Thứ năm 17 Tháng Mười 2013
Cuộc khủng hoảng chính trị - ngân sách tại Mỹ tạm thời
chấm dứt. Vào tối khuya hôm qua, 16/10/2013, sau khi Thượng viện thông qua, đến
lượt Hạ viện Hoa Kỳ, với 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống, đã chấp nhận đạo
luật cho phép nâng trần mức nợ công và các công sở chính quyền Liên bang mở cửa
trở lại ngay lập tức. Tuy nhiên, quyết định này chỉ có hiệu lực đến đầu năm
tới, bởi vì theo đạo luật này, một tiểu ban sẽ được thành lập để soạn thảo một
ngân sách cho thời gian còn lại của năm 2014.
Tổng thống Barack Obama đã ký
sắc lệnh ban hành ngay lập tức đạo luật này và cho rằng giờ đây, các nghị sĩ
cần phải chinh phục lại lòng tin của người dân.
Sau đây là nhận định của thông
tín viên Anne-Marie Capomaccio từ Washington :
« Khủng hoảng nghiêm trọng kéo
dài nhiều tuần lễ, theo cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Standard &
Poor’s, thiệt hại lên đến 24 tỷ đô la, còn thỏa thuận đạt được tại Quốc hội
lưỡng viện thì có nội dung chính là định ra khuôn khổ các cuộc thương lượng
trong những tuần tới.
Có thể nói, bản tổng kết cuộc
khủng hoảng không hề sáng sủa gì đối với các nghị sĩ Quốc hội lưỡng viện Mỹ.
Bị thua thiệt nhiều nhất trong
trận chiến chính trị này là các nghị sĩ của đảng Cộng Hòa, như Chủ tịch Hạ viện
John Boehner, thuộc đảng Cộng Hòa, đã thừa nhận. Đảng này bị chia rẽ nặng nề và
trong thời gian tới sẽ tính sổ với nhau, thế nhưng, các nghị sĩ thuộc đảng cực
hữu Tea Party can thiệp vào nhiều lĩnh vực.
Các nghị sĩ đảng Dân Chủ biểu
lộ thắng lợi một cách khiêm tốn, vì họ thừa hiểu rằng cuộc khủng hoảng mới chỉ
tạm dừng chứ chưa kết thúc. Cần phải đàm phán một thỏa thuận có hiệu lực lâu
dài để tránh nguy cơ bị suy thoái và bất bình trong công luận Mỹ.
Tổng thống Barack Obama tỏ ra
hài lòng nhưng đồng thời chú ý đối xử khéo léo với các đối thủ chính trị. Theo các cuộc thăm dò dư luận,
Tổng thống Mỹ được đánh giá là người đã có thái độ phù hợp với tình hình ».
----------------------------------------------
Cập nhật: 02:23 GMT -
thứ năm, 17 tháng 10, 2013
Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật nhằm mở cửa
lại chính phủ và nâng trần nợ liên bang, chỉ vài giờ trước thời hạn
chót.
Trước đó trong phiên bỏ
phiếu tại Thượng viện, nơi phe Dân chủ chiếm đa số, kết quả là 81
phiếu thuận và 18 phiếu chống.
Dự luật này sau đó được
thảo luận tại Hạ viện, nơi lãnh đạo phe Cộng hòa cũng cho hay họ sẽ
ủng hộ.
Việc bỏ phiếu diễn ra chỉ
vài giờ trước khi hết hạn tăng trần nợ 16,7 nghìn tỷ đôla, mà nếu
không tăng thì Mỹ sẽ lâm vào tình trạng vỡ nợ.
Dự luật cho phép kéo dài
thời hạn vay mượn tới ngày 7/2/2014.
Nó cũng bảo đảm cung cấp
tài chính cho chính phủ tới ngày 15/1, khiến cho nhiều cơ quan của
chính phủ liên bang có thể mở cửa trở lại, các nhân viên quay lại sở
làm.
Thỏa thuận ngân sách lâu dài
Cũng theo dự luật này, một
ủy ban gồm các thành viên lưỡng viện sẽ được thiết lập để đưa ra
một thỏa thuận lâu dài về ngân sách.
Ngay trước phiên bỏ phiếu
tối thứ Tư, giờ Mỹ, Tổng thống Barack Obama nói tại Nhà Trắng rằng
"còn nhiều công việc phải làm, nhất là giành lại niềm tin của
người dân Mỹ".
Ông Obama nói: "Chúng ta cần bỏ thói quen lãnh
đạo đất nước bằng khủng hoảng".
"Tôi hy vọng và mong muốn tất cả mọi
người rút ra bài học là không có lý do gì mà chúng ta không thể hợp
tác giải quyết các vấn đề nảy sinh, không thể bất đồng với nhau một
cách cởi mở và bảo đảm rằng chúng ta không gây ảnh hưởng xấu tới
người dân khi chúng ta có bất đồng."
Tại Hạ viện, các dân biểu
Dân chủ và một số dân biểu Cộng hòa theo phái ôn hòa được trông đợi
ủng hộ dự luật.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại
Hạ viện Nancy Pelosi trước đó nói trên kênh MSNBC: "Chúng ta sẽ
thông qua được dự luật này tại Hạ viện".
Chủ tịch Hạ viện theo Cộng
hòa, John Boehner, thì ra thông cáo nói rằng "chặn thỏa thuận mà
cả hai đảng tại Thượng viện đã thông qua ngày hôm nay không phải là
chiến thuật của chúng ta".
