Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-28
2013-10-28
Phiên xử sơ thẩm anh Đinh Nhật Uy, người bị bắt theo
điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, dự kiến diễn ra vào sáng ngày mai 29 tháng
10 tại tòa án tỉnh Long An.
Vụ xử án này hiện đang tạo nên một luồng dư luận
mạnh mẽ trong giới sử dụng các công cụ mạng Internet tại Việt Nam.
Luật
mơ hồ
Những người lên tiếng phản đối điều 258 Bộ Luật Hình
sự Việt Nam tiếp tục nêu ra những bất hợp lý trong điều khoản này. Mạng lưới
Blogger Việt Nam hôm 24 tháng 10 vừa qua ra Tuyên bố về cáo trạng và phiên xử
Đinh Nhật Uy. Theo Tuyên bố mới này những người thuộc Mạng lưới Blogger Việt
Nam phản đối điều luật 258 cho rằng việc truy tố công dân Đinh Nhật Uy đã ‘vi
phạm điều 19 của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền. Việc truy tố đó cho phép sự suy
diễn tùy tiện, không dựa vào bất kỳ một nền tảng pháp lý, qui định cụ thể nào,
với phạm bi áp dụng bao trùm lên bất kỳ sinh hoạt nào của công dân’.
Blogger Nguyễn Văn Thạnh, một công dân tích cực hoạt
động cho những người bị chứng máu khó đông cũng như kêu gọi hình thành Quỹ
Hoàng Sa- Trường Sa, phát biểu về việc truy tố và đưa công dân Đinh Nhật Uy ra
xét xử như sau:
Nói chung khi đọc cáo buộc của cơ quan công quyền
đối với Đinh Nhật Uy tôi thấy hết sức vu vơ, buồn cười. Tôi nghĩ những cáo buộc
đó họ có thể dùng vào thời ‘cực trị’ khi mà họ đóng cửa đất nước thì có lý, còn
bây giờ tôi nghĩ rất buồn cười. Bởi vì như họ ghi đưa thông tin sai lệch, nói
xấu lãnh đạo thì tôi nghĩ chỉ tư duy của những người toàn trị, những người cho
rằng chính phủ luôn luôn đúng, chính phủ đứng trên tất cả, chính phủ long lanh
như một vị thần, vị thánh, thì họ mới có tư duy như vậy.
Còn thời hiện đại bây giờ, người ta có quyền bình
luận; nhất là anh Uy là anh trai của Đinh Nguyên Kha, anh có quyền bình luận xử
em của anh ta như thế nào, đưa thông tin ra đó là quyền của anh. Tôi nghĩ đây là
quyền tự do ngôn luận. Tôi ví dụ đơn giản thế này: có những chuyện xảy ra hằng
ngày như tham nhũng, công an mãi lộ, quan chức ức hiếp…người ta thấy có quyền
nói; khi nói như thế là đưa thông điệp đến cho cộng đồng để cộng đồng thấy
những cái không đúng, cái sai để mà sửa chữa. Thế nhưng nếu cứ tư duy rằng nói
như thế là lợi dụng, xâm phạm quyền hạn, không có chứng cứ rồi khép tội. Như
thế rất nguy hiểm cho tự do của người dân và sự phát triển của đất nước.
Luật sư Hà Huy Sơn, người tham gia bào chữa trong vụ
Đinh Nhật Uy cũng có trình bày về điều này:
Theo tôi điều 258, tức có xâm phạm đến lợi ích của
cá nhân, tổ chức; thì trong tội này cơ quan điều tra hay phía bên cáo buộc phải
chứng minh được là người phạm tội gây ra thiệt hại hay gây ra hậu quả gì cho cá
nhân hay tổ chức bị xâm hại. Phải chứng minh được điều đó. Nói cách khác phải
có người bị hại, mới có người phạm tội. Nếu không chứng minh được có ai là
người bị hại thì không thể có cơ sở nói rằng anh Đinh Nhật Uy là người phạm
tội. Điểm mấu chốt của vụ án này, của điều 258 là như vậy.
Đinh
Nhật Uy vô tội
Theo những lập luận được đưa ra từ phía luật sư cũng
như những người quan tâm theo dõi của anh Đinh Nhật Uy trong thời gian trước
khi bị bắt hồi ngày 15 tháng 6 năm nay, thì những phát biểu trên facebook cũng
như hoạt động của anh này hoàn toàn không thể gán ghép như bản cáo trạng đưa
ra.
Bà Nguyễn thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy và Đinh
Nguyên Kha kể lại việc bắt giữ anh này hồi ngày 15 tháng 6 như sau cũng như
những suy luận của bà về bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Tân
An, tỉnh Long An:
Lúc họ bắt Uy, thông tin về điều 258 tôi chưa biết.
Sau này tôi lên mạng tôi thấy rằng công an tỉnh Long An đối xử với Uy, con tôi
rất tàn độc. Họ bắt Uy như bắt một tội phạm quốc tế chứ không phải của một tỉnh
nhỏ. Họ còng tay cháu ngay tại trường học, họ dắt đi trên đường lộ cho mọi
người thấy. Đến nhà họ bắt cháu mở cửa nhà của tôi, cháu nói không có chìa khóa
thì họ yêu cầu công an xã đi mượn kềm cộng lực cắt cửa vào xét nhà. Cháu đã nói
hết lời đây không phải là tài sản của bản thân mà là của cha mẹ, không có chìa
khóa.
Chừng ba giờ tôi về, tôi còn thấy họ còng cháu ngồi
dưới đất trước hiên nhà tôi, tôi rất đau lòng. Con tôi chưa bị kết tội mà họ
làm như vậy. Trong khi tối thấy anh Trương Duy Nhất cũng bị bắt về vấn đề 258
như con tôi mà anh ta xách giỏ xách đi hiên ngang, bình thường đi giữa hai
người. Con tôi không được hưởng quyền đó.
Lúc cháu Uy bị bắt, tôi tập tành lên mạng xem, tôi
thấy người ta nói còn gấp trăm, gấp ngàn lần so với Uy; chứ đừng nói cháu Uy
nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền.
Lần này tôi phải đưa vấn đề lên cho thế giới để mọi
người quan tâm để cứu 20 triệu người sử dụng facebook, trong đó có tôi. Phải
đưa lên cho mọi người thấy để bãi bỏ điều 258 phi lý, mơ hồ này đi.
Kêu
gọi người liên can ủng hộ
Do bản cáo trạng nêu ra việc Đinh Nhật Uy sử dụng
tài khoản facebook để đăng tin, chia xẻ, hình ảnh, liên kết, nhắn tin và từ đó
bị buộc tội, bà Nguyễn thị Kim Liên qua tư vấn đã viết thư gửi đến cho người
đồng sáng lập ra mạng Facebook, ông Mark Zuckerberg, như là người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan.
Bà Nguyễn thị Kim Liên nói về điều này:
Khi cháu Uy gặp luật sư Nguyễn Văn Miếng trước khi
ra tòa, cháu có đưa ra đề nghị cho luật sư mời những người có liên quan việc
thưa gởi cháu, những người liên quan đến điều 258, trong đó có ông chủ trang
mạng này, vì cháu lên mạng này nói những điều như thế và bị nhà nước quy chụp
theo điều 258. Ngoài ra còn có nhiều lắm: VNPT, Viettel…
Luật sư đưa cho tôi tờ kiến nghị đó và tôi nằm
xem. Nửa khuya 12 giờ tôi ngồi dậy, mở máy viết là thư cho ông ấy ( Mark
Zuckerberg). Xuất phát từ lòng mẹ thương con, chỉ có ông ta mới lên tiếng được.
Nếu ông không lên tiếng cứu con tôi, ông cũng phải lên tiếng cảnh báo cho 20
triệu người Việt Nam sử dụng facebook phải tránh xa vì Nhà nước này có thể qui
chụp, bỏ tù.
Tin cho biết một nhóm người Việt tại Hoa Kỳ hồi ngày
24 tháng 10 vừa qua đã đến tại tổng hành dinh Công ty Facebook để chuyển thư
thỉnh cầu của bà Nguyễn thị Kim Liên.
Ngoài thư thỉnh cầu vừa nói, bà Nguyễn thị Kim Liên
cũng có thư ngỏ mời những người quan tâm đến tại thành phố Tân An, Long An vào
ngày 29 tháng 10 để theo dõi phiên xử Đinh Nhật Uy.
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment