Thứ hai, ngày 28 tháng mười năm 2013
Trang mạng của Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23.10 vừa
rồi đăng bài “Một
Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” với những thông tin hẳn khiến nhiều người
phải giật mình:
…“Một người dân Kỳ Anh yêu cầu giấu tên, buồn bã nói
với chúng tôi rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của
mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ cũng không còn mà thay vào đó là
cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giàu có và hách dịch của người Trung Quốc.
Đặc biệt, tuy mới sang Kỳ Anh sống chưa bao lâu nhưng các nhóm người Trung Quốc
ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn.”…
…“Một người tên Hùng, là cha của hai thanh niên đang
nghiện ngập, đau xót nói với chúng tôi rằng ông quá bàng hoàng và tuyệt vọng
trước cơn nguy biến của gia đình. Đùng một cái, mảnh đất Kỳ Anh hiền hòa, nghèo
khổ và chân chất bỗng dưng trở nên chộn rộn, nhặn xị, chẳng đâu vào đâu. Bây
giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà
con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm
hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người
Trung Quốc. Vì trước khi người Trung Quốc có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây
không biết gì về rượu chè, đến khi họ sang làm ăn, níu kéo thanh niên Kỳ Anh
chơi bời, nghiện ngập…”
Vấn đề còn nằm ở chỗ, cảng Sơn Dương mà người ta đã
“vô tư” dâng cho Formosa (nay đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung
Quốc) [1] lại là một
trong 4 yếu huyệt của Việt Nam trên Biển Đông:
…“Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam
Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt. Vị trí này cùng vĩ tuyến
với cảng Tam Á có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương
cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có quốc lộ 1A với đường đèo và hầm
qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn
Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m cùng với vùng nước
rộng rãi. Vì vậy cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm sóat đường
biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt
Nam.”…<!--[if !supportFootnotes]-->[2]
Vậy ai đã ngây thơ đến mức “giao trứng cho ác” hay
chính xác hơn là “rước voi về dày mả tổ” như vậy?
Xin thưa, đó chính là ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” Hoàng Trung Hải, với Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]--> Theo sự chỉ đạo đó, ngày 12/6/2008, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng đã cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1/10/2010 tiến hành bàn giao 33 km2 (bằng 1,2 lần diện tích Macao) trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa.<!--[if !supportFootnotes]-->[4]
Xin thưa, đó chính là ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” Hoàng Trung Hải, với Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.<!--[if !supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]--> Theo sự chỉ đạo đó, ngày 12/6/2008, Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng đã cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1/10/2010 tiến hành bàn giao 33 km2 (bằng 1,2 lần diện tích Macao) trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa.<!--[if !supportFootnotes]-->[4]
Những biển hiệu bằng chữ Hán, không có lấy một từ Tiếng
Việt nào ở Kỳ Anh (Ảnh: Pháp luật Tp HCM)
Không những vậy, chỉ vì một dự án đầu tư nước ngoài
“lợi bất cập hại” mà khoảng trên 1,3 nghìn hộ dân (tương đương 33000 dân) đã bị
chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh,
với điều kiện sinh kế hết sức khó khăn, bị đẩy vào bước đường cùng của cuộc
sống. Mọi thông tin về vụ việc này đang bị bưng bít, khống chế, che đậy. Nhiều
người đã bị tống vào tù chỉ vì lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình
trong việc đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư.[5]
Tuy nhiên, người ta sẽ không ngạc nhiên với những gì
trên đây nếu biết rằng ngay từ ngày 7/5/2007, ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy
giờ là Bộ trưởng Công nghiệp) đã bị một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác
tại “Ban Tổ chức TW, Ủy Ban KTTW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ
quan trọng yếu cơ mật khác của Đảng, Nhà nước” tố cáo là khai man lý lịch: Bố
đẻ của ông ta tên là Sì Sói, sinh quán ở Long Khê, Chương Châu, Phúc Kiến,
Trung Quốc.<!--[if !supportFootnotes]-->[6] <!--[endif]-->Ấy
vậy nhưng ông ta không những không bị xử lý mà còn được Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đặt vào chiếc ghế Phó Thủ tướng quan trọng thứ hai trong chính phủ.
