Tuesday, 22 October 2013

LÀM RÕ LẠI QUAN ĐIỂM CỦA TÔI VỀ TƯỚNG GIÁP (BS Phạm Hồng Sơn)




Thứ ba, ngày 22 tháng mười năm 2013

(Song ngữ)

Shortly after general Giap died I raised a view in Vietnamese to refute an opinion, reported by Mr Nguyen Giang, editor in chief of BBC Vietnamese, that had regarded Giap as Mandela of Vietnam. And some time later I answered some questions by AFP on Giap. But AFP’s quoting my view in the article “Hero or critic? Vietnam battles for General Giap's legacy” did not reflect correctly my view as it wrote:

“Pham (Hong Son) said Giap's outspoken criticism of the party on certain issues gave "implicit support" to the country's dissidents.”

Actually, my answer was neither as affirmative and nor as simple as this AFP’s quote. For you could grasp the truth it would be better to present to you what exactly I responded to AFP, relating this detail, as below:

AFP: Do you think that Giap -- by speaking out on issues like corruption, East Sea, bauxite -- gave IMPLICIT support to dissidents? And helped them to raise these issues publicly?

Pham Hong Son: I do not think he has ever raised any voice about East Sea in the context of an overt conflict between Vietnam and China. It is clear that he raised voice against Bauxite project in the Highlands at least twice and corruption, of course, is a commonly punch-bag issue for every Party’s member to prove themselves of innocence and high responsibility. 

And about whether Giap gave implicit support to dissidents by speaking out on afore-mentioned issues: As Cecil B. Currey, author of Victory at any cost – The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, who met in person Giap in Hanoi in the late 1980s, said “it is difficult to ferret out details of Giap’s life” I really do not think we could reach a definite answer but we can unravel yours questions by two other questions as follows:

1.     Which dissidents do you mean? Radically democratic dissidents, who, besides criticizing government policies, ask for such basic things as a private press, freedom of association and free and fair election and disfavor the monopoly of the CPV’s leadership or loyal dissidents, who also criticize government policies and ask for some freedoms but always support the sole leadership of the CPV?

If you mean the latter, I would completely believe Giap, a loyal-to-death communist, gave implicit support to dissidents and help them to raise these issues more publicly and vigorously by such speaking out.
If you mean the former, I am not sure.

2.     How many percent do you believe a man, who masterminded brutal crack-downs on his party’s opponents, and never expressing reconsideration over Marxism-Leninism, an interest in multi-party system, a concern for persecuted dissidents or a wish for a private press as he owned in the French colonial time and always behaving completely loyal to his party, can change his mind toward democracy?

If you say at least 60% I would agree that Giap gave implicit support for both kinds of dissidents.

If you say less than 60% that only for loyal dissidents.

The reason to publish this clarification is not only I do want no one to misunderstand my view and also fear anyone more to mistake late general Giap, a loyal-to-death communist, a person whose all life caring about more his own interests and his party’s power than people’s and nation’s, with a true patriotic or a democrat.

Làm rõ lại quan điểm của tôi về Tướng Giáp

Không lâu sau khi Tướng Giáp chết tôi đã nêu quan điểm phản bác ý kiến, do ông Nguyễn Giang chủ biên của BBC tiếng Việt phản ánh, coi Tướng Giáp như là Mandela. Sau đó tôi cũng đã trả lời một số câu hỏi do AFP đặt ra nhân sự kiện Tướng Giáp qua đời. Nhưng AFP đã phản ánh không chính xác quan điểm của tôi trong một bài viết, khi trích dẫn: “Ông Phạm (Hồng Sơn) đã nói rằng những chỉ trích công khai của Tướng Giáp về Đảng trên một số vấn đề đã tạo một hỗ trợ ngầm cho giới bất đồng chính kiến của Việt Nam.

Thực tế, câu trả lời của tôi không quyết đoán và đơn giản như thế. Để quí vị hiểu đúng sự thật tôi xin đăng lại nguyên văn bản thảo phần phỏng vấn liên quan tới vấn đề này:

AFP: Ông có nghĩ rằng (tướng) Giáp, khi lên tiếng về những vấn đề như tham nhũng, Biển Đông, bauxite, đã ủng hộ ngầm giới bất đồng chính kiến? Và giúp họ lên tiếng công khai về những vấn đề đó?

Phạm Hồng Sơn: Tôi không nghĩ ông Giáp đã có một tiếng nói nào về Biển Đông trong bối cảnh xung đột công khai giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là ông ấy đã lên tiếng phản đối ít nhất hai lần về dự án khai thác Bauxite Tây nguyên. Còn chống tham nhũng thì đương nhiên đó là vấn đề kiểu đấm bị bông cho bất cứ đảng viên cộng sản nào muốn chứng tỏ có sự trong sáng và trách nhiệm cao.

