Monday,
September 30, 2013 9:27:02 PM
Khoảng 1 triệu công chức liên bang tạm thời nghỉ hay làm việc
không lương
WASHINGTON
(TH) –
Một số các cơ quan chính quyền liên bang ngưng hoạt động bắt đầu từ ngày 1
tháng 10 vì không có ngân sách, sau khi đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ ở Quốc
Hội đã không thể đi đến một thỏa hiệp nào.
Trong
buổi họp báo chung với Thủ Tướng Israel tại tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai, Tổng Thống
Obama khoát tay khi một phóng viên đặt câu hỏi về cuộc tranh chấp ngân
sách ở Quốc Hội. (Hình: AP/Charles Dharapak)
Trong
suốt một tuần lễ và cho đến giờ chót, Hạ Viện Cộng Hòa và Thượng Viện Dân Chủ
đấu qua đấu lại về ngân sách tạm thời tránh việc chính quyền phải đóng
cửa, vì tài khóa 2013 chấm dứt vào lúc 11.59 giờ đêm Thứ Hai 30 tháng 9
trong khi chưa có ngân sách cho năm tài chính 2014.
Những diễn tiến được
trình bày tóm tắt theo trình tự thời gian như sau:
Ngày
Chủ Nhật 21 tháng 9, Hạ Viện biểu quyết dự luật cấp tiền hoạt động cho chính
quyền tới 15 tháng 12 nhưng thêm vào một điều khoản: hoãn cấp tiền Obamcare một
năm.
Ngày
Thứ Ba, Thượng Viện thảo luận đưa ra dự luật cấp ngân sách tạm cho tới 15 tháng
11 không có điều kiện gì liên quan đến Obamacare.
Dự
luật chưa đưa ra biểu quyết được vì Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Ted Cruz, Texas,
ngăn trở bằng cách lên diễn đàn phát biểu dài 21 giờ liên tục. Ngày Thứ Sáu 27
tháng 9, Thượng Viện mới biểu quyết thông qua dự luật và chuyển về Hạ Viện.
Ngày
Thứ Bảy 28 tháng 9, Hạ Viện biểu quyết không chấp nhận dự luật Thượng Viện, vẫn
giữ nguyên dự luật cũ và gởi lên Thượng Viện.
Ngày
Chủ Nhật 29 tháng 9, Thượng Viện nghỉ họp. Ngày Thứ Hai 30 tháng 9 lúc 2 giờ
(giờ Washington), Thượng Viện biểu quyết loại bỏ điều khoản về Obamcare và
chuyển dự luật về Hạ Viện.
6
giờ chiều Thứ Hai, Hạ Viện biểu quyết dự luật có sửa đổi một vài chi tiết nhỏ
nhưng vẫn giữ điều khoản đình hoãn 1 năm cấp tiền cho Obamacare. Dự luật
được chấp thuận bằng 228-201 phiếu (12 Dân Biểu Cộng Hòa bỏ phiếu chống và 9
Dân Biểu Dân Chủ bỏ phiếu tán thành) và gởi lên Thượng Viện. Các Dân Biểu Cộng
Hòa phái Tea Party và bảo thủ quyết liệt sử dụng thời cơ này để phá đạo luật
Obamacare bằng mọi giá,
Tổng
Thống Obama kêu gọi Cộng Hòa hãy tránh để đi đến tình trạng chính quyền phải
đóng cửa và gọi điện thoại cho Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner. Hai người nói chuyện
trong 10 phút và nguồn tin từ những giới am hiểu cho biết hai bên giữ nguyên
lập trường.
9.30
tối: Thượng Viện biểu quyết 54-46 bác bỏ dự luật Hạ Viện một lần thứ ba.
Chủ
Tịch Hạ Viện John Boehner không chứng tỏ điều gì cho thấy là ông sẽ đưa ra một
nghị quyết “clean” (nghĩa là không dính tới Obamacare) để lấy biểu quyết.
10.00
giờ: Hạ Viện cho biết sẽ biểu quyết một lần nữa trước nửa đêm, vẫn giữ nguyên
chủ trương và đưa đề nghị cử một ủy ban họp với Thượng Viện. Như vậy các thành
viên hai viện sẽ có thể đối diện tận mặt để thảo luận bằng cách nào giải quyết
vấn đề ngân sách tạm thời, thay vì “chơi ping-pong” qua lại giữa hai bên.
