2013-10-10
Ngày
8/10 năm nhân viên công lực tại tỉnh Hòa Bình bị người dân bắt trói. Việc người
dân dùng bạo lực đối đầu với chính quyền và với nhau đã trở nên phổ biến tại
Việt Nam.
Một xã hội đầy bạo
lực...
Báo
chí Việt Nam đưa tin là vào ngày 8/10 rằng, năm công an của tỉnh Hòa Bình bị
dân làng ở xã Kim Bôi bắt trói và giữ trong nhà văn hóa của xóm Bôi Câu trong
gần ba giờ đồng hồ. Nguồn cơn của sự việc là ngày hôm trước, dân làng đã vây
bắt những người đào đãi vàng gây ô nhiễm môi trường, mà việc này đã kéo dài rất
lâu trước đó, cho nên sau khi lực lượng chức năng xuống khu vực xảy ra sự việc
thì dân làng đã bắt giữ những viên công an này nhằm làm áp lực để cơ quan công
quyền giải quyết những chuyện lộn xộn về đào đãi vàng ở địa phương của họ.
Bắt
giữ người đã là phạm pháp, đằng này lại còn bắt giữ nhân viên công lực. Tại sao
người dân lại thực hiện một hành động như thế?
Nhà
Văn Đại tá Phạm Đình Trọng, người gần đây có những phát biểu phản đối những sự
bất hợp lý trong cơ chế quyền lực hiện tại và về sự lạm quyền thời nhân văn
giai phẩm, nói với chúng tôi:
“Chính
quyền người ta làm những việc chống lại nhân dân cho nên nhân dân người ta bức
xúc dồn nén nhiều rồi. Ví dụ như ở Văn Giang đấy, bây giờ người ta phải ra đồng
giữ đất, cái sự dồn nén của người dân đến từ nhiều chuyện khác nữa anh ạ.
Cái
này nó báo động một sự việc nghiêm trọng, đó là một xã hội bạo lực. Một xã hội
bạo lực đang thắng thế và cái sự thắng thế này nó bắt đầu từ chính quyền. Chính
quyền sử dụng bạo lực với dân, chính quyền đạp lên pháp luật. Pháp luật đó
không có tác dụng, bây giờ người ta noi gương chính quyền mà sử dụng bạo lực.
Chính quyền dùng bạo lực với dân quá phổ biến và trở thành bình thường. Việc đó
trở thành một khuôn mẫu ứng xử của xã hội thì bây giờ người dân người ta cũng
ứng xử như thế thôi.
Một
điều hết sức nguy hiểm là cái xã hội Việt nam Văn hiến không còn cư xử với nhau
theo đạo lý nữa.”
Theo
lý thuyết đấu tranh giai cấp của đảng cộng sản thì lực lượng an ninh nói riêng
và các lực lượng vũ trang nói chung là công cụ trấn áp để chống lại các lực
lượng giai cấp khác ngoài giai cấp công nông của đảng cộng sản. Tuy vậy, khi
lên cầm quyền, và nhất là khi đảng công nông chấp nhận nền kinh tế tư bản, được
cho là có bóc lột, thì dường như thành phần công nông, tức là nông dân và công
nhân lại thường xuyên là đối tượng bị trấn áp của các công cụ vũ trang của đảng
cộng sản.
Việc
trấn áp này đặc biệt xảy ra thường xuyên nhằm vào những nông dân bị mất đất
trong thời gian nhiều năm qua, như trường hợp nông dân ở Văn giang mà Đại tá
Trọng đề cập. Bạo lực đã bùng nổ chống lại cơ quan công quyền trong thời gian
qua với đỉnh điểm là một người dân ở Thái Bình dùng súng bắn chết cán bộ địa
chính.
Một
nông dân ở Văn Giang đã nói với đài Á châu tự do như sau về tình thế của họ
hiện nay,
“Dân
bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp dân, ‘tức
nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến, người dân đã đến đường cùng, chả còn cách nào
khác.”
... và vô cảm
Ngoài
những xung đột với cơ quan công quyền một cách trực diện, người dân đã dùng bạo
lực để đối với nhau mà không cần đến pháp luật. Trong sự việc mà chúng tôi nêu
lên ở xã Kim Bôi kể trên, người dân đã đứng ra vây bắt những người đãi vàng
trộm. Những vụ dân làng đánh chết những kẻ ăn trộm chó trong những năm qua thậm
chí đã được các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin. Mà người dân không cảm thấy
mình phạm pháp, họ điềm nhiên đứng ra ký nhận việc đánh chết kẻ trộm, và chính
quyền cũng không thể làm gì được.
