Tiếp theo việc bắt giữ các
blogger Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm, Trần Hoài Bảo, Đỗ
Văn Thưởng và Nguyễn Việt Hưng ngay tại sân bay sau khi các
blogger này tham dự khóa học “Xã Hội Dân Sự ở Philippines” do cơ
quan Nhịp cầu Châu Á (Asian Bridge) tổ chức, an ninh đã bắt giữ các bạn Bùi Thị Diện, Trương
Quỳnh Như, Phạm Trần Quân vào lúc 0h20' khuya sáng ngày 10 tháng 10,
2013.
Bạn Bùi Thị Diện sinh năm 1987 làm việc tại Nha Trang.
Trương Quỳnh Như sinh năm 1990 và Phạm Trần Quân sinh năm 1988 - cư ngụ tại Sài
Gòn.
Bạn bè của các bạn đã ra sân bay Tân Sơn Nhất đón,
trong đó có Bùi Tuấn Lâm - là một học viên cũng bị bắt giữ 5 ngày trước. Sau
một thời gian, không thấy 3 bạn, hỏi bảo vệ sân bay thì bảo vệ không cho vào,
không giải quyết vì không có thẩm quyền, chỉ hẹn ngày mai lên làm việc.
Trước khi rời Manila, Philippines lên đường về nước,
3 bạn trẻ đã dự đoán trước những gì sẽ xảy ra cho bản thân mình và đã viết thư
cám ơn tổ chức Asian Bridge và qua đó nhắn gửi dư luận.
Dân Làm
Báo gửi đến mọi người tâm tư của những công dân Việt Nam trẻ tuổi này:
Thư
cảm ơn của Phạm Trần Quân :
Thư
cảm ơn của Trương Quỳnh Như :
Thư
cảm ơn của Bùi Thị Diện :
Và
hình ảnh các bạn trên tay với những lá thư của mình trước khi về nước:
Từ trái qua phải: Phạm Trần Quân, Trương Quỳnh
Như và Bùi Thị Diện
Trước đó, Nhịp Cầu Á Châu Phi Luật Tân (Asian Bridge
Philipines) cũng đã ra thông cáo báo chí về việc các học viên khóa Xã hội Dân
sự bị bắt, trong đó xác định mục tiêu của khóa học: “kết nối các xã hội
dân sự ở châu Á để đạt được các giá trị trong việc chia sẻ và chung sống hài
hòa. Với tiêu chí này, chúng tôi đã đứng ra tổ chức chương trình cho nhiều cá
nhân và các nhóm từ Hàn Quốc và Ấn Độ trong những năm qua. Gần đây nhất, chúng
tôi đã mời một nhóm từ Việt Nam đến và tìm hiểu về xã hội dân sự ở
Philippines...”
Thông cáo báo chí này cũng đã nêu rõ những sinh hoạt
của các học viên như đã gặp gỡ nhiều tổ chức phi chính phủ của Philippines, cụ
thể là Quỹ Hỗ trợ Nhân đạo Pháp, PAKISAMA, Nhóm Hành động hỗ trợ Tù nhân của
Philippines... Theo thông cáo, các bạn cũng đã có dịp đến thăm Thượng viện và
Hạ viện Philippines, gặp gỡ với các nhà lập pháp để tìm hiểu thêm về hệ thống
chính trị và tiến trình phát triển xã hội dân sự của Philippines. Và trong dịp
này, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Văn phòng Cao ủy Nhân Quyền của Liên Hợp
Quốc cũng đã có mặt để trình bày những công việc quan trọng mà họ làm ở Việt
Nam...
Ngoài ra, ông Laurent Meillan - Đại diện của Văn
phòng Cao ủy Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc vùng Đông Nam Á
cũng đã gửi thư cám ơn đến Nhịp Cầu Á Châu Phi Luật Tân cám ơn tổ chức này đã "tạo
cơ hội hiếm quý cho bà ta được gặp gỡ những người trẻ sáng ngời, đáng khâm phục
đến từ Việt Nam đã dấn thân học hỏi về thế giới chung quanh cũng như những hiệp
ước quốc tế về Nhân quyền mà nhà nước Việt Nam đã ký kết..."
Học về Xã Hội Dân Sự; Trao đổi với các tổ chức phát
triễn xã hội, lập pháp quốc gia Philippines, tiếp xúc và học hỏi từ Văn phòng
Cao ủy Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Phát triển Châu Á... là
những gì mà những công dân trẻ tuổi Việt Nam đã nỗ lực để trang bị hành trang
kiến thức của mình, góp phần vào việc xây dựng một đất nước Việt Nam - đúng với
khát vọng của các bạn và của dân tộc.
Bị bắt vì đi học.
Học về Xã hội Dân sự và bị bắt giữ.
Đó là những gì hiện đang xảy ra trong muôn vàn vụ
việc phi lý khác đang xảy ra tại Việt Nam - Ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
No comments:
Post a Comment