'Đáng xấu hổ'
Trong khi đó, tổ chức đánh
giá tín dụng Standard & Poor's hôm thứ Tư cho hay việc chính phủ Mỹ
đóng cửa một phần lần đầu tiên trong 17 năm nay đã làm kinh tế nước
này hụt đi 24 tỷ đôla và sẽ khiến tỷ lệ tăng trưởng giảm sút nghiêm
trọng trong quý Tư.
Tình trạng này xảy ra từ
hôm 1/10 sau khi phe Cộng hòa tại Hạ viện đòi Tổng thống Obama phải
hoãn hoặc ngừng cung cấp tài chính cho đạo luật y tế thông qua trước
đó.
Cho tới giờ này, dường như
đạo luật được gọi là Obamacare không bị ảnh hưởng nhiều.
Phe Cộng hòa tại Hạ viện hôm thứ Tư đã thừa nhận thất bại.
Ông Boehner nói trên một đài
phát thanh Ohio: "Chúng tôi đã cố gắng hết sức. Tuy nhiên chúng
tôi đã không chiến thắng".
Thượng nghị sỹ Cộng hòa
Lindsey Graham nhận định: "Hai tuần qua là thời gian tồi tệ của
đảng Cộng hòa".
Thượng nghị sỹ John McCain,
cựu ứng viên tổng thống năm 2008, thì tuyên bố rằng vụ giằng co về
ngân sách là "giai đoạn đáng xấu hổ nhất trong nhiều năm nay mà
tôi chứng kiến tại Thượng viện".
----------------------------------
17.10.2013
Quốc hội Mỹ đã thông qua một
thỏa hiệp vào những giờ phút cuối cùng để mở cửa lại chính phủ liên bang và
nâng trần nợ nhằm tránh để nước Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Các dân biểu Hạ viện đã chuẩn thuận kế hoạch này vào cuối ngày thứ Tư (giờ Washington) với 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống, sau khi được Thượng viện phê chuẩn trước đó trong ngày (với 81 phiếu thuận và 18 phiếu chống). Tổng thống Obama nói một khi dự luật này được đưa tới bàn làm việc thì ông sẽ ký ngay thành luật và chính phủ sẽ mở cửa lại tức thì.
Văn phòng ngân sách Tòa Bạch Ốc cho biết công nhân viên chức liên bang nên sắp xếp quay trở lại làm việc vào sáng thứ Năm.
Ông Obama đã cảm ơn các nhà lãnh đạo của cả hai đảng và nói đã đến lúc để giành lại niềm tin đã mất của người dân Mỹ.
Lãnh đạo Đa số đảng Dân chủ Harry Reid và lãnh đạo Thiểu số đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã hợp sức thảo ra dự luật tổng hợp vào ngày thứ Tư, một ngày trước khi quyền vay nợ hiện thời của Mỹ hết hạn.
Dự luật sẽ giữ cho chính phủ hoạt động cho đến ít nhất là ngày 15 tháng 1 và nâng giới hạn vay nợ đủ để đưa nước Mỹ ra khỏi nguy cơ vỡ nợ cho đến ít nhất là ngày 7 tháng 2 năm 2014. Trong khoảng thời gian đó, các nhà lập pháp sẽ thương thảo về việc cắt giảm chi tiêu.
Chính phủ Mỹ đóng cửa vào ngày 1 tháng 10 khi Thượng viện bác bỏ đòi hỏi của Hạ viện không cấp ngân quỹ hoặc trì hoãn luật chăm sóc y tế Obamacare. Tổng thống Obama đã nói ông sẽ không thương thuyết bất cứ thay đổi nào trong bộ luật cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại.
Các dân biểu Hạ viện đã chuẩn thuận kế hoạch này vào cuối ngày thứ Tư (giờ Washington) với 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống, sau khi được Thượng viện phê chuẩn trước đó trong ngày (với 81 phiếu thuận và 18 phiếu chống). Tổng thống Obama nói một khi dự luật này được đưa tới bàn làm việc thì ông sẽ ký ngay thành luật và chính phủ sẽ mở cửa lại tức thì.
Văn phòng ngân sách Tòa Bạch Ốc cho biết công nhân viên chức liên bang nên sắp xếp quay trở lại làm việc vào sáng thứ Năm.
Ông Obama đã cảm ơn các nhà lãnh đạo của cả hai đảng và nói đã đến lúc để giành lại niềm tin đã mất của người dân Mỹ.
Lãnh đạo Đa số đảng Dân chủ Harry Reid và lãnh đạo Thiểu số đảng Cộng hòa Mitch McConnell đã hợp sức thảo ra dự luật tổng hợp vào ngày thứ Tư, một ngày trước khi quyền vay nợ hiện thời của Mỹ hết hạn.
Dự luật sẽ giữ cho chính phủ hoạt động cho đến ít nhất là ngày 15 tháng 1 và nâng giới hạn vay nợ đủ để đưa nước Mỹ ra khỏi nguy cơ vỡ nợ cho đến ít nhất là ngày 7 tháng 2 năm 2014. Trong khoảng thời gian đó, các nhà lập pháp sẽ thương thảo về việc cắt giảm chi tiêu.
Chính phủ Mỹ đóng cửa vào ngày 1 tháng 10 khi Thượng viện bác bỏ đòi hỏi của Hạ viện không cấp ngân quỹ hoặc trì hoãn luật chăm sóc y tế Obamacare. Tổng thống Obama đã nói ông sẽ không thương thuyết bất cứ thay đổi nào trong bộ luật cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại.
16.10.2013
No comments:
Post a Comment