải trung thành với
tổ quốc và nhân dân và đề nghị đa quyền sở hữu
về đất đai. Thì ông ngay lập tức đe nẹt. Cho đó là “suy thoái tư tưởng đạo đức…“, cần
phải “xử lý“
Dù không tâm phục khẩu phục đối
với việc làm của ông. Nhưng phải công nhận những lý giải về nguy cơ và mức
độ tham nhũng của ông là khá thuyết phục. Ông nói: “tham
nhũng nguy hiểm… vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi,
chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa…. đó là lợi ích nhóm, cấu
kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải
dễ”.
Trên thực tế, những gì
vượt ra ngoài tầm tay của ông, lại chứng tỏ sự thật ”khách
quan, biện chứng” rằng, cái tổ chức đã đưa ông từ một người “học
không hay, cày không biết” lên tới đỉnh cao của danh vọng. Thì nó cũng
sẵn sàng đè bẹp ông. Nếu ông dám cản lại vòng quay điên
dại của nó. Cho dù, không chỉ riêng ông, bất cứ ai tham gia vào trò
chơi quyền lực ấy cũng đều hiểu rằng, chả có thể chế tham
nhũng nào có thể bền vững mãi được. Đó là về lâu dài. Còn trong một giai đoạn,
tham nhũng lại chính là chất keo gắn kết từng thành viên
trong ”nhóm lợi ích” và các “nhóm lợị ích” trên thượng
tầng với nhau. Tham nhũng không chỉ là thứ “bả vinh hoa”. Tham nhũng
còn là phương tiện để ”bôi trơn” guồng máy bạo quyền.
Nhận thức rõ điểm này, từ
chỗ quyết liệt coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, ông Tổng dĩ hòa vi
qúy với quốc nạn bằng chiến thuật “… đoàn kết, thương yêu đồng
chí;… theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ”.
Điều đó lý giải cho
việc biến hóa thần thông “cả bầy sâu… ăn hết phần của dân…
không chừa một thứ gì” (như lời ông Chủ tịch Sang và bà Phó Doan),
thành “cái ghẻ” không còn qúa nguy hiểm nữa. Chỉ
làm người ta thấy ”ngứa ngáy khó chịu” thôi.
Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm tại tòa trong ngày
đầu xét xử, 12.12. Ảnh: TTXVN
Mặc dù vẫn phải đưa “các
vụ trọng án” (án điểm) về tham nhũng nhự vụ Dương Chí Dũng; vụ
Bầu Kiên và một số vụ tham nhũng lặt vặt khác ra trước vành móng
ngựa để an dân. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết
qủa đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm (lợi ích) nhằm tái
cân bằng quyền lực ở trên thượng tầng.
Câu nói vui về “các đồng
chí bị lộ” để chỉ các con “dê tế thần” trong màn diễn chống tham
nhũng của đảng. Hễ tinh ý, sẽ thấy ngay qua phiên toà xử
Dương Chí Dũng đang tiến hành. Đã ngăn cấm nhà báo mang thiết bị
chuyên môn (máy ảnh, ghi âm) vào, chỉ cầm bút, giấy là vì sao? Nếu không nhằm
phòng xa các diễn viên (bị can) không thuộc kịch bản, mà lỡ
lời khai “cán bộ nằm trong đống rơm” hay buột miệng phun
ra một chi tiết rúng động ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức
năng. Thì nhà báo dù muốn cũng khó đưa vào bài viết vì không có chứng
cứ!
Đây chính là nét đặc thù
của các phiên xử “căng gu ru”. Khiến thần công lý cũng bị mù lòa trước
thực trạng ”án bỏ túi” diễn ra phổ biến ở xứ ta trong
suốt thời gian qua. Câu tuyên bố không cần che đậy của TBT
Nguyễn Phú Trọng: “Hiến
pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của
Đảng”, đã xác tín điều này.
Một khi đảng của ông
Tổng Trọng vẫn một mình một chợ, độc tôn ”là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội” như qui định trong điều 4. Với bản cương lĩnh
của đảng đứng trên cả Hiến pháp của nước thì tòa
nào xử chỉ đạo sai trái của cấp ủy mà ông đòi trị
tận gốc tham nhũng?
Có
ý kiến cho rằng: “Chống tham nhũng là tự các quan chức, các lãnh
đạo chống lại chính mình, tất nhiên là điều đó là không không bao giờ xảy ra,
bởi cũng tựa như một con chó dại, nó chỉ cắn người, hoặc cắn những con chó khác
chứ không bao giờ cắn lại chính nó.”
Phải chăng, đây chính
là cái
nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng khi người ta cho rằng đảng
của ông Trọng vừa chống tham nhũng, vừa bảo kê cho tham nhũng qua
những phát ngôn đầy mâu thuẫn trong hai ngày tiếp xúc cử tri ở Hà Nội
(6-7/12) vừa qua. Đơn giản, dù muốn ông cũng không thể nào chống được
tham nhũng trong cái cơ chế nhất nguyên độc đảng vừa đá bóng vừa
thổi còi như thế.
Việc khuyên mọi
người phải bình
tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt sau khi kể câu chuyện Đường
Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ nhằm
mục đích gì, nếu không phải để trấn an, xoa dịu những bức xúc của
đông đảo quần chúng nhân dân?
Luận về việc này có
người cho rằng ông giáo sư tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng chẳng
hiểu gì về văn học và về Phật giáo. Còn người hiểu đạo thì
khẳng định, việc buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận
kinh Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Đường
Tăng, để diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng
của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ
không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.
Một độc giả bình thường
khi đọc Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân cũng không bị “méo mó về
nhận thức” như ông cựu sinh viên Khoá 8 – Khoa Văn trường Tổng
hợp Hà Nội (có được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du Ký)!
Thật là:
- Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa. (Mạnh Tử)
Với cái
nhìn khoa học, biện chứng thì, dù muốn ông Tổng Trọng cũng
không thể chống được tham nhũng. Vì ông không thể lấy đá tự ghè
chân mình. Như triết gia Hứa Hành thời Xuân Thu bên Trung Nguyên đã
nói:
“Tâm không bình an, khí không
hoà nhã thì lời nói hay lầm lỗi”.
Hiểu được cái thế kẹt của
người ta, đừng ai còn ngụp lặn trong mê lầm như thế! Xin bình
tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt để tự cứu lấy chính mình!
-------------------------------------------
Bài liên quan :
PV Quốc
Doanh (Bauxite Việt Nam)
14/12/2013
No comments:
Post a Comment