Thứ hai, ngày 28 tháng mười năm 2013
Điều 258 bẫy ai?
Trần Vũ Hải
Trần Vũ Hải
1. Những vụ bắt giữ một số bloger (Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh
Nguyên Kha) gần đây theo điều 258 Bộ luật Hình sự (“BLHS”), và sắp tới là phiên
xét xử Đinh Nhật Uy (ngày 29/10/2013) đã khiến nhiều người quan tâm đến điều
258 BLHS. Đã có nhóm bloger tuyên bố phản đối điều 258, có nhóm bloger khác ủng
hộ điều luật này.
2. Điều 258 BLHS quy định như sau:
2. Điều 258 BLHS quy định như sau:
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1, Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2, Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
1, Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2, Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Ít ai biết được Điều 258
BLHS xuất phát từ một vụ án khoảng 20 năm trước, nhà báo MD đã viết về một vụ
được cho là không có thật về một sỹ quan quân đội. Viện kiểm sát Quân khu X
truy tố nhà báo MD về tội vu khống nhưng người bị vu khống lại không có thật
(không xác định được) nên Tòa án không thể khép tội này đối với nhà báo MD, mặc
dù xác định nhà báo MD gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của quân đội. Nói một
cách nôm na, trong một vụ án về tội vu khống, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự
thì phải có người bị hại, và người bị hại phải có đơn yêu cầu cơ quan pháp luật
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vu khống mình, nhưng trong vụ án này
không có người bị hại, không có đơn yêu cầu của người bị hại nên nhà báo MD
thoát tội. Cho rằng nhà báo MD thoát tội là do sơ hở của BLHS, nên nhiều người
đề xuất điều luật như nội dung điều 258 của BLHS hiện hành và Quốc hội đã chấp
nhận điều luật này.
4. Theo diễn giải nhiều cơ quan pháp luật, việc khởi tố vụ án theo điều 258 BLHS không cần có yêu cầu của người bị hại (như tội vu khống), thậm chí trên thực tế những cơ quan này không cần quan tâm có người bị hại hay không, hoặc ý kiến của họ (nếu có).
Cho đến nay, điều 258 BLHS chủ yếu được áp dụng để xử lý đối với những hành vi được coi là lợi dụng quyền tự do ngôn luận (nhưng không truy cứu theo tội danh vu khống), chưa thấy kết tội theo điều luật này về việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ khác (ngoài tự do ngôn luận). Ngay trong vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến, lúc đầu bị cáo buộc theo điều 258 BLHS nhưng khi xét xử lại kết tội theo điều luật khác.
Nhiều người cho rằng Điều 258 là một cái bẫy để chính quyền tùy tiện kết tội công dân, đặc biệt là các bloger, khi họ thực thi quyền tự do dân chủ (đặc biệt quyền tự do ngôn luận), phê phán Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc lãnh đạo của Nhà nước. Vậy điều 258 BLHS có đúng là một cái bẫy hay không, và đối với ai?
4. Theo diễn giải nhiều cơ quan pháp luật, việc khởi tố vụ án theo điều 258 BLHS không cần có yêu cầu của người bị hại (như tội vu khống), thậm chí trên thực tế những cơ quan này không cần quan tâm có người bị hại hay không, hoặc ý kiến của họ (nếu có).
Cho đến nay, điều 258 BLHS chủ yếu được áp dụng để xử lý đối với những hành vi được coi là lợi dụng quyền tự do ngôn luận (nhưng không truy cứu theo tội danh vu khống), chưa thấy kết tội theo điều luật này về việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ khác (ngoài tự do ngôn luận). Ngay trong vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến, lúc đầu bị cáo buộc theo điều 258 BLHS nhưng khi xét xử lại kết tội theo điều luật khác.
Nhiều người cho rằng Điều 258 là một cái bẫy để chính quyền tùy tiện kết tội công dân, đặc biệt là các bloger, khi họ thực thi quyền tự do dân chủ (đặc biệt quyền tự do ngôn luận), phê phán Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc lãnh đạo của Nhà nước. Vậy điều 258 BLHS có đúng là một cái bẫy hay không, và đối với ai?
