Baptist Press Ngày 14/10/2013
Posted on October 15, 2013 by
VNHRDs
WASHINGTON (BP) — Người Công
giáo ở miền bắc Việt Nam, những người phản đối việc giam giữ lâu dài hai giáo
dân, đã đối mặt với chính quyền ở nước Đông Nam Á.
Anthony Nguyễn Văn Hải 43 tuối,
và Peter Ngô Văn Khởi 53 tuổi, đã bị bắt giữ từ ngày 22/05 vì tội “gây rối trật
tự công cộng” theo World Watch Monitor. Hành vi phạm tội của họ bị cáo buộc là
đã đến thăm một nhà thờ Công giáo phía nam của Hà Nội ở xã Nghi Phương, tỉnh
Nghệ An.
Theo Christian Solidarity
Worldwide (CSW), những người đàn ông phải được thả tự do vào ngày 02/09 , theo
truyền thống được coi là ngày ân xá tại Việt Nam. Khi công an địa phương vẫn
giam giữ hai người, một nhóm lớn của người Công giáo đã cùng với các thành viên
gia đình kéo đến trụ sở ủy ban nhân dân huyện Nghi Phương. Theo nguồn tin chưa
kiểm chứng, chủ tịch huyện đã hứalà sẽ thả hai người đàn ông ra vào ngày 04/09.
Hai người công giáo đã không
được thả tự do và chính quyền ra lệnh cho những giáo dân biểu tình phải giải
tán. Khi những người biểu tình từ chối, một lượng lớn cảnh sát, bộ đội và dân
thường tấn công những người biểu tình bằng dùi cui, làm bị thương nặng 40
người; tin cho biết đã có những phát đạn bắn chỉ thiên và các biểu tượng tôn
giáo đã bị đập vỡ, theo CSW.
Đức Giám mục Paul Nguyễn Thái
Hợp của giáo phận Vinh kêu gọi “hỗ trợ và hiệp thông quốc tế” sau cuộc tấn công
vào người Công giáo, một tôn giáo thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Một tuyên bố từ
Truyền thông Công Giáo Việt Nam cũng cho biết, “Các điều luật của Việt Nam đã
trở thành một phương tiện hiệu quả cho chính quyền sử dụng bất cứ khi nào họ
muốn để đàn áp người dân”.
Vào ngày 06/10, Asia News cho
biết có hơn 50.000 giáo dân Công giáo đã tập trung tại giáo xứ Thuận Nghĩa để
tham gia một thánh lễ đặc biệt và nghi thức cầu nguyện được cử hành bởi 20 linh
mục. Những người tham dự tại buổi tập trung đã kêu gọi phóng thích hai công dân
đang bị nhà cầm quyền giam giữ bất hợp pháp và chưa bị truy tố với bất cứ tội
danh nào.
Đài Truyền hình Việt Nam chỉ
trích những lời kêu gọi đoàn kết, gọi đây là những hành động “kích động bạo
lực”.
Theo Asia News, trong một bản
tin 10 phút, hãng tin của Nhà nước Việt Nam cáo buộc Đức Giám mục Nguyễn “nói
dối”, và biến một vụ việc của hai người công giáo thành một sự kiện chống lại
nhà thờ. Chính quyền cảnh báo sẽ bắt giữ nhiều hơn nếu “sự nổi loạn” vẫn tiếp
tục.
Thông tấn xã Việt Nam (VNA) đã
không đưa thông tin về sự đối đầu trên trong tờ báo Nhân Dân, tờ báo chính thức
của đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại đưa tin về cuộc họp cấp cao ngày 19/09
giữa đại diện của Vatican và Ủy ban về các vấn đề tôn giáo của Việt Nam. Trong
cuộc họp tại Rome, tờ báo cho biết, Vatican “bày tỏ mong muốn mối quan hệ hơn
nữa với Việt Nam và kêu gọi giáo dân Việt Nam tôn trọng và chấp hành các chính
sách và điều luật của quốc gia”.
“Phía Việt Nam khẳng định rằng
Việt Nam đã liên tục theo đuổi một chính sách tôn giáo để đảm bảo quyền tự do
tôn giáo và tín ngưỡng của người dân, và không chấp thuận cách sử dụng những
quyền đó sai lạc gây ra bất ổn xã hội và làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng
đồng Công giáo và dân tộc”, tuyên bố trên báo chí Việt Nam nói.
“Chính phủ Việt Nam sẽ luôn hỗ
trợ và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo trong đất nước”, quan chức
Việt Nam được cho là đã nói thế với các giáo chức Vatican. “Chính phủ hy vọng
rằng tất cả các giáo dân Việt Nam sẽ có những hành động cụ thể vì lợi ích của
cả quốc gia và đức tin của họ và làm theo những lời của Đức Giáo Hoàng Benedict
XVI có nói rằng một người Công giáo tốt là một người công dân tốt”.
Trong khi đó, chính phủ đã tiếp tục đe dọa
giáo dân . Asia News trích dẫn “một loạt các bài diễn tập chống bạo động” của
cảnh sát, quân đội và các thành viên của phong trào thanh niên cộng sản” đã
được tiến hành.
Trong khi đó, Kitô giáo Tin
Lành, tiếp tục phát triển tại Việt Nam và các nhóm giáo hội Tin Lành tự do như
Baptists thường bị bách hại, nhưng các nhóm lớn hơn chịu sự kiểm soát của chính
phủ được phép tiến hành một số nghi lễ không gây hại đến trị an.
Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
(miền Bắc) đã thống nhất với Tổng Liên đoàn các Giáo hội Tin Lành Việt Nam
(miền Nam) trong Đại hội đồng lần thứ 34 của nhóm tại Hà Nội vào đầu tháng
Mười. Các nhóm đã hoạt động độc lập trong gần 60 năm.
Theo báo Nhân Dân, ông Nguyễn
Lâm – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ca ngợi Giáo
Hội Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) vì thực hiện vai trò của mình như một thành
viên của mặt trận, một tổ chức của nhà nước cộng sản. Các mục sư, các nhà
truyền đạo và tín đồ đã nhiệt tình tham gia trong phong trào yêu nước và các
hoạt động từ thiện, chung tay trong việc xây dựng giáo hội của họ mạnh mẽ, ông Lâm nói.
Đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đã
thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ khi hai nước đang muốn thúc đẩy quan hệ quân sự và
kinh tế, với nhiều công ty Mỹ đang triển khai làm ăn ở Việt Nam. Vào tháng Tám,
Hạ viện đã thông qua một dự luật nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo và nhân quyền tại
Việt Nam.
Trong một cuộc biểu quyết 405-3
, Hạ viện đã thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam, HR 1897, không cho phép
gia tăng viện trợ phi nhân đạo của Mỹ cho Việt Nam nếu chính phủ nước này không
đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy các quyền con người . Thượng viện
vẫn chưa có phản ứng với nghị quyết này.
Trong số các mục tiêu của mình,
dự luật tìm cách chấm dứt sự lạm dụng tôn giáo và trả lại tài sản bị tịch thu
cho các giáo hội và cộng đồng tôn giáo. Hạ Nghị viện thể hiện ý nguyện của Quốc
hội Hoa kỳ, rằng Bộ Ngoại giao nên đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc
gia cần quan tâm đặc biệt, là những quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất
trên thế giới.
Dự luật này gửi đi một thông
điệp rõ ràng và mạnh mẽ tới chế độ cộng sản chuyên quyền ở Việt Nam, nói rằng
Hoa Kỳ đang rất nghiêm túc trong việc chống lại vi phạm nhân quyền ở nước này,
Dân biểu Chris Smith, R. – NJ cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản. Ông
Smith, người đề xuất dự luật, cho biết người Công giáo, Tin lành, Phật tử và
tín đồ của các tôn giáo khác đang phải đối mặt với sự đàn áp của chính phủ Việt
Nam.
Dự luật của Hạ viện Mỹ cho biết
chính phủ Việt Nam “tiếp tục hạn chế tự do tôn giá, hạn chế các hoạt động của
các tổ chức tôn giáo độc lập và bức hại các tín hữu có các hoạt động tôn giáo
mà chính quyền coi là một mối đe dọa tiềm năng đe dọa đến sự độc quyền về quyền
lực”.
Theo Open Doors International,
Việt Nam đứng thứ 21 trên thế giới trong số 50 nước vi phạm tự do tôn giáo tồi
tệ nhất.
“Trong những năm tới, ít có khả
năng tình hình sẽ thay đổi có lợi đáng kể cho thiểu số Kitô giáo. Các nhà chức
trách đã bắt đầu đặt thêm những hạn chế trên các lĩnh vực mà chính phủ quản lý lỏng lẻo trong
nhiều năm qua, World Watch List cho biết.
Việt nam có khoảng 9,7 triệu
dân theo Kitô giáo, trong đó có hơn 8 triệu theo Công giáo. Một số lượng đáng
kể của những người Công giáo đó sống ở miền nam Việt Nam.
Lại là một luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo được phát triển, bằng chứng đã chững minh cho thấy thực tiễn ở Việt Nam các giáo dân đang tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, ngày càng ủng hộ Đảng. Tất cả các hoạt động đều phải dựa trên khuôn khổ của pháp luật, không được ra ngoài pháp luật.
ReplyDeleteNhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật. Không có ai, hoạt động nào có quyền đứng trên pháp luật, đứng ra ngoài pháp luật. Tôn giáo luôn được Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển, nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo tuyệt đối với đất nước Việt Nam.
ReplyDeleteViệt Nam là một nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Tôn giáo luôn được đất nước xem như là một thành phần không thể tách biêt, cùng với sự phát triển của đất nước. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho tôn giáo được phát triển. Thế nhưng các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề này để chống phá chúng ta. Vì thế chúng ta phải cảnh giác với những âm mưu này, với những bài viết xuyên tạc như thế này.
ReplyDeleteMọi người hãy cẩn thận với nhưng bài viết như thế này. Đây là một luận điệu của những ker phản động, của những kẻ bám đít phương Tây. Tôn giáo đang được các thế lực thù địch lợi dụng, chúng đang muốn đưa tôn giáo là một công cụ chính trị, muốn tách tôn giáo ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế chúng ta phải cảnh giác với những luận điệu này của chúng.
ReplyDelete