Tuy
nhiên chưa thể biết phải mất bao lâu mới có thể đồng ý về một cuộc họp như vậy,
và không ai tin là có thể kịp trước 12 giờ đêm
Trưởng
khối đa số Harry Reid tuyên bố trên diễn đàn Thượng Viện lúc 11 giờ: “Chúng ta
không họp với khẩu súng dí vào đầu. Trước hết, việc Hạ Viện phải làm là thông
qua dự luật cấp ngân sách trong 6 tuần lễ không thêm điều kiện nào khác hết”.
11.15
giờ tại hội trường Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Patty Murray nói rằng bà cảm
thấy “thật mỉa mai” khi bây giờ Cộng Hòa kêu gọi họp thảo luận trong khi họ đã
18 lần bác bỏ đề nghị như vậy của bà.
11.45
phút: Văn phòng Điều Hành và Ngân Sách đưa ra chỉ thị nhắc nhở các cơ quan
chính quyền thi hành kế hoạch đóng cửa có trật tự như đã trù liệu trước.
0.01
giờ đêm Thứ Ba 1 tháng 10 (9 giờ tối Thứ Hai giờ California): Bây
giờ thì một phần chính quyền bắt đầu đóng cửa.
Việc
chính quyền phải tạm thời đóng cửa liên quan tới một số cơ quan trong khi hoạt
động của những cơ quan khác không bị ảnh hưởng.
Khoảng
1 triệu công chức liên bang sẽ phải tạm thời nghỉ hay làm việc không lương. Các
công viên quốc gia cùng một số địa điểm cho khách du lịch thăm viếng ở thủ đô
Washington sẽ đóng cửa. Chỉ có khoảng 18,000 trong số 115,000 nhân sự bộ Tư
Pháp tạm nghỉ.
Tất
cả quân nhân vẫn tiếp tục nhiệm vụ như bình thường nhưng hầu hết nhân viên dân
sự làm việc với bộ quốc phòng sẽ tạm nghỉ. Các tòa án vẫn tiếp tục hoạt động
như bình thường trong vòng khoảng 10 ngày, sau đó sẽ có quyết định khác. Các
thanh tra thực phẩm bộ nông nghiệp tiếp tục làm việc.
Tổ
chức đánh giá tình trạng tài chính Standard & Poor’s nhận định rằng nếu
chính quyền chỉ đóng cửa dưới 2 tuần lễ thì không có tác động gì đáng kể nhưng
nếu kéo dài thì sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty và tình trạng
kinh tế.
Đây
là lần đầu tiên từ 17 năm chính quyền Hoa Kỳ phải đóng cửa và chưa ai có thể dự
đoán sẽ kéo dài trong bao lâu. (HC)
------------------------------
Thứ ba 01 Tháng Mười 2013
Nước Mỹ gần như tê liệt. Những lời kêu gọi của Tổng thống
Barack Obama không làm thay đổi tình thế. Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ không đạt
được đồng thuận về Đạo luật Tài chính cho phép tránh được cái gọi là « bức
tường ngân sách ». Các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục, nhưng trong khi chờ đợi,
nước Mỹ phải hoạt động chậm lại do không còn tiền. Khoảng 800 000 công chức
buộc phải nghỉ việc không lương.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :
"Trong những giờ qua, các văn bản được trao đổi liên
tục giữa Hạ viện và Thượng viện. Nhưng trên thực tế, các cuộc thương lượng giữa
các nghị sĩ không hề tiến triển. Hạ viện chuyển tới Thượng viện Đạo luật tài
chính đẩy lùi một năm việc thực hiện cải cách bảo hiểm xã hội. Các văn bản này,
sau khi được sửa đổi và tái lập lịch trình thực hiện cải cách bảo hiểm xã hội,
gọi là « Obamacare », được Thượng viện gửi trả lại Hạ viện. Có thể gọi đây là
cuộc đối thoại giữa những người điếc. Do Đạo luật tài chính không được thông
qua, một phần ba công chức rơi vào tình trạng thất nghiệp kỹ thuật kể từ hôm
nay, 01/10/2013.