5. Theo điều 258, chỉ truy cứu đối với người “lợi dụng các quyền tự
do dân chủ…”. Từ “các” ở đây rõ ràng để chỉ số nhiều, tức là từ
hai quyền trở lên, và những quyền tự do dân chủ này đã được liệt kê ngay
trong điều 258 BLHS. Theo đúng lời văn và nội dung của điều 258, nếu Tòa án
muốn kết tội bị cáo về tội này, Tòa án phải chứng minh bị cáo đã lợi dụng các
quyền, tức đã lợi dụng ít nhất từ hai quyền tự do dân chủ trở
lên. Thậm chí, theo cách hiểu đúng tiếng Việt, Tòa án phải chứng minh bị cáo
phải lợi dụng tất cả các quyền được liệt kê trong điều 258 BLHS gồm “ các
quyền (i) tự do ngôn luận, (ii) tự do báo chí, (iii) tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, (iv) tự do hội họp, lập hội và (v) các quyền tự do dân chủ khác…”.
Trong mọi cách hiểu, người nào được coi chỉ lợi dụng một quyền
trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trên không thể bị cáo
buộc, truy tố, kết tội theo điều 258 BLHS. Nếu hiểu đúng như vậy (mọi cách hiểu
khác đều trái lời văn và nội dung của điều 258), khi kết tội theo điều 258
BLHS, Tòa án phải chứng minh ngoài việc lợi dụng quyền tự do ngôn
luận, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ khác, điều
mà trong thực tế Tòa án khó có bằng chứng và Viện kiểm sát cũng không cáo buộc
và các bị cáo cũng không “lợi dụng” nhiều quyền như vậy.
Nói cách khác, nếu thượng tôn pháp luật, Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội theo điều 258 BLHS vì không chứng minh được bị cáo lợi dụng từ hai quyền tự do dân chủ trở lên.
6. Để làm rõ hơn cách hiểu về từ “các” trong BLHS, chúng tôi xin lấy ví dụ 2 điều ngay sát trên và dưới của điều 258 BLHS là các điều 257 (tội chống người thi hành công vụ) và 259 ( tội trốn nghĩa vụ quân sự):
Nói cách khác, nếu thượng tôn pháp luật, Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội theo điều 258 BLHS vì không chứng minh được bị cáo lợi dụng từ hai quyền tự do dân chủ trở lên.
6. Để làm rõ hơn cách hiểu về từ “các” trong BLHS, chúng tôi xin lấy ví dụ 2 điều ngay sát trên và dưới của điều 258 BLHS là các điều 257 (tội chống người thi hành công vụ) và 259 ( tội trốn nghĩa vụ quân sự):
Khoản 2 điều 257 quy định về tội chống người thi
hành công vụ: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 2 điều 259 về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của
mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Những điều khoản trích dẫn trên cho thấy khi BLHS
khẳng định chỉ cần một trong các yếu tố được liệt kê xuất hiện đủ để có thể xác
định tội danh, hình phạt, mức phạt, BLHS sẽ ghi rõ cụm từ một trong
các trong điều luật. Nếu điều 258 BLHS xác định chỉ cần lợi dụng một
quyền tự do dân chủ trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trong điều luật
này, là có căn cứ truy cứu theo tội danh này, điều 258 BLHS khoản 1 cần phải
viết (như những trường hợp nêu trên - điều 257 khoản 2 và điều 259 khoản 2)
theo cách ví dụ như sau:
Người nào lợi dụng một trong các quyền
sau đây nhằm xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Tự do ngôn
luận
b. Tự do báo chí,
c. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
d. Tự do hội họp, lập hội
e. Hoặc một quyền tự do dân chủ khác
b. Tự do báo chí,
c. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
d. Tự do hội họp, lập hội
e. Hoặc một quyền tự do dân chủ khác
Nhưng điều 258 BLHS thực tế đã không được viết theo
cách thức trên, và do đó phải được hiểu chỉ có thể kết tội theo điều này nếu
chứng minh bị cáo lợi dụng ít nhất hai quyền tự do dân chủ trở lên – một
điều bất khả thi cho Tòa án.
Vậy
điều 258 BLHS là cái bẫy cho ai, nếu thượng tôn pháp luật?
Hà Nội, ngày 28/10/2013
T.V.H
T.V.H
Được đăng bởi Tễu vào lúc 18:13
No comments:
Post a Comment