Lý
thuyết bạo lực cách mạng cùng với đấu tranh giai cấp là xương sống của các chế
độ cộng sản, và được dạy cho trẻ em trong nhà trường phổ thông. Nhà văn Tạ Duy
Anh có lần phát biểu với một hãng tin nước ngoài: "chúng tôi được giáo dục
để tiến thẳng thành quỷ sứ.”
Những
ý niệm trừu tượng về giai cấp và kinh tế chính trị thì không rõ được người dân
hiểu như thế nào và được thể hiện như ra sao trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam ngày nay, nhưng bạo lực thì đã thấy
rất rõ, và cách mạng, theo ý nghĩa tốt đẹp của từ này, thì dường như không thấy
đâu.
Khi
được hỏi về nguyên nhân của mô hình bạo lực trong xã hội và rằng liệu có giải
quyết nào để giải quyết được điều đó, nhà văn Đại tá Phạm Đình Trọng nói tiếp,
“Một
xã hội mà nó duy trì một điều bất hợp lý là một đảng cầm quyền dùng bạo lực thì
không thể thay đổi được. Tức là đảng, chính quyền hiện nay tồn tại bằng bạo lực
với dân, thế thì chính quyền tồn tại bằng bạo lực thì xã hội nó tồn tại bằng
bạo lực thôi.”
Nhưng
việc tồn tại duy nhất một đảng cầm quyền lại được khẳng định bởi các nhà lãnh
đạo hiện nay. Như cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đã từng khẳng định rằng
việc xóa bỏ điều bốn của Hiến pháp qui định sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng
sản là tự sát. Ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim tổng bí thư đảng cầm quyền gần
đây tuyên bố rằng cương lĩnh đảng đứng trước Hiến pháp, bộ luật gốc của quốc
gia.
Khi
chúng tôi đang viết những dòng này thì nhiều nông dân làng Trịnh Nguyễn, nơi cơ
quan công quyền và nông dân đối đầu nhau lâu nay về đất đai, đã bị bắt cóc trên
đường đi một cách xuất kỳ bất ý. Có vẻ như một trận đánh thắng lợi nữa của công
an và của bạo lực cách mạng lại đang diễn ra như cách đây vài năm Đại tá Nguyễn
Hữu Ca tuyên bố một trận đánh đẹp khi tấn công vào khu vực nuôi tôm của nông
dân Đoàn Văn Vươn.
Lại
bạo lực và bạo lực. Liệu một nhà nước pháp quyền mà đảng tuyên bố hướng tới lâu
nay có thành hiện thực hay lại trở thành một xã hội kiểu Lương Sơn Bạc?
--------------------------------
Người
Việt Online
Thursday, October 10, 2013 5:53:08 PM
HÒA
BÌNH (NV) .- Dân chúng một thôn ở tỉnh Hòa Bình bắt trói 5
Công an vì nghi những người này tới giải vây cho đám người đào đãi vàng được
nhà cầm quyền địa phương bảo kê, làm ô nhiễm môi trường.
Hình ảnh một số Công an mặc sắc phục bị người dân
bắt trói tay. (Hình Facebook T.T)
Vụ việc được dư luận biết đến khi tấm hình
chụp mấy viên công an sắc phục được phổ biến trên Facebook kèm theo thư
cam kết của ông đại tá trưởng Công an huyện Kim Bôi , tổ chức một phiên họp
giữa các bên liên quan để giải quyết nạn đào đãi vàng ở địa phận thôn Bôi Câu
mà người dân kêu cứu không được giải quyết.
Theo bản tin tường thuật trên báo Kiến Thức, thuật lại lời một người dân tên Bùi Văn Hiệp, 28 tuổi: “Việc xảy ra chiều ngày 7/10, khi tất cả bà con trong thôn chúng tôi đang tập trung nhau vây bắt 3 chiếc máy xúc, cùng một số chiếc máy bơm nước, máy đãi vàng của một số cá nhân tự ý vào bãi Giữa, sông Bôi (thuộc địa phận quản lý của thôn Bôi Câu) khai thác khoáng sản trái phép (vàng - PV), gây ồn ào, ô nhiêm môi trường nước và khiến nhiều hoa màu của người dân bị hủy hoại… Trước đó, chính quyền thôn nói với chúng tôi rằng, máy xúc vào chỉ để xúc cát”.
