5-10-2013
Bạn muốn sống trong một xã hội như thế nào: một xã
hội mà người nào có tiền thì được chăm sóc sức khỏe, người nào không tiền thì
bị bỏ mặc, bị đau ốm bệnh hoạn cho tới chết? Hay sống trong một xã hội mà những
người dân có thu nhập thấp vẫn có thể mua được bảo hiểm sức khỏe, để mọi người
giàu cũng như nghèo, ai ai cũng được chăm sóc sức khỏe, được chữa trị khi ốm
đau, bệnh tật?
Thật ra, ở Mỹ từ năm 1986 tới nay, không ai ốm đau mà bị các bệnh viện bỏ mặc cho tới chết, không ai bị từ chối điều trị vì không có bảo hiểm sức khỏe. Theo bộ luật Điều trị Y tế Cấp cứu và Lao động (EMTALA: Emergency Medical Treatment and Active Labor Act) ra đời năm 1986, quy định các bệnh viện phải điều trị cho những người cần điều trị khẩn cấp nhưng không có bảo hiểm, nên các bệnh viện ở Mỹ không có quyền từ chối chữa trị cho bệnh nhân. Nhưng chờ tới bệnh nặng mới vào bệnh viện thì có những trường hợp không còn cứu chữa kịp.
Về chi phí nằm viện cấp cứu của những người nghèo không bảo hiểm, ai sẽ trả các khoản tiền này? Thường bệnh viện sẽ xóa nợ (write off) cho họ, nhưng thật ra không phải bệnh viện trả, mà là những người giàu, giới trung lưu, những người có bảo hiểm phải trả tiền nằm viện cho người nghèo bằng cách trả các chi phí khá đắt đỏ khi những người này sử dụng các dịch vụ y tế. Chẳng hạn như, khi vào phòng cấp cứu, người không có bảo hiểm được bệnh viện xóa nợ, không phải trả đồng nào, nhưng người khác có thể phải trả chi phí lên tới $73.000 cho một lần vào phòng cấp cứu (số tiền này là để trả luôn cho người nghèo kia): http://clearhealthcosts.com/blog/2013/03/how-much-does-an-emergency-room-visit-cost-well-maybe-73002/
Một số người có bảo hiểm cho rằng như thế là không công bằng, vì họ phải trả chi phí dịch vụ y tế quá mắc. Rất nhiều chi phí bất hợp lý là vì họ phải móc túi trả luôn cho những người nghèo. Hơn nữa, những người nghèo chờ bệnh nặng đến mức phải vào cấp cứu, nếu chữa trị khỏi, phải tốn kém nhiều hơn, đôi khi có những trường hợp không thể cứu chữa được. Những cái chết của người nghèo do không có bảo hiểm sức khỏe để kiểm tra định kỳ, nên không phát hiện bệnh sớm, là những mất mác không chỉ riêng cho gia đình họ, mà còn là mất mác của toàn nước Mỹ.
Không chỉ giúp đỡ người nghèo, Obamacare còn giúp đỡ những người thuộc giới trung lưu, là chủ các doanh nghiệp nhỏ (small business), muốn về hưu mà không có bảo hiểm. Một số chủ doanh nghiệp nhỏ có thu nhập khá cao, khoảng vài trăm ngàn đô/ năm, thường không thể mua được bảo hiểm y tế nếu họ mắc bệnh nan y. Do không mua được bảo hiểm sức khỏe, nên họ không thể nghỉ hưu trước 65 tuổi. Trừ khi đang đi làm và đang có bảo hiểm sức khỏe, một người bị bệnh ung thư sẽ không bao giờ mua được bảo hiểm sức khỏe nếu nghỉ làm.
