Với mình, chuyện một cán bộ
Thành Đoàn giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay một cô gái đang quảng bá các
tiêu chí của nhân loại về quyền con người là chuyện nhỏ.
Chuyện lớn là chính quyền Việt
Nam đã tìm đủ cách để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc mà lại chỉ có thể nghĩ ra, rồi tổ chức những hoạt động ngăn chặn như vậy
mới là chuyện lớn.
Chuyện lớn nằm ở chỗ mà cha,
anh của cậu thanh niên đó vẫn thường hay nói: “tâm” và “tầm”. “Tâm” như thế và
“tầm” chỉ ở mức như vậy thì làm sao “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” mãi được
(?). Người ta gọi như thế là “qúa phận” đấy!
***
Với mình, chuyện cậu thanh niên
giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền đã từng du học ở Mỹ là chuyện nhỏ.
Học ở đâu, đã thủ đắc những
bằng cấp loại nào cũng là chuyện nhỏ. Đâu phải cứ có học, có bằng cấp là thành
nhân.
Nhận thức sống để làm gì và
sống như thế nào hình như mới là chuyện lớn.
Lịch sử xứ nào, thời nào cũng
có không ít kẻ đỗ đạt cao nhưng thiên hạ và hậu thế gọi là “ngu trung”. Dù sao
thì tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền cũng thuộc phạm trù “tự do lựa chọn”.
Chỉ muốn nhắc cậu thanh niên đó
và những người bạn của cậu ta rằng “tự do lựa chọn” luôn đi kèm với “tự chịu
trách nhiệm”, mà trách nhiệm do tận trung với bạo chúa, phò bạo quyền thì xem
lại lịch sử đi. Nó nặng nề lắm, liệu có gánh nổi chăng?
***
Với mình, chuyện cậu cán bộ
Thành Đòan nói gì sau sự kiện cậu ta giựt xấp Tuyên ngôn Nhân quyền trên tay
một cô gái đang quảng bá các tiêu chí của nhân loại về quyền con người là
chuyện nhỏ.
Chuyện lớn nằm ở chỗ “tai mắt
nhân dân”. Có thời, cha, anh của cậu ta hay nói, họ làm được chuyện này, ngăn
chặn được chuyện kia là nhờ “tai mắt nhân dân”.
Khoan bàn chuyện cha, anh của
cậu ta nói thiệt hay nói dóc, chỉ nhìn mỗi sự kiện cậu ta tạo ra thì thấy “tai,
mắt nhân dân” hướng vào ai, ủng hộ và chống cái gì.
Tuy đã “ngụy trang” như “quần
chúng tự phát” nhưng cậu ta không thể lọt qua “tai mắt nhân dân”.
Nếu bảo vệ đảng, bảo vệ chính
quyền thật sự là bảo vệ chính nghĩa, được “đại đa số nhân dân ủng hộ, đồng
tình” thì việc gì phải cải trang, phải che giấu diện mạo, lai lịch, rồi lấy
ghế, lấy tay che chắn, thậm chí bỏ chạy lúc bị chụp hình, không dám đeo bảng
tên dù “thi hành công vụ”. Khi hiện tượng này phổ biến đến mức trở thành lối
hành xử chung của những thành viên trong lục lượng đảm nhận vai trò “bảo vệ chế
độ” thì vì lý do nào đó mà muốn tỏ ra mẫn cán, cũng nên ngồi ngẫm lại. Thượng
cấp không phải nhân dân và nhân dân bao gồm cả thân nhân, thầy cô, bạn bè, hàng
xóm, người quen…
Nên khắc cốt, ghi tâm yếu tố
“tai mắt nhân dân”, ngẫm nghĩ rồi hãy hành xử các bạn à!
No comments:
Post a Comment