10/19/2013
WESTMINSTER (VB) -- Ông Trần Đông, người sáng lập
Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, trong tuần qua đã từ Úc tới thăm Quận Cam,
California...
Trên chuyến ghé thăm Quận Cam, ông Trần Đông đã nói chuyện với phóng viên Việt Báo về tình hình các nghĩa trang đổ nát, ở các trại tỵ nạn cũ tại Mã Lai, Indonesia và Philippines.
Nhưng trước hết, để nói về duyên khởi của hoạt động này, xin trích từ RFA lời trình bày về những cảm xúc của ông Trần Đông:
“...Khi những đoàn cựu thuyền nhân Việt Nam, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tổ chức, đầu tiên trở về Đông Nam Á thăm lại những vết tích kỷ niệm ấy, đã không khỏi bùi ngùi xúc động sâu xa trước nhiều “mộ phần thuyền nhân hoang phế, mộ không ra mộ, bia thì cái ngã, cái nghiêng, cái bể gãy, cỏ mọc cao tới đầu – rất thảm thương” khiến họ không cầm được nước mắt. Ông Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam nêu lên câu hỏi:
“Mọi người đã tự hỏi là bạn bè của những người đã nằm xuống ở đâu? Thân nhân của những người đã nằm xuống ở đâu? Đồng đội của những người đã nằm xuống ở đâu? Và lòng nhân đạo cùng tình nghĩa đồng bào của chúng ta ở đâu? Chính vì những điều ray rứt như vậy mà chúng tôi nỗ lực trùng tu lại mộ phần thuyền nhân Việt Nam, trước là để cho những người đã nằm xuống được yên lòng nhắm mắt, sau nữa là để chúng ta hãnh diện rằng chúng ta đã không bỏ quên đồng đội của mình nơi rừng hoang núi vắng dù đã qua 20 năm, 30 năm hay là 40 năm…”...”
Và sau đây là bản văn trình bày do Văn Khố Thuyền Nhân ghi lại.
Hoàn tất trùng tu tất cả mộ thuyền nhân trong vùng Đông Nam Á năm 2015 kỷ niệm 40 năm định cư hải ngoại...
Trên chuyến ghé thăm Quận Cam, ông Trần Đông đã nói chuyện với phóng viên Việt Báo về tình hình các nghĩa trang đổ nát, ở các trại tỵ nạn cũ tại Mã Lai, Indonesia và Philippines.
Nhưng trước hết, để nói về duyên khởi của hoạt động này, xin trích từ RFA lời trình bày về những cảm xúc của ông Trần Đông:
“...Khi những đoàn cựu thuyền nhân Việt Nam, do Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam tổ chức, đầu tiên trở về Đông Nam Á thăm lại những vết tích kỷ niệm ấy, đã không khỏi bùi ngùi xúc động sâu xa trước nhiều “mộ phần thuyền nhân hoang phế, mộ không ra mộ, bia thì cái ngã, cái nghiêng, cái bể gãy, cỏ mọc cao tới đầu – rất thảm thương” khiến họ không cầm được nước mắt. Ông Trần Đông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam nêu lên câu hỏi:
“Mọi người đã tự hỏi là bạn bè của những người đã nằm xuống ở đâu? Thân nhân của những người đã nằm xuống ở đâu? Đồng đội của những người đã nằm xuống ở đâu? Và lòng nhân đạo cùng tình nghĩa đồng bào của chúng ta ở đâu? Chính vì những điều ray rứt như vậy mà chúng tôi nỗ lực trùng tu lại mộ phần thuyền nhân Việt Nam, trước là để cho những người đã nằm xuống được yên lòng nhắm mắt, sau nữa là để chúng ta hãnh diện rằng chúng ta đã không bỏ quên đồng đội của mình nơi rừng hoang núi vắng dù đã qua 20 năm, 30 năm hay là 40 năm…”...”
Và sau đây là bản văn trình bày do Văn Khố Thuyền Nhân ghi lại.
Hoàn tất trùng tu tất cả mộ thuyền nhân trong vùng Đông Nam Á năm 2015 kỷ niệm 40 năm định cư hải ngoại...
Ông Trần Đông, đứng giữa Little Sàigòn trong tháng
10-2013
Thành lập từ năm 2004, sau chuyến đi về thăm di tích
tỵ nạn tại Malaysia và Indonesia vào cuối tháng 3 năm 2005 nhân kỷ niệm 35 năm
định cư hải ngoại, từ đó đến nay đã qua 9 năm hoạt động, Văn Khố Thuyền Nhân
Việt Nam (Úc, Hoa Kỳ và Canada), do Ông Trần Đông sáng lập, đã không ngừng ra
sức sưu tập tài liệu liên quan đến biến cố thuyền nhân Việt Nam 1975 – 1996 và
không ngừng tìm kiếm di tích trại tỵ nạn cũng như di tích mộ người tỵ nạn Việt
Nam gồm thuyền nhân và người vượt biên bằng đường bộ, gọi chung là thuyền nhân.
