Đỗ Kim
Thêm[1]
Bản
dịch tiếng Việt của BVN
5/10/2013
Đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong nước và
hoàn cảnh địa lý có một nước Trung Hoa quá gần để có thể an lành, Việt Nam đặt
cược lớn vào việc nước Mỹ chuyển trọng tâm từ Đại Tây Dương sang Thái Bình
Dương, nưóc này đang chào đón Hoa Kỳ với tư cách một cường quốc Thái Bình Dương
để cân bằng với người láng giềng thường hiếu chiến ở phía bắc. Chắc chắn là,
trải nghiệm sự phát triển chậm lại về kinh tế do nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đã không hiệu quả, Việt Nam đang đi tìm một đối trọng
với ảnh hưởng Trung Hoa. Người dân phẫn nộ vì các công nhân Trung Quốc có mặt
khắp nơi, vì hàng xuất khẩu không đáng tin cậy của TQ đang tràn ngập các chợ,
vì các hoạt động hàng hải của nước này ở biển Nam Trung Hoa [tức biển Đông của
VN – BVN] đang gia tăng và vì chính phủ không có phương cách pháp lý hay quân
sự để giải quyết những yêu sách về các vùng lãnh thổ tranh chấp. Khi tình cảm
bài Hoa phát triển và những quan ngại về tương lai không chắc chắn tiếp tục
tăng lên, những câu hỏi chủ yếu trong lòng mọi người là hiển nhiên: Vì sao giới
lãnh đạo không có được hành động trừng phạt thích đáng [đối với TQ]? Ngày hôm
nay chúng ta đang đứng ở chỗ nào để giải quyết những vấn đề cơ bản này? Chúng
ta phải tìm kiếm cái gì, trông đợi điều gì, và làm sao để thích ứng tốt nhất,
thích ứng ở chỗ nào? Làm thế nào nhận dạng những khía cạnh ấy như những biến số
có khả năng giải thích? Làm sao lưu thông những động lực chằng chéo nhau ấy?
Việt Nam quá gần Trung Quốc về mặt địa lý và văn hoá, và vị thế của nước này
chưa bao giờ yếu như hôm nay. VN kém yên bình về nội trị và dễ tổn thương về
đối ngoại hơn bao giờ hết do chất luợng hiệu năng của chính quyền, do sự phát
triển có điều tiết và kiểm soát tham nhũng đang đi xuống. Và xác đáng nhất là
giới tinh hoa đang đặt lợi ích của TQ và của riêng họ lên trên nguyện vọng
chính trị của nhân dân. Vậy nên có nhiều lý do thật cổ vũ trong việc Hoa Kỳ đặt
trọng tâm chính sách toàn cầu là chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.
Nhìn ra bên ngoài, VN có thể phấn khích vì Hoa Kỳ sẽ là một cường quốc Thái
Bình Dương nhắm trợ giúp VN cân bằng với TQ. Làm sao VN chuyển những khát vọng
của mình thành hành động mà vẫn tiếp tục chung sống hoà bình với TQ? Phạm vi
của hiệp đinh TPP là rất to lớn, nó có thể tạo điều kiện điều phối cho VN hội
nhập hơn vào sự phát triển của khu vực Thái Bình Dương. Hiệp ước đang trong quá
trình thương thảo giữa 12 nước trải dài từ Peru và Chile ở Nam Mỹ cho đến nhiều
nước Đông Nam Á bao gồm Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Nó sẽ bao gồm
cả Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng như Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn
nhất.
Nếu được phê chuẩn thì đây sẽ là hiệp định thương
mại lớn nhất thế giới, khiến cho Liên hiệp châu Âu trở thành nhỏ bé. Thoả
ước P-4 kêu gọi Chile, Zealand và Singapore giảm thuế suất xuống 0 đối với tất
cả hàng hoá chủ trừ một số ít sản phẩm. Được tung ra vào năm 2006 như một hiệp
định giữa Brunei, Chile, New Zealand and Singapore, P4 nhắm bãi bỏ thuế suất
thông qua một hệ thống thoả thuận, nó làm nên bộ phận chủ chốt trong cái gọi là
chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama – chuyển những ưu tiên về an ninh
sang châu Á. Tháng 11 năm 2009, Tổng thống Obama thông báo tăng cường cam kết
về mọi mặt với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Ông hy vọng mình sẽ là “tổng
thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”. Không phải bỗng dưng mà Trung Quốc,
vắng mặt một cách đáng ghi nhận ở thoả thuận, coi hiệp định như một cố gắng
kiềm chế nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới hiện nay, xét cả về kinh tế lẫn quân
sự.