Khu mộ nhà Hoàng Trung Hải ở làng Đồng Sơn, Quỳnh
Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình
(dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)
(dòng chữ trên cột vàng bên trái: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ)
Nghiêm trọng hơn nữa là suốt hơn 5 năm nay, ông Phó
Thủ tướng người Hán này còn bị tố cáo là trùm ma tuý, trùm băng đảng, giết hại
nhiều người cũng như bán tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia cho nước
ngoài.<!--[if
!supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]--> Và điều đã
giúp ông ta cho đến nay vẫn bình an vô sự chính là sự “bảo kê” của nguyên TBT
Nông Đức Mạnh (trước kia) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trước kia và hiện nay).
Nhờ tài phù phép của ngài Phó Thủ tướng gốc Tàu này
(được Thủ tướng “ưu ái” giao nhiệm vụ phụ trách các mảng: công nghiệp, thương
mại, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… nghĩa là gần như nắm trọn cả
nền kinh tế Việt Nam trong tay) mà những năm gần đây, hầu hết các công trình
trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Hơn 20 năm qua, FDI từ
Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nhưng nếu là tổng thầu
EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa
chất…của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm.<!--[if
!supportFootnotes]-->[8]<!--[endif]--> Chính vì vậy
mà người Tàu đã theo chân các dự án này tràn sang hầu khắp các tỉnh thành ở
Việt Nam rồi tìm mọi cách để sinh cơ lập nghiệp.
Ngày 27/10 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
nguyên Uỷ viên TW Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, sau khi đọc bài
“Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc” trên RFA đã thốt lên: “Chả
lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ 'Bành' phương
Bắc?”<!--[if
!supportFootnotes]-->[9]<!--[endif]-->
Việc nhà lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh lên
tiếng như vậy là rất cần thiết, nhưng chừng ấy là chưa đủ, bởi ông vẫn chưa chỉ
ra được nguyên nhân trực tiếp của thực trạng trên. Đó chính là sự thao túng và
lũng đoạn hết sức ngang ngược<!--[if !supportFootnotes]-->[10]<!--[endif]-->
suốt bao năm qua của ngài Phó Thủ tướng Hán tặc Hoàng Trung Hải (với sự tiếp
tay vô cùng đắc lực và hiệu quả của nguyên TBT Nông Đức Mạnh và Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng).<!--[if
!supportFootnotes]-->[11]<!--[endif]-->
HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ CỨU LẤY ĐẤT NƯỚC VIỆT
NAM NÀY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN!
- Bài liên quan:
<!--[endif]-->
<!--[if
!supportFootnotes]-->[1]<!--[endif]--> Blog Cầu Nhật Tân: Hoàng
Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam
<!--[if
!supportFootnotes]-->[2]<!--[endif]--> Trang Kinh Tế Biển: Bốn
yếu huyệt trên Biển Đông của Việt Nam
<!--[if
!supportFootnotes]-->[3]<!--[endif]--> Báo An ninh Thủ đô: “Siêu”
dự án gang thép trên 7,8 tỷ USD
<!--[if !supportFootnotes]-->[4]<!--[endif]--> Báo Người Cao Tuổi: Sai
lầm nghiêm trọng của Ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
<!--[if
!supportFootnotes]-->[5]<!--[endif]--> Văn phòng Luật sư Vì Dân: Tiên Lãng
(Hải Phòng) và Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ai vi phạm hơn ai?
