BBT-WebVT chuyển ngữ
Cập nhật: 6/10/2013
Hội Đồng Luật Gia Quốc Tế (ICJ) nhận định rằng việc
kết án ông Lê Quốc Quân, một luật sư bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, ngày hôm
nay, đã vi phạm những tiêu chuẩn quốc tế về quyền được xét xử một cách công
bằng.
Chánh Án Lê Thị Hợp của Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã
kết án và xử phạt ông Lê Quốc Quân 30 tháng tù, được tính từ ngày ông bị bắt
vào tháng 12 năm 2012.
Công ty của ông phải nộp số tiền thuế còn thiếu là
645 triệu đồng (khoảng 30.000 đô la Mỹ) và bị phạt 1.3 tỉ đồng (khoảng 60.000
đô la) vì tội trốn thuế theo quy định của mục 161 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
Một kế toán viên của ông Lê Quốc Quân, tên là
Phương, cũng đã bị kết án tám tháng tù.
Ông
Edmund Bon, một luật sư nổi tiếng của Mã Lai, được ICJ cử làm quan sát viên
phiên xử, đã không được phép vào dự phiên tòa.
Cảnh sát đã lập hàng rào chắn, ngăn cản hàng mấy
trăm người biểu tình phản đối việc mà họ cho rằng là sự sách nhiễu đối với luật
sư Lê Quốc Quân.
"Tòa án đã không giải tỏa được sự tin tưởng rộng khắp rằng đây là
một vụ tố tụng mang tính cách chính trị nhằm bóp nghẹt một tiếng nói phê phán
chính phủ," ông Edmund Bon nói. "Phán quyết đã được công bố sau 30 phút nghị án và chánh án đã
phải mất mốt giờ đồng hồ để đọc bản luận tội đã được viết sẵn."
Phiên xử ban đầu đã được dự định vào ngày 9 tháng 7
năm 2013, nhưng sau đó đã bị hoãn lại vào phút chót vì lý do chánh án bị bệnh.
Ngày 17 tháng 9 năm 2013, tòa án ra thông báo cho
biết phiên tòa đã được ấn định lại vào ngày 2 tháng 10 năm 2013 và sẽ là một
phiên xử công khai.
Tuy nhiên, vào ngày xử án, chỉ có một số ít nhà
ngoại giao nước ngoài có giấy mời của Bộ Ngoại Giao là được vào một phòng riêng
để quan sát diễn tiến phiên xử qua máy truyền hình.
Vợ ông Lê Quốc Quân là người độc nhất trong gia đình
được phép tham dự phiên xử.
Không
có phóng viên độc lập nào được phép vào phòng xử ngoại trừ một phóng viên của
công an và những nhân viên của cơ quan truyền thông nhà nước.
Phiên tòa với một chánh án và hai bồi thẩm viên bắt
đầu lúc 8:30 sáng và kết thúc vào lúc 2:30 chiều với 15 phút ngưng xử. Sáu nhân
chứng đã cung cấp chứng cứ. Công tố viên và luật sư biện hộ sử dụng khoảng một
giờ đồng hồ để trình bày về khía cạnh pháp lý.
"Phiên xử ông Lê Quốc Quân và phán quyết của tòa án gây ra những câu
hỏi quan trọng về quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm những phiên tòa
hình sự công bằng và mở rộng cho công chúng xem xét, theo đòi hỏi của Công Ước
Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) đối với mỗi thành viên," ông Edmund Bon nói.
ICJ cũng nhận định rằng tòa án đã vi phạm quyền hạn
của ông Lê Quốc Quân trong việc xét xử nhanh chóng.
Mục 194 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam quy định rõ
ràng rằng, nếu bị trì hoãn, tòa án trách nhiệm phiên xử đầu tiên phải sắp xếp
một phiên xử mới trong vòng 30 ngày.
Ở đây, tòa án đã mất gần hai tháng để làm việc trên.
"Việc tòa án đã không tái ấn định thời điểm phiên xử theo đúng thời
gian quy định rõ ràng là xâm phạm quyền của ông Lê Quốc Quân phải được xét xử
trong một thời gian hợp lý và không bị trì hoãn một cách phi lý, theo quy định
của các điều 9 và 14 của ICCPR", ông Edmund Bon
nhận định như thế.
Từ khi bị bắt vào ngày 27 tháng 12 năm 2012, ông Lê
Quốc Quân đã bị giam giữ hơn chín tháng, trong khi chờ xét xử.
"Lẽ ra ông Lê Quốc Quân đã phải được tại ngoại hầu tra khi vợ ông
làm đơn xin cho ông được tại ngoại vì không có lý do gì để nghĩ rằng ông sẽ bỏ
trốn ra nước ngoài," ông Edmund Bon nói.
Người ta chờ đợi những luật sư của ông Lê Quốc Quân
sẽ nộp đơn kháng án trong vòng 15 ngày.
Liên
Lạc:
Sam Zafiri, ICJ Asia-Pacific Regional Director, Bangkok, Tel. no. +66 8078 19002 hay sam.zafiri@icj.org
Sam Zafiri, ICJ Asia-Pacific Regional Director, Bangkok, Tel. no. +66 8078 19002 hay sam.zafiri@icj.org
BBT-WebVT chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment