Posted on October 23, 2013 by Jonathan London
Năm
nay Việt Nam đã có một tranh luận cực lớn và công khai (dù đã không được phản
ánh thực sự trên các báo chí nhà nước) về việc sửa đổi hiến pháp 1992. Kết quả
không bất ngờ của quá trình này là Quốc Hội CHXHCNVN đã quyết định tiếp tục
không nghe gì ngoài những tiếng dội từ quá khứ. Thay vì thực sự xem xết lại
những hạn chế của mô hình cũ, QH sắp phê duyệt một hiến pháp “sửa đổi” mà không
có một sự thay đổi cơ bản nào.
Vào lúc mà ai biết gì về Việt Nam đã nhìn rõ là
những vấn đề chủ yếu của đất nước có xuất phát trực tiếp và gián tiếp từ những
yếu kếm trong những thể chế chính trị xã hội thì các “đại biểu” đã một cách tự
tin bỏ quá thực tế sáng chói này và ôm lấy một hiến pháp dở như cũ. Chán thế là
đúng. Nhưng, không nên bi quan quá.
Trong vòng một năm qua, chất lượng của dân luận
chính trị ở Việt Nam đã có một số tiến bộ rất rõ nết. Việc nêu rõ, bàn luận, và
phổ biến hóa kiến thức về những hạn chế thể chế của Việt Nam là một phát triển
đáng khích lệ chứ! Thậm chí chúng ta có thể khẳng định, hiện này, vấn đề chủ
yếu của Viêt Nam về mặt chính trị không phải là thiếu kiến thức hay thiếu trí
tuệ mà là thiếu dũng cảm và thiếu cơ hội chính trị.
Với quyệt định vứt đi những ý kiến có tính xây dựng
và chỉ lấy “hàng triêu” “ý kiến bất buộc,” Quốc Hội đang bảo đảm những nỗ lực
để đầy mạnh cải cách sẽ phái tiếp diễn dưới một mô hình thể chế lỗi thời. Chẳng
có ai nói cải cách sẽ dễ dàng! Từ góc nhìn này, việc có hiến pháp “mới” là buồn
thật. Hy vọng sẽ là hiến pháp dờ cuối cừng của Việt Nam. Hy vọng bản hiến pháp
này sẽ được làm lại mới để cho phép đất nước thoát khổi tình trạng hiện nay.
Quan trọng hơn cả là, bất chấp hành vi thiển cận của
chính quyền lần này đối với quá trình sửa đổi hiến pháp, Việt Nam chắc chắn đã
có một du luận sâu rộng và công khai về vấn đề hiến pháp. Rõ ràng chuyện đấy là
một bước tích cực cho sự phát triển chính trị của Việt Nam.
JL
No comments:
Post a Comment