Trong những ngày qua, dư luận của người Việt trong
và ngoài nước xôn xao trước hiện tượng thoái đảng, bỏ đảng của một số đảng viên
đảng cộng sản Việt Nam. Nếu so sánh với trào lưu thoái đảng ở Trung Quốc với
con số 100 triệu đảng viên đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản, thì số
lượng những người Việt tuyên bố ly khai khỏi đảng cộng sản Việt Nam quả thực
chỉ là một con số quá ư ít ỏi, ấy vậy mà đã tiêu tốn không ít giấy mực của các
báo chí lề dân, cũng như khá nhiều thời gian bàn qua tán lại của nhiều người
đang nặng lòng với quê hương, với đất nước và với tiền đồ của dân tộc.
Thực ra không phải ông Lê Hiếu Đằng là người đầu
tiên ly khai khỏi đảng cộng sản, mà trước đó, từ những năm cuối thập niên 1980s
và đầu thập niên 1990s cũng đã có nhiều đảng viên, từng giữ các trọng trách
trong bộ máy quyền lực của nhà nước cộng sản như các ông Huỳnh Nhật Hải sinh
năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946 là hai anh em ruột, là những người
đã công khai từ bỏ đảng cộng sản vào cuối năm 1988, đồng thời hai ông Hải và
Tấn cũng từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo những tiềm năng rất
lớn về quyền lực và quyền lợi: Vào thời điểm đó, ông Hùynh Nhật Hải đang là Phó
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên Thành ủy Đà Lạt,
còn ông Huỳnh Nhật Tấn đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng
kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết. Và một đảng viên kỳ cựu khác mà không ít người
quen tên biết tuổi, cũng đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản vào cuối năm
2009 đó là nhà văn, Ðại tá quân đội cộng sản bắc Việt Phạm Ðình Trọng. Nhưng trong
thực tế đã có khá nhiều đảng viên cộng sản khác âm thầm từ bỏ đảng mà không cần
tuyên bố.
Huỳnh
Nhật Tấn & Huỳnh Nhật Hải
Trở lại với hai ông cộng sản nòi Huỳnh Nhật Hải và
Huỳnh Nhật Tấn, điều gì đã khiến hai đảng viên cộng sản đầy tiềm năng của một
gia đình có truyền thống cách mạng từ trước năm 1945 lại có quyết định cao cả
và quả cảm, ly khai khỏi đảng cộng sản khi đang trên đà danh vọng và quyền lợi
cho bản thân, cho gia đình, cho con cháu đang ở trong tầm tay?
Đây chúng ta hãy lắng nghe tâm sự của hai ông trong
một dịp trải lòng với Bác Sỹ Phạm Hồng Sơn, Hội trưởng Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính
Trị Và Tôn Giáo Việt Nam trong chuyến Nam du vào đầu tháng 12 vừa qua:
Huỳnh Nhật
Hải: “Có thể nói hai anh em chúng tôi đã được “nhuộm
đỏ” từ bé. Chúng tôi đã có thiện cảm, tinh thần ủng hộ, và làm những việc có
lợi cho những tổ chức của cách mạng như Việt Minh hay Mặt trận Dân tộc Giải
Phóng miền Nam Việt Nam ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi. Vì ba má tôi là một gia
đình tư sản ủng hộ Việt Minh tại Đà Lạt từ trước năm 1945. Ba tôi là hội viên
Công hội Đỏ và tham gia cướp chính quyền tại Đà Lạt vào năm 1945 và sau đó trở
thành đảng viên bí mật của đảng Cộng sản Đông Dương. Hai anh trai tôi là những
người đi tập kết ra Bắc sau năm 1954. Một yếu tố nữa cũng làm cho chúng tôi ủng
hộ Mặt trận là sự xuất hiện của quân đội Mỹ tại miền Nam. Sự xuất hiện đó làm
cho những người như chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm về chủ quyền dân tộc. Chúng
tôi cảm thấy là miền Nam đang bị người Mỹ xâm lăng và cần phải chống lại họ và
chính quyền thân Mỹ tại miền Nam.”
Huỳnh Nhật
Tấn: “Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi đảng lúc
đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt
được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói.”