Một khi mất bảo hiểm, sẽ không có nơi nào dám bán bảo hiểm sức khỏe cho một bệnh nhân có tiền sử ung thư vì chi phí điều trị ung thư rất tốn kém. Một bệnh nhân ung thư, nếu điều trị kéo dài trong nhiều năm, chi phí có thể lên đến vài triệu. Những người này không nghèo, họ có thể là triệu phú, có trong tay vài triệu, nhưng nếu không có bảo hiểm sức khỏe, thì họ có thể trở nên trắng tay. Cho nên nhiều người là chủ doanh nghiệp nhỏ, giàu có, nhưng khi mắc bệnh nan y, họ cũng không dám bán doanh nghiệp để nghỉ hưu vì khi nghỉ hưu, sẽ mất bảo hiểm sức khỏe, mất bảo hiểm trong lúc bị bệnh nan y, đồng nghĩa với mất tiền triệu.
Ở một đất nước văn minh, tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, phải được chăm sóc sức khỏe. Mọi người phải có bảo hiểm y tế để được khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và ngăn ngừa bệnh sớm, giúp giảm toàn bộ chi phí y tế, ngăn ngừa những cái chết không đáng có, gia tăng tuổi thọ cho người dân. Obamacare ra đời là để giúp sửa những bất hợp lý này: chi phí bảo hiểm hợp lý để tất cả mọi người đều được bảo hiểm sức khỏe, giàu cũng như nghèo.
Bộ luật Bảo hiểm Y tế Obamacare ra đời, cũng là chủ đề chính liên quan đến chuyện chính phủ Mỹ đóng cửa mấy ngày qua: Đảng Cộng hòa không muốn có Obamacare nên dùng nó để gây sức ép, không cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ hoạt động.
Như mọi người đã biết, từ trước tới nay Đảng Cộng Hòa luôn có khuynh hướng bảo vệ quyền lợi cho giới thượng lưu (high class), cho những nhà tài phiệt giàu có, trong khi Đảng Dân Chủ có khuynh hướng bảo vệ quyền lợi cho những người dân thuộc giới trung lưu (middle class) và giới lao động (labor class). Nên chuyện Đảng Cộng hòa chống lại Bộ Luật Y tế Obamacare cũng không có gì khó hiểu.
Mời xem thêm: Lý do phe Cộng hòa chặn Obamacare http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/10/131003_obamacare_analysis.shtml
Photo: seiu.org
PS: Bạn có biết chi phí bảo hiểm sức khỏe cho những người trên 55 tuổi hiện nay là bao nhiêu không? Hai người thân của mình phải trả tổng cộng trên 2.500/ tháng tiền bảo hiểm sức khỏe cho năm nay. Số tiền này tăng 13%/ năm.
Thật ra, ở Mỹ từ năm 1986 tới nay, không ai ốm đau mà bị các bệnh viện bỏ mặc cho tới chết, không ai bị từ chối điều trị vì không có bảo hiểm sức khỏe. Theo bộ luật Điều trị Y tế Cấp cứu và Lao động (EMTALA: Emergency Medical Treatment and Active Labor Act) ra đời năm 1986, quy định các bệnh viện phải điều trị cho những người cần điều trị khẩn cấp nhưng không có bảo hiểm, nên các bệnh viện ở Mỹ không có quyền từ chối chữa trị cho bệnh nhân. Nhưng chờ tới bệnh nặng mới vào bệnh viện thì có những trường hợp không còn cứu chữa kịp.
Về chi phí nằm viện cấp cứu của những người nghèo không bảo hiểm, ai sẽ trả các khoản tiền này? Thường bệnh viện sẽ xóa nợ (write off) cho họ, nhưng thật ra không phải bệnh viện trả, mà là những người giàu, giới trung lưu, những người có bảo hiểm phải trả tiền nằm viện cho người nghèo bằng cách trả các chi phí khá đắt đỏ khi những người này sử dụng các dịch vụ y tế. Chẳng hạn như, khi vào phòng cấp cứu, người không có bảo hiểm được bệnh viện xóa nợ, không phải trả đồng nào, nhưng người khác có thể phải trả chi phí lên tới $73.000 cho một lần vào phòng cấp cứu (số tiền này là để trả luôn cho người nghèo kia): http://clearhealthcosts.com/blog/2013/03/how-much-does-an-emergency-room-visit-cost-well-maybe-73002/
Một số người có bảo hiểm cho rằng như thế là không công bằng, vì họ phải trả chi phí dịch vụ y tế quá mắc. Rất nhiều chi phí bất hợp lý là vì họ phải móc túi trả luôn cho những người nghèo. Hơn nữa, những người nghèo chờ bệnh nặng đến mức phải vào cấp cứu, nếu chữa trị khỏi, phải tốn kém nhiều hơn, đôi khi có những trường hợp không thể cứu chữa được. Những cái chết của người nghèo do không có bảo hiểm sức khỏe để kiểm tra định kỳ, nên không phát hiện bệnh sớm, là những mất mác không chỉ riêng cho gia đình họ, mà còn là mất mác của toàn nước Mỹ.