Điều này không có nghĩa Hoa Kỳ có thể đặt hay sẽ đặt
Việt Nam ở trung tâm của sự chuyển đổi. Hoa Kỳ không còn là cường quốc điều
tiết hàng đầu trong hệ thống thương mại toàn cầu và không còn sinh lực để
thương thảo trong phạm vi Tổ chức Thương mại Thế giới, dù nước này có thể hữu
hiệu trong phạm vi kiến trúc vùng. Dù khó mà tiên đoán được những sự đối đầu về
kinh tế Mỹ-Trung trong hoàn cảnh TPP, cả hai nước có thể cải thiện năng lực
kiểm soát những nguy cơ họ sẽ phải đương đầu. Đó không phải là cuộc chiến đấu
sống mái, vì hai nước không là địch thủ trong lúc này, chắc chắn không phải
địch thủ theo cách mà VN có thể trông đợi. Tuy nhiên VN có tiềm năng để trở
thành một đối tác rất hấp dẫn của doanh thương Hoa Kỳ. Nước này là thị trường
lớn thứ ba trong các nền kinh tế TPP, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Hiển nhiên Hoa Kỳ không ưu ái VN do những sự xem xét
về mặt chiến lượcthuần túy. Những quan ngại gia tăng về chủ quyền lãnh thổ, an
toàn lương thực, sự xuống cấp về môi trường và sự kiểm soát thị trường lao động
không phải là những mục tiêu cam kết hàng đầu của Hoa Kỳ. Sự cảnh giác của Hoa
Kỳ đối với TQ, cả với tư cách người cạnh tranh chiến lược lẫn đối tác thâm thụt
thương mại đồ sộ, hiển nhiên là nhân tố khiến VN vội vã thương lượng với Hoa
Kỳ. Nhưng không khí hồ hởi bao trùm những cuộc đàm thoại mới đây giữa hai tổng
thống Trương Tấn Sang và Barack Obama đã nhạt rồi. Sự khác biệt giữa hai bên về
các vấn đề quyền con người là rộng lớn, nhưng không quá rộng để đưa tới bế tắc
trong những thương thảo đang tiến hành như một số nhà hoạt động [xã hội chính
trị] trông đợi. Bản chất song phương của các cuộc hội đàm có thể khiến chúng có
được khả năng loại bỏ những vấn đề khó khăn như nỗi bận tâm trong đường lối đối
nội của VN về sự áp đảo của TQ trong khu vực. Song ít ra thì VN cũng đã cố gắng
tạo ra cảm tưởng hoàn toàn giả tạo là nước này tin cậy vào sự trở lại của Hoa
Kỳ. Vì thế, kết quả đạt được của cuộc thương lượng hiện nay không thật đáp ứng
thuận lợcác kế hoạch hiện thời của VN.
Điều này là sai. Theo cách nhìn ấy, VN cần có sự
hiểu biết thích đáng và sự cố gắng toàn diện để thuyết phục Hoa Kỳ làm những gì
có lợi cho mình. Quan trọng nhất có thể là sự cân nhắc thực dụng về lợi ích của
Hoa Kỳ và lợi thế so sánh năng động của VN xét về lâu dài có thể hình thành.
Chắc chắn về lâu dài, VN không có vẻ thực hiện một nền ngoại giao đi dây mà cả
Hoa Kỳ lẫn TQ đều không trông đợi. Nhắm đạt được mục tiêu của mình, giới lãnh
đạo nên nhìn cả vào bên trong lẫn nhìn lại phía sau trong khi hình dung cách
đáp ứng những điều kiện chuyển đổi. Đó là một nhiệm vụ khó khăn cố hữu ở một
thời đại mà sự thay đổi nhanh chóng trong nền ngoại giao toàn cầu đã khiến
chúng ta vẫn phải cố để hiểu ý nghĩa của sự phát triển thương mại đối với hoà
bình khu vực là gì. Phần lớn vấn đề chỉ có thể đuợc giải quyết bởi sự hiểu biết
của công chúng, sự đồng thuận về chính trị, sự chuyển hướng và quyết đoán. Kết
quả là VN không có vị trí thuận lợi cả trong việc thúc đẩy TPP tiến tới trong
sự hài hoà hay đẩy vọt tiến bộ trong thương thảo với các đối tác ngoại giao. Cả
hai cách tiếp cận đều cản bước tiến của việc thiết lập một sáng kiến đa phơng.
Bản gốc tiếng Anh do tác giả gửi trực tiếp cho BVN. Có thể đọc trên mạng của báo Asia Sentinel: http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5747&Itemid=238
Bản
dịch tiếng Việt của BVN
[1] Ông Đỗ Kim Thêm là nhà nghiên cứu về Luật
và Chính sách Cạnh tranh Quốc tế tại Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển,
Geneva. Ông là tác giả cuốn sách “Quản lý Cạnh tranh Toàn cầu: Những vấn đề
then chốt” sắp ra mắt
No comments:
Post a Comment