Được biết đến thời điểm hiện nay, con số mộ thuyền nhân tìm thấy được trong
toàn vùng Đông Nam Á gần 2000 mộ, gồm mộ tập thể và mộ cá nhân tại những địa
điểm như sau:
1. Malaysia, trong đất liền: mai táng 937 thuyền nhân, đã hoàn tất trùng tu, còn khoảng 60 mộ không trùng tu được vì mai táng chung trong nghĩa trang Hoa Kiều tại Kuala Lumpur nơi có hàng ngàn ngôi mộ hình dạng giống hệt nhau.
2. Malaysia, đảo Bidong: có 4 nghĩa trang (Khu C, Khu E, Khu F và Khu G), tổng cộng 263 mộ, hoàn tất trùng tu 70% tổng công trình.
3. Indonesia, đảo Galang: có 500 mộ trong nghĩa trang Galang, hoàn tất trùng tu 70% tổng công trình.
4. Indonesia, vùng quần đảo Anambas và Natuna với các trại được nhiều người biết là Kuku và Air Raya, tìm thấy khoảng 300 mộ thuyền nhân.
5. Philippines: trại chuyển tiếp Bataan có 300 mộ thuyền nhân.
6. Trong năm 2014 và 2015 Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) sẽ nỗ lực tìm kiếm một số mộ thuyền nhân tại những nơi khác như: đảo Ko Kra và một số nơi khác tại Thái Lan, quần đảo Natuna và một số nơi khác ở Indonesia, tại Hồng Kông, cũng như ngoài đảo Pulau Tengga của Malaysia nơi được báo tin có khoảng 80 mộ chưa được tìm thấy.
1. Malaysia, trong đất liền: mai táng 937 thuyền nhân, đã hoàn tất trùng tu, còn khoảng 60 mộ không trùng tu được vì mai táng chung trong nghĩa trang Hoa Kiều tại Kuala Lumpur nơi có hàng ngàn ngôi mộ hình dạng giống hệt nhau.
2. Malaysia, đảo Bidong: có 4 nghĩa trang (Khu C, Khu E, Khu F và Khu G), tổng cộng 263 mộ, hoàn tất trùng tu 70% tổng công trình.
3. Indonesia, đảo Galang: có 500 mộ trong nghĩa trang Galang, hoàn tất trùng tu 70% tổng công trình.
4. Indonesia, vùng quần đảo Anambas và Natuna với các trại được nhiều người biết là Kuku và Air Raya, tìm thấy khoảng 300 mộ thuyền nhân.
5. Philippines: trại chuyển tiếp Bataan có 300 mộ thuyền nhân.
6. Trong năm 2014 và 2015 Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) sẽ nỗ lực tìm kiếm một số mộ thuyền nhân tại những nơi khác như: đảo Ko Kra và một số nơi khác tại Thái Lan, quần đảo Natuna và một số nơi khác ở Indonesia, tại Hồng Kông, cũng như ngoài đảo Pulau Tengga của Malaysia nơi được báo tin có khoảng 80 mộ chưa được tìm thấy.
Hình ảnh các nấm mồ đổ nát và được trùng tu.
VKTNVN hiện đang ráo riết chuẩn bị và vận động gây
quỹ năm 2014 tại Úc, Hoa Kỳ và Canada để kịp hoàn tất trùng tu 30% công trình
còn lại tại Bidong và Galang, cùng khoảng 1000 mộ tại Bataan (Philippines),
cùng với Kuku, Air Raya, và một số nơi khác tại Indonesia, Thailand, Hongkong.
VKTNVN hy vọng sẽ được đồng hương Việt Nam mọi nơi ủng hộ mạnh mẽ nhằm tạo đủ
số ngân khoản cần thiết là 200.000 Mỹ kim để trang trải chi phí cho công tác
trùng tu.
Tưởng cũng nên nói thêm, tổng số người Việt hải ngoại được đi định cư gần 850.000 người, nói chung đều là thuyền nhân, kể cả con số 130.000 người đi định cư vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Năm 1979 có quá nhiều cái chết thảm thương và do số người vượt biên tăng lên đột ngột bởi chính sách quét sạch người Hoa và chủ trương buôn người của CSVN qua hình thức vượt biên bán chính thức nên Liên Hiệp Quốc tổ chức Đại Hội 71 quốc gia trên thế giới tại Geneva ngày 21-7-1979. Kết quả là kế hoạch ODP ra đời với các chương trình HO, đoàn tụ gia đình, con lai, … nhằm ngăn chận những cái chết thảm thương đã đưa thêm 850.000 người khác được định cư hải ngoại. Gần 2 triệu người Việt được định cư, trong số đó có khoảng 300.000 – 500.000 người bỏ thân giữa biển khơi hay trong rừng hoang đảo vắng không ai biết được con số chính xác, sau 10 năm tìm kiếm số mộ thuyền nhân được VKTNVN tìm thấy tại các di tích trại tỵ nạn ngày xưa vào kkhoảng 2.500 mộ.