Không chỉ giúp đỡ người nghèo, Obamacare còn giúp đỡ những người thuộc giới trung lưu, là chủ các doanh nghiệp nhỏ (small business), muốn về hưu mà không có bảo hiểm. Một số chủ doanh nghiệp nhỏ có thu nhập khá cao, khoảng vài trăm ngàn đô/ năm, thường không thể mua được bảo hiểm y tế nếu họ mắc bệnh nan y. Do không mua được bảo hiểm sức khỏe, nên họ không thể nghỉ hưu trước 65 tuổi. Trừ khi đang đi làm và đang có bảo hiểm sức khỏe, một người bị bệnh ung thư sẽ không bao giờ mua được bảo hiểm sức khỏe nếu nghỉ làm.
Một khi mất bảo hiểm, sẽ không có nơi nào dám bán bảo hiểm sức khỏe cho một bệnh nhân có tiền sử ung thư vì chi phí điều trị ung thư rất tốn kém. Một bệnh nhân ung thư, nếu điều trị kéo dài trong nhiều năm, chi phí có thể lên đến vài triệu. Những người này không nghèo, họ có thể là triệu phú, có trong tay vài triệu, nhưng nếu không có bảo hiểm sức khỏe, thì họ có thể trở nên trắng tay. Cho nên nhiều người là chủ doanh nghiệp nhỏ, giàu có, nhưng khi mắc bệnh nan y, họ cũng không dám bán doanh nghiệp để nghỉ hưu vì khi nghỉ hưu, sẽ mất bảo hiểm sức khỏe, mất bảo hiểm trong lúc bị bệnh nan y, đồng nghĩa với mất tiền triệu.
Ở một đất nước văn minh, tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, phải được chăm sóc sức khỏe. Mọi người phải có bảo hiểm y tế để được khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và ngăn ngừa bệnh sớm, giúp giảm toàn bộ chi phí y tế, ngăn ngừa những cái chết không đáng có, gia tăng tuổi thọ cho người dân. Obamacare ra đời là để giúp sửa những bất hợp lý này: chi phí bảo hiểm hợp lý để tất cả mọi người đều được bảo hiểm sức khỏe, giàu cũng như nghèo.
Bộ luật Bảo hiểm Y tế Obamacare ra đời, cũng là chủ đề chính liên quan đến chuyện chính phủ Mỹ đóng cửa mấy ngày qua: Đảng Cộng hòa không muốn có Obamacare nên dùng nó để gây sức ép, không cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ hoạt động.
Như mọi người đã biết, từ trước tới nay Đảng Cộng Hòa luôn có khuynh hướng bảo vệ quyền lợi cho giới thượng lưu (high class), cho những nhà tài phiệt giàu có, trong khi Đảng Dân Chủ có khuynh hướng bảo vệ quyền lợi cho những người dân thuộc giới trung lưu (middle class) và giới lao động (labor class). Nên chuyện Đảng Cộng hòa chống lại Bộ Luật Y tế Obamacare cũng không có gì khó hiểu.
Mời xem thêm: Lý do phe Cộng hòa chặn Obamacare http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/10/131003_obamacare_analysis.shtml
Photo: seiu.org
PS: Bạn có biết chi phí bảo hiểm sức khỏe cho những người trên 55 tuổi hiện nay là bao nhiêu không? Hai người thân của mình phải trả tổng cộng trên 2.500/ tháng tiền bảo hiểm sức khỏe cho năm nay. Số tiền này tăng 13%/ năm.
No comments:
Post a Comment