Còn việc liệu Tướng Giáp có hỗ trợ ngầm giới bất đồng chính kiến khi lên tiếng về những vấn đề đó không, theo tôi: như Cecil B. Currey, tác giả cuốn Victory at any cost – The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap (tạm dịch: Phải thắng bằng mọi giá – Thiên tài của Tướng Giáp Việt Nam), người đã gặp trực tiếp ông Giáp vào cuối thập niên 1980 tại Hà Nội, đã cho biết “rất khó lấy được những chi tiết đời thực của ông Giáp”, tôi thực sự không nghĩ chúng ta có thể có một câu trả lời xác định, nhưng những câu hỏi của bà có thể giải đáp bằng hai câu hỏi sau đây:

1.     Ý bà muốn nói đến người bất đồng chính kiến nào? Những người có quan điểm triệt để dân chủ, bên cạnh việc phê phán các chính sách của nhà nước, họ còn đòi hỏi phải có những điều cơ bản như báo chí tư nhân, quyền tự do lập hội, bầu cử tự do và công bằng và phản đối sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) hay bà muốn nói đến giới bất đồng chính kiến trung thành - những người cũng phê phán chính sách nhà nước và cũng đòi hỏi một số tự do nhưng luôn luôn trợ giúp cho sự lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN?

Nếu bà có ý nói tới những người vừa nói thì tôi hoàn toàn tin ông Giáp, một người trung thành với đảng cộng sản cho tới lúc chết, đã ủng hộ ngầm và giúp những người bất đồng chính kiến đó lên tiếng công khai và mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề đã nêu.

Nhưng nếu bà ngụ ý tới những người bất đồng chính kiến loại đầu thì câu trả lời của tôi là không rõ.

2.     Theo bà có bao nhiêu phần trăm khả năng để một người đã từng chủ trương đàn áp tàn bạo những người đối lập với đảng của ông ta, một con người chưa bao giờ tỏ ra băn khoăn về chủ nghĩa Mác-Lê nin, chưa bao giờ thể hiện sự quan tâm tới đa đảng, không bao giờ có chút lo lắng cho những người bất đồng chính kiến bị bách hại hay chưa bao giờ có chút mong muốn có một tờ báo tư nhân như ông ta đã từng sở hữu trong thời thuộc Pháp và lại luôn luôn bày tỏ sự tận trung tuyệt đối với đảng của ông ta có thể chuyển thành người ủng hộ dân chủ?

Nếu bà cho rằng ít nhất có 60% khả năng thì tôi sẽ đồng ý Tướng Giáp đã ủng hộ ngầm cho cả hai loại bất đồng chính kiến như tôi nêu.

Còn nếu bà cho rằng ít hơn 60% thì ông Giáp chỉ ủng hộ những người bất đồng chính kiến kiểu trung thành thôi.

Với sự minh định này tôi hy vọng quan điểm của tôi về Tướng Giáp luôn được hiểu đúng và sẽ không có thêm những người nhầm lẫn Tướng Giáp - một đảng viên cộng sản tận trung với đảng tới chết, một người cả đời lo cho bản thân và lợi ích của đảng nhiều hơn cho dân và đất nước – với người yêu nước chân chính hay một người có tư tưởng dân chủ thực thụ.

(Phần tiếng Việt liên quan đến phỏng vấn dịch từ bản tiếng Anh phía trên)

Được đăng bởi Pham Hong Son vào lúc 22:09




----------------------------------------------



Thứ bảy, ngày 05 tháng mười năm 2013

Ông Nguyễn Giang, chủ biên của BBC tiếng Việt, cho biết giới phóng viên quốc tế rất quan tâm đến sự kiện Tướng Giáp vừa qua đời. Trong đó: “Biên tập viên Joanna Mills còn nói với tôi: 'Võ Nguyên Giáp chính là Mandela của Việt Nam các bạn đấy'.”

Đúng, ông Giáp và ông Mandela đều là những yếu nhân trong cuộc đấu tranh vũ trang chống lại các lực lượng có xuất xứ từ phương Tây trong khoảng nửa sau thế kỷ 20. Nhưng hai ông khác nhau rất nhiều.

Nelson Mandela là người chủ trương bạo động để đấu tranh chống lại chính thể độc tài phân biệt chủng tộc khét tiếng Apartheid nhưng nhất quyết không chấp nhận đi theo đường lối của Cộng sản Quốc tế. Sau khi giành chiến thắng, Nelson Mandela dứt khoát chủ trương hòa giải, kịch liệt phản đối quan điểm trả thù những người thuộc chế độ cũ. Không có tịch thu tài sản, “học tập cải tạo” hay “đổ người da Trắng xuống biển” tại Nam Phi sau 1990. Nelson Mandela chống lại chính thể độc tài có xuất xứ từ phương Tây nhưng vẫn chủ trương phải tiếp thu và duy trì hệ thống chính trị dân chủ (đại nghị hoặc tổng thống) của phương Tây. Và trong cả quá trình tranh đấu, Mandela không cho phép tiêu diệt những người đối lập (cùng chống Apartheid nhưng khác quan điểm chính trị như nhánh Cộng sản Nam Phi).

Đó là bốn điểm khác hết sức cơ bản giữa Mandela và Giáp. Làm sao có thể coi Giáp như Mandela được?

Đúng là duy cảm dễ đưa người ta đến những điều kỳ khôi, thậm chí kỳ cục.


Được đăng bởi Pham Hong Son vào lúc 09:35








No comments:

Post a Comment

View My Stats