“Khoảng 17h (7/10), khi chúng tôi đang tập trung vây bắt máy xúc, có 5 người mặc quần áo công an, đi chiếc xe ôtô mang biển cá nhân tới, sau đó tự giới thiệu là công an trên huyện về để giải quyết vụ hỗn loạn và đề nghị bà con giải tán cho máy xúc đi ra khỏi nơi đây. Tuy nhiên, khi bà con chúng tôi yêu cầu xuất trình thẻ công an ra mới chịu hợp tác, 5 người này bảo không có. Chúng tôi nghi ngờ họ đến để giải vây cho mấy chiếc máy xúc…, rồi mọi người gõ kẻng, bắt và trói tay 5 người kia lại, sau đó đưa vào trong Nhà văn hóa.
Đến khoảng 21h30, Đại tá Đoàn Văn Minh (Trưởng Công an huyện Kim Bôi), đã đến để bảo lãnh cho 5 người kia. Trước khi đi ông Minh có để lại một tờ giấy có dấu đỏ, trên đó cam kết sẽ mở cuộc họp nhân dân thôn Bôi Câu trước cửa Nhà văn hóa, nhằm giải quyết vụ việc đãi vàng trái phép đang diễn ra tại đây”.
Theo bản tin tường thuật trên báo Kiến Thức, thuật lại lời một người dân tên Bùi Văn Hiệp, 28 tuổi: “Việc xảy ra chiều ngày 7/10, khi tất cả bà con trong thôn chúng tôi đang tập trung nhau vây bắt 3 chiếc máy xúc, cùng một số chiếc máy bơm nước, máy đãi vàng của một số cá nhân tự ý vào bãi Giữa, sông Bôi (thuộc địa phận quản lý của thôn Bôi Câu) khai thác khoáng sản trái phép (vàng - PV), gây ồn ào, ô nhiêm môi trường nước và khiến nhiều hoa màu của người dân bị hủy hoại… Trước đó, chính quyền thôn nói với chúng tôi rằng, máy xúc vào chỉ để xúc cát”.
“Khoảng 17h (7/10), khi chúng tôi đang tập trung vây bắt máy xúc, có 5 người mặc quần áo công an, đi chiếc xe ôtô mang biển cá nhân tới, sau đó tự giới thiệu là công an trên huyện về để giải quyết vụ hỗn loạn và đề nghị bà con giải tán cho máy xúc đi ra khỏi nơi đây. Tuy nhiên, khi bà con chúng tôi yêu cầu xuất trình thẻ công an ra mới chịu hợp tác, 5 người này bảo không có. Chúng tôi nghi ngờ họ đến để giải vây cho mấy chiếc máy xúc…, rồi mọi người gõ kẻng, bắt và trói tay 5 người kia lại, sau đó đưa vào trong Nhà văn hóa.
Đến khoảng 21h30, Đại tá Đoàn Văn Minh (Trưởng Công an huyện Kim Bôi), đã đến để bảo lãnh cho 5 người kia. Trước khi đi ông Minh có để lại một tờ giấy có dấu đỏ, trên đó cam kết sẽ mở cuộc họp nhân dân thôn Bôi Câu trước cửa Nhà văn hóa, nhằm giải quyết vụ việc đãi vàng trái phép đang diễn ra tại đây”.
Tờ giấy cam kết có dấu đỏ của Đại tá Đoàn Văn Minh
(Trưởng Công an huyện Kim Bôi), để lại trước khi bảo lãnh 5 công an bị người
dân bắt trói tay.(Hình: Kiến Thức)
Nguồn tin ngày còn thuật lời một người dân địa phương cho biết “Chúng tôi nghi ngờ họ đến để giải vây cho mấy chiếc máy xúc…, rồi mọi người gõ kẻng, bắt và trói tay 5 người kia lại”.
Theo nguồn tin trên, người dân địa phương trao cho nhà báo phóng ánh lá đơn kêu cứu về việc “Chủ tịch xã “thông đồng" với lãnh đạo trong thôn để biến đất chung, thành đất sử dụng với mục đích riêng.”
Họ tố cáo chủ tịch xã Bùi Xuân Đợi ngang nhiên đào dia4i vàng “2 đợt tại sông Bôi Câu”. Bị khiếu nại, ông này họp dân lại “chửi xã viên chúng tôi ít học thức, không sáng tạo ra công ăn, việc làm cứ nghe người khác làm ra cái gì là ghen tức. Muốn ăn mà không chịu làm, sông là của nhà nước, sông là của xã, xã viên Bôi Câu không có quyền gì để