<!--[if
!supportFootnotes]-->[6]<!--[endif]--> Trang Tiếng Chim Việt: Tâm
Huyết Thư của một số cán bộ đảng viên đã và đang công tác tại “Ban Tổ chức TW,
Ủy Ban KTTW, Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ TW và một số cơ quan trọng yếu cơ mật
khác của Đảng, Nhà nước” tố cáo lý lịch người Hán của Hoàng Trung Hải; có
thể tải bản chụp bức thư này về ở
đây, hoặc xem bản đánh máy lại bức thư ở
đây
<!--[if
!supportFootnotes]-->[7]<!--[endif]--> Blog Lê Anh Hùng: Thư
Tố Cáo lần thứ 73 và lời kêu cứu
<!--[if
!supportFootnotes]-->[8]<!--[endif]--> Báo Vietnamnet: Trung
Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam
<!--[if
!supportFootnotes]-->[9]<!--[endif]--> Diễn đàn Xã hội Dân sự: Chả
lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ ‘Bành’ phương
Bắc?
<!--[if
!supportFootnotes]-->[10]<!--[endif]--> Ngay giữa thanh thiên bạch nhật mà ông ta dám ngang nhiên cho đàn em xã
hội đen bắt cóc người tố cáo tội ác của mình rồi tra tấn, ép buộc nạn nhân ký
giấy tờ phủ nhận vụ tố cáo. May thay, dư luận trong và ngoài nước kịp thời lên
tiếng nên ông ta mới buộc phải ra lệnh cho đàn em thả nạn nhận của mình trước
khi dở bài tiêm thuốc độc và hãm hiếp như những lần trước. Điều này càng cho
thấy cả hệ thống chính trị hiện hành ở Việt Nam đã bất lực với ông ta (hay
chính xác hơn là đã bị ông ta thao túng, lũng đoạn) đến thế nào. Xem các bài:
(i) Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 15/10/2013: Bị
khủng bố đánh đập vì tố cáo lãnh đạo; (ii) blog Lê Anh Hùng: Tường
trình về vụ người tố cáo bị bắt cóc; Bauxite Việt Nam; (iii) trang Bauxite
Việt Nam: Thư gửi Đại biểu Quốc hội
Dương Trung Quốc
<!--[if
!supportFootnotes]-->[11]<!--[endif]--> Một nhận xét trên blog
Nguyễn Xuân Diện về bài viết nói trên của đài RFA: Nếu hỏi các quan qui
hoạch ở Hà Tĩnh rằng: "Tại sao người TQ/Đài Loan lại chọn xây dựng nhà máy
thép Formosa ở đó? Họ không biết rằng xây ở đó bất lợi thế nào về địa hình địa
thế, về giao thông, về thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung hay sao? Tại sao một
nhà máy mà họ phải xây tường cao, hào sâu (họ đào hào sâu xung quanh nhà máy
thép này như dạng hào nước ở các thành cổ ngày xưa)? Tại sao họ phải xây dựng
tới 3 nhà máy điện công suất lớn trong đó? Tại sao họ phải xây dựng đủ hết hạ
tầng từ nhà ở, trung tâm mua sắm, giải trí... có thể nói là gần như một pháo
đài độc lập và không hề phụ thuộc một chút nhỏ nào ở bên ngoài? Khu vực biển
Vũng Áng có đặc thù là bờ biển rất dốc, chỉ cần ra xa bờ chục mét là độ sâu đã
đạt tới 15~20m rồi, vậy sao họ còn phải xây dựng cả một hệ thống đê vươn ra
khơi cả mấy cây số, rồi nạo vét cảng Sơn Dương sâu hơn nữa? Chẳng một nhà đầu
tư khôn ngoan nào lại đi làm cái việc thừa thãi, tốn kém đó chỉ để phục vụ mấy
con tàu chở quặng vào và chở phôi thép của chỉ độc nhất một nhà máy thép
ra?" Các ngài sẽ trả lời sao? Nhìn vào địa hình của khúc thắt nhất
trên đất nước này, chỉ cần có một căn cứ hiện đại tại đây, thì hai đầu đất nước
là vô phương tiếp cứu... lo lắm thay.
Được đăng bởi Lê
Anh Hùng vào lúc 18:32
No comments:
Post a Comment