Các lời kêu gọi của Tổng thống Barack Obama về trách
nhiệm của các nghị sĩ cũng như các tiếp xúc của ông với các lãnh đạo đảng Cộng
Hòa không làm thay đổi được tình thế, cho dù, theo các cuộc thăm dò dư luận do
các phương tiện truyền thông thực hiện, người
dân Mỹ mệt mỏi về cuộc khủng hoảng này và đa số quy trách nhiệm cho đảng Cộng
Hòa về việc đóng cửa các cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, bên trong đảng Cộng Hòa đã bắt đầu có những
thay đổi. Bởi vì giờ đây, khủng hoảng đã xảy ra và không ai chịu nhượng bộ cả,
các dân biểu do vậy phải thương lượng với nhau. Mọi việc đều có thể. Bên trong
đảng Cộng hòa , vào đêm qua, đã có một sự nổi dậy của những chính trị gia ôn
hòa, họ đã bỏ phiếu chống lại đảng của mình để tránh một tình trạng thất nghiệp kỹ thuật đối với các công chức. Nhưng họ không đủ đông,
thiếu mất vài phiếu. Điều này có nghĩa là một số chính trị gia bắt đầu chán
ngán cuộc chiến chống Đạo luật về bảo hiểm xã hội – Obamacare, được bỏ phiếu
thông qua cách nay ba năm.
Bởi vì, các nhà
phân tích đều đồng ý với nhau trên một điểm : Cuộc khủng hoảng này có hại cho
đảng Cộng Hòa. Được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này là các dân biểu cực hữu,
thuộc Tea Party. Chính đảng cực đoan này chống lại mọi sự can thiệp của Nhà
nước và bác bỏ thẳng thừng mọi đề xuất, được đánh giá là chính đáng, của Tổng
thống Barack Obama.
Lãnh đạo Tea Party Amy Kremer tuyên bố : Luật cải cách bảo hiểm xã hội đã được thông qua mà không có lấy một phiếu
ủng hộ của đảng Cộng Hòa. Tôi nghĩ là kết quả cuộc bầu cử tổng thống lẽ ra sẽ
khác. Đúng là ông Obama đã tái đắc cử nhưng Hạ viện đã được bầu lại, với đa số
thuộc đảng bảo thủ. Bà Kremer còn tố cáo Thượng nghị sĩ Harry Reid, thuộc đảng
Dân Chủ là muốn đóng cửa các cơ quan của Nhà nước bởi vì ông ta nghĩ rằng đó sẽ
là một thắng lợi đối với đảng Dân Chủ trong năm 2014.
Đối với các nghị
sĩ ôn hòa thuộc đảng Cộng Hòa, họ có nguy cơ bị mất ghế trong cuộc bầu cử vào
năm tới.
Trong khi chờ đợi các dân biểu đạt được thỏa thuận, 800 000 công chức Mỹ bị thất nghiệp kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là nhiều lĩnh vực phải hoạt động chậm lại hoặc không hoạt động gì hết.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA gần như bị đóng cửa :
97% trong tổng số 18 000 nhân viên buộc phải ở nhà. Đây cũng là trường hợp các
công chức làm việc trong Cơ quan bảo vệ môi trường ; hậu quả là các khuôn viên
quốc gia phải đóng cửa từ 01/10/2013.
Các lĩnh vực Y tế, Quốc phòng bị mất 50% nhân viên. Trong
các bệnh viện, chỉ có những nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân còn làm việc.
Trong lĩnh vực Quốc phòng, tất cả những gì liên quan đến an ninh quốc gia thì
vẫn hoạt động, như cuộc chiến chống khủng bố. Các binh sĩ vẫn ở vị trí của
mình, các hoạt động kiểm tra hải quan không bị ảnh hưởng.
Những công chức nói trên tuy vẫn làm việc, nhưng lương
của họ sẽ bị trả chậm, trong khi đó, số nhân viên được coi là « không cần thiết
» thì phải nghỉ không ăn lương.
Cuộc khủng hoảng này gây ra những rối loạn trong tổ chức
công việc, nhưng việc đóng cửa các cơ quan của Nhà nước gây tốn kém khoảng 200
triệu đô la mỗi ngày cho nước Mỹ".
---------------------------------------------------
Cập nhật: 03:33 GMT - thứ ba, 1 tháng 10, 2013
Chính phủ Mỹ đã bắt đầu đóng cửa một phần các
cơ quan của họ sau khi Hạ viện không thông qua ngân sách hoạt động cho
năm tới.
Thời hạn chót vào lúc giữa đêm 30/9 đã trôi qua
mà không có thỏa thuận nào đạt được giữa hai Đảng Dân chủ và Cộng
hòa.
Phe Cộng hòa kiên quyết đòi phải hoãn lại các
cải cách y tế của Tổng thống Obama thì mới thông qua ngân sách.
Khi chỉ còn chưa tới một giờ nữa là đến nửa đêm,
Hạ viện do Đảng Cộng hòa nắm đã kêu gọi thành lập một ủy ban phi
đảng phái cùng với Thượng viện để tìm ra một thỏa thuận. Tuy nhiên,
phe Dân chủ nói đã quá muộn.