Tưởng cũng nên nói thêm, tổng số người Việt hải ngoại được đi định cư gần 850.000 người, nói chung đều là thuyền nhân, kể cả con số 130.000 người đi định cư vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Năm 1979 có quá nhiều cái chết thảm thương và do số người vượt biên tăng lên đột ngột bởi chính sách quét sạch người Hoa và chủ trương buôn người của CSVN qua hình thức vượt biên bán chính thức nên Liên Hiệp Quốc tổ chức Đại Hội 71 quốc gia trên thế giới tại Geneva ngày 21-7-1979. Kết quả là kế hoạch ODP ra đời với các chương trình HO, đoàn tụ gia đình, con lai, … nhằm ngăn chận những cái chết thảm thương đã đưa thêm 850.000 người khác được định cư hải ngoại. Gần 2 triệu người Việt được định cư, trong số đó có khoảng 300.000 – 500.000 người bỏ thân giữa biển khơi hay trong rừng hoang đảo vắng không ai biết được con số chính xác, sau 10 năm tìm kiếm số mộ thuyền nhân được VKTNVN tìm thấy tại các di tích trại tỵ nạn ngày xưa vào kkhoảng 2.500 mộ.
Hình ảnh các nấm mồ đổ nát và được trùng tu.
2.500 mộ này
là di tích còn lại của 300.000 – 500.000 người Việt tỵ nạn thảm tử trên con
đường đi tìm tự do. Nói cách khác, con số
2.500 mộ này là di tích của hành trình vượt thoát, của cuộc bỏ phiếu bằng chân
vĩ đại của 2 triệu người Việt hải ngoại đầu tiên. 2.500 mộ này đã bị bỏ quên
trong hoang vắng gần 40 năm nay. Tiêu điều. Gảy đổ. Bị mưa rừng và cỏ cây nhiệt
đới xoá dần dấu vết.
VKTNVN quyết tâm đến cuối năm 2015 sẽ hoàn tất công trình trùng tu gần 2.500 mộ thuyền nhân trong toàn vùng Đông Nam Á, mộ phần của đồng bào Việt Nam, mộ phần của đồng đội thuyền nhân và chương trình ODP. Mong ước cuối cùng của VKTNVN là những người không may mắm có được mồ yên mả ấm được yên lòng nhắm mắt, và tất cả những đồng hương có thân nhân qua đời trên đường vượt thoát dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới cũng đều có thể yên tâm rằng có thể thân nhân mình nằm trong số 80% mộ không có tên tuổi, và tất cả đều đã được trùng tu như nhau, không phân biệt sang hèn, không phân biệt người Việt, người Hoa, người Miên hay người Lào. Và lịch sử mai sau cũng còn có chút vết tích về cuộc hành trình vượt thoát đi tìm tự do vô tiền khoáng hậu của dân tộc Việt Nam.
Muốn tìm hiểu về Văn Khố Thuyền Nhân VN, xin mời vào trang: www.vnbp.org hay vào YouTube.com tìm.
VKTNVN quyết tâm đến cuối năm 2015 sẽ hoàn tất công trình trùng tu gần 2.500 mộ thuyền nhân trong toàn vùng Đông Nam Á, mộ phần của đồng bào Việt Nam, mộ phần của đồng đội thuyền nhân và chương trình ODP. Mong ước cuối cùng của VKTNVN là những người không may mắm có được mồ yên mả ấm được yên lòng nhắm mắt, và tất cả những đồng hương có thân nhân qua đời trên đường vượt thoát dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới cũng đều có thể yên tâm rằng có thể thân nhân mình nằm trong số 80% mộ không có tên tuổi, và tất cả đều đã được trùng tu như nhau, không phân biệt sang hèn, không phân biệt người Việt, người Hoa, người Miên hay người Lào. Và lịch sử mai sau cũng còn có chút vết tích về cuộc hành trình vượt thoát đi tìm tự do vô tiền khoáng hậu của dân tộc Việt Nam.
Muốn tìm hiểu về Văn Khố Thuyền Nhân VN, xin mời vào trang: www.vnbp.org hay vào YouTube.com tìm.
No comments:
Post a Comment