Huỳnh Nhật
Hải: “Còn trong lá đơn của tôi viết sau ông em tôi một
vài tháng, tôi nhớ đã viết là: “Tôi không còn động cơ để phấn đấu cho mục tiêu
và lý tưởng của đảng nữa.” Nhưng thực sự trong thâm tâm thì cũng giống như ông
em tôi đã nói ở trên. Tôi không tin ĐCSVN nữa. Đó là một quãng thời gian kéo
dài khoảng 5-7 năm, thông qua những quan sát, tìm hiểu, trao đổi, bàn bạc và
trằn trọc từ mỗi bản thân và gần như chỉ giữa hai anh em chúng tôi.
Huỳnh Nhật
Tấn: Có thể nói chúng tôi đi đến sự bất tín vào ĐCSVN là
dựa vào những gì chúng tôi thấy, chúng tôi gặp trên thực tế hơn là từ vấn đề lý
luận. Đó chính là những chính sách về quản lý xã hội, điều hành kinh tế và việc
tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của người dân của ĐCSVN. Về quản lý xã hội,
ĐCSVN đã không quản lý bằng pháp luật mà bằng sự tùy tiện, áp đặt, gần như hoàn
toàn chỉ dựa theo các chỉ thị, ý muốn từ lãnh đạo đảng. Ví dụ việc tịch thu nhà
cửa, tài sản hay đưa đi “học tập cải tạo”, thực chất là bỏ tù con người, đều
không dựa trên pháp luật hay xét xử của tòa án. Điều hành kinh tế thì lúc đó
chúng tôi thấy những chính sách rất kỳ cục và phản khoa học, ví dụ như có những
chỉ thị là Đà Lạt phải sản xuất bao nhiêu rau hay các huyện khác phải sản xuất
bao nhiều mì[i] mà không cần biết khả năng và lợi thế về thổ nhưỡng, thói quen
canh tác của người dân hoặc việc giao quyền lãnh đạo kinh tế không dựa vào
chuyên môn, kinh nghiệm mà lại dựa vào thành phần giai cấp và sự gắn bó với
đảng. Về các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực
tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng hòa. Ví dụ
như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính
quyền đọc cả cương lĩnh của Mặt trận nhưng những người đó không coi chúng tôi
là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường.
Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong
tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí
tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất
công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để
chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không
tôn trọng những quyền căn bản của người dân.
Huỳnh Nhật Hải: Sau khi cùng tìm hiểu, trao đổi, bàn luận chúng tôi nhận thấy tình trạng
mất tự do, phi dân chủ hay có thể nói là cuộc sống kìm kẹp, đau thương của nhân
dân, của giới trí thức sau chiến thắng 30/04/1975 ở miền Nam hoàn toàn là sự
lặp lại y nguyên tình trạng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 –
thời kỳ mà ông Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn ở trên đỉnh cao quyền lực.
…Và khi nhắc đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi cả
hai ông đều được trở lại thành, được sum họp với gia đình, bạn bè và họ mạc, sau
khi đoàn quân của đảng các ông đã cưỡng chiếm được toàn miền Nam, thì cả hai
ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn đều có chung một tâm trạng là BUỒN
Huỳnh Nhật
Hải:
Buồn. Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai
miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm
nay.
Huỳnh Nhật
Tấn:
Buồn. Một ngày quá buồn. Cái chiến thắng 30/04 chỉ đem lại
một sự áp bức trên mọi phương diện cho nhân dân, đất nước và lại nặng nề hơn cả
thời Pháp thuộc.
Và lý do mà cả hai ông Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật
Tấn đã từ bỏ đảng cộng sản khi đang còn trên đỉnh cao của danh vọng và quyền
lực bởi cả hai đều đã nhận ra được lầm lỗi của mình qua những tâm sự đắng cay
thế này:
Huỳnh Nhật
Tấn: Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt
huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại
sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân
và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người
mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ
đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam
Việt Nam.
Huỳnh Nhật
Hải: Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước
1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại
bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.
...Trở lại với trường hợp thoái đảng của ông Lê Hiếu
Đằng, khác hẳn với bối cảnh ly khai khỏi đảng cộng sản của hai ông Hải và Tấn,
Ông Lê Hiếu Đằng thoái đảng trên giường bệnh, khi biết mình đã gần đất xa trời,
khi biết mình chắc chắn sẽ không còn nhận được chút ân sủng gì nữa của đảng, và
điều đáng tiếc là ông Đằng vẫn chưa nhận ra tội lỗi của mình đối với đồng bào,
với dân tộc khi đi theo cộng sản để mang lại đau thương, tang tóc cho quê hương
cho nòi giống, thậm chí ông Đằng vẫn còn ngộ nhận hành động xâm lược miền Nam
của cộng sản Bắc Việt là “Giải Phóng Dân Tộc” nên dẫu đã từ bỏ đảng nhưng vẫn
chưa hề ăn năn: “Tôi tên Lê Hiếu Ðằng là đảng viên đảng CSVN, hơn 40 tuổi đảng.
Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: Ðảng CSVN bây giờ không còn như
trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ
là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất
nước, dân tộc. Ði ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân. Tôi xin xác định đây là
quyết định của tôi”....
Và khi ngồi viết những lời này thì chúng tôi nhận
được thông tin ông Lê Hiếu Đằng đã bị hôn mê sâu sau nhiều tháng dài điều trị
tại bệnh viện. Chắc chắn là sự tồn tại của ông Đằng trên thế gian này chỉ còn
tính bằng giờ, bằng khắc ngắn ngũi mà thôi. "Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu
danh": Vâng hổ chết để da, người ta chết để tiếng... Sinh ra và lớn lên ở
miền Nam tự do, được hưởng thụ nền giáo dục khai phóng và nhân bản của Việt Nam
Cộng Hòa với đầy đủ và trọn vẹn những quyền làm người mà Thương Đế đã ban cho,
nhưng như loài dơi không chấp nhận ánh sáng mà chỉ thích nghi với đời sống nơi
tối tăm, u trệ, Lê Hiếu Đằng cùng một số nhân sỹ trí thức Miền Nam từng ăn cơm
quốc gia, thờ ma cộng sản đã chối bỏ ánh sáng của Tự Do, Dân Chủ của Miền Nam
mà đi tìm sự tăm tối u mê nơi chế độ cộng sản và cũng chính Lê Hiếu Đằng cùng
đồng đảng đã mang cái tối tăm u trệ và đau thương tang tóc cho quê hương, cho
dân tộc. Chẳng biết sự quay đầu quá muộn màn của Lê Hiếu Đằng có giúp rửa đi
phần nào những vết dơ tội lỗi của ông đối với người dân Nam, đối với chính thể
Việt Nam Cộng Hòa hay không, bởi chắc chắn với những tội lỗi của ông và của
những kẻ ăn cơm quốc gia mà thờ ma cộng sản, tuổi tên của ông và của đồng đảng
sẽ phải lưu xú muôn đời. Chỉ mong rằng, những kẻ cùng thuyền cùng hội với Lê
Hiếu Đằng sớm quay đầu trước khi quá muộn.
Phạm
Chí Dũng - Nguyễn Đắc Diên
Dù vậy, cũng phải khách quan mà thừa nhận rằng việc
thoái đảng của ông Lê Hiếu Đằng ít nhiều đã tạo được hiệu ứng đối với một số
đảng viên trẻ như tiến sỹ Phạm Chí Dũng và Nha Sỹ Nguyễn Đắc Diên… là hai đảng
viên đã công khai từ bỏ đảng cộng sản với những tuyên bố mà ở một chừng mực nào
đó cũng có thể giúp làm thức tỉnh lương tri của những người cộng sản, những
người đang đặt quyền lợi của giai cấp, của bản thân lên trên quyền lới của tổ
quốc, của dân tộc, rằng: “Tôi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam bởi tất
cả những gì mà đảng Cộng sản thể hiện vai trò 'lãnh đạo toàn diện' trong ít
nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi
từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm vì đảng Cộng sản hiện thời
chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích” (Tiến Sỹ Phạm Chí
Dũng). Và “Khi vào đảng tôi đã từng thề, rằng tuyệt đối trung thành với đảng.
Nay, tôi thà phản bội lời thề trung thành với đảng còn hơn phải theo đảng mà
phản bội lại quyền lợi dân tộc, dân sinh, dân chủ, dân quyền mà lẽ ra dân tộc
tôi phải được hưởng từ 38 năm về trước.” (Bác Sỹ Nguyễn Đắc Diên) Hy vọng cùng
với những tâm tư đó, những đứa con một thời lầm lạc của dân tộc sẽ nhận ra
"con đường bác đi là con đường bi đát", mà sớm quay về để chung tay
cùng cả dân tộc trong công cuộc Khai Dân Trí, Chấn Hưng Khí và Hậu Dân Sinh vì
sự tồn vong của giống nòi Lạc Việt.
Mong lắm thay
No comments:
Post a Comment