Nhà Trắng đã bắt đầu thông báo cho các cơ quan
liên bang 'đóng cửa một cách trật tự'.
Obamacare
Tổng thống Barack Obama nói rằng nguy cơ các cơ quan
chính phủ phải đóng cửa là ‘hoàn toàn có thể tránh được’ trong khi
chỉ còn vài giờ nữa để hành động.
Ông Obama đã chỉ trích những người Cộng hòa là
muốn lặp lại kỳ bầu cử trước khi họ tìm cách gắn kết ngân sách
với chính sách y tế của ông.
Cho đến nửa đêm thứ Hai, tức 11h sáng thứ Ba 1/10
giờ Việt Nam, nếu không đạt được thỏa thuận nào thì chính quyền Mỹ
phải tạm dừng hoạt động tất cả các cơ quan liên bang không thiết yếu.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 17 năm nước Mỹ trải
qua tình trạng như vậy.
Hơn 700.000 viên chức chính phủ liên bang có thể
phải ở nhà không có lương.
Một trong những điểm tranh cãi chủ chốt giữa hai
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là chính sách y tế của Tổng thống
Barack Obama, vốn được đặt biệt danh là Obamacare.
Các dân biểu Cộng hòa ở Hạ viện cũng như ở
Thượng viện đã yêu cầu rút lại đạo luật này hoặc bãi bỏ điều
khoản về ngân sách. Khi đó họ mới thông qua ngân sách cho hoạt động
của chính phủ.
Việc các cơ quan nhà nước đóng cửa sẽ ‘có tác
động kinh tế thật sự lên người dân ngay tức thì’, Tổng thống Obama
nói hôm thứ Hai ngày 30/9 khi chỉ còn bảy giờ nữa là đến thời hạn
phải đóng cửa.
Ông cũng nói rằng điều này sẽ gây tác hại cho sự
phục hồi kinh tế của Mỹ.
“Việc đe dọa những tiến bộ mà phải khó khăn lắm
người dân Mỹ mới đạt được là đỉnh cao của sự vô trách nhiệm,” ông
lên án.
Obama và các nghị sỹ Dân chủ trong Thượng viện đã
cam kết sẽ bác bất cứ dự luật nào đụng đến Obamacare mà Hạ viện do
phe Cộng hòa chi phối đưa ra.
“Có ai tin rằng chúng tôi sẽ không tiếp tục đấu
nhau như thế sau nhiều tháng nữa?,” Obama giải thích lý do tại sao ông
và các đồng minh của ông trong Quốc hội sẽ không đàm phán lại đạo
luật này.
Trước đó, Thượng viện do Đảng Dân chủ nắm giữ đã
bỏ phiếu chống một dự luật do Hạ viện của Đảng Cộng hòa thông qua
đặt điều kiện thông qua ngân sách cho chính phủ chỉ khi nào đạo luật
về y tế bị hoãn lại một năm.
Tỷ lệ bỏ phiếu ở Thượng viện là 54-46.
‘Bắt nạt’
Sau phiên bỏ phiếu ở Thượng viện vào chiều thứ
Hai ngày 30/9, lãnh đạo phe Dân chủ ở đây đã quy trách nhiệm cho những
người Cộng hòa về khả năng các cơ quan chính phủ phải đóng cửa.
Thượng nghị sỹ Harry Reid của tiểu bang Nevada đã
gọi các đồng nghiệp của ông bên Đảng Cộng hòa là ‘những kẻ bắt
nạt’.
“Người dân Mỹ không muốn chính phủ đóng cửa và
tôi cũng vậy,” ông John Boehner, chủ tịch Hạ viện, phát biểu.
Tuy nhiên ông Boehner cũng nói rằng đạo luật y tế
của chính phủ Obama đã ‘có những tác động tàn phá đối với đất
nước’ và ‘cần phải làm gì đó’.
Nếu hai đảng không đạt được thỏa thuận thì bắt
đầu từ ngày 1/10, các công viên quốc gia và các viện bảo tàng
Smithsonian sẽ phải đóng cửa, lương hưu và trợ cấp cựu chiến binh sẽ
bị tạm ngừng chi trả trong khi các hồ sơ xin thị thực sẽ phải nằm
chờ.
Tuy nhiên các hoạt động thiết yếu khác như kiểm
soát không lưu và an toàn thực phẩm vẫn được tiếp tục.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra thông báo yêu cầu quân nhân
tiếp tục thi hành nhiệm vụ như thường còn đa số các nhân viên dân sự
thì ở nhà không đi làm.
No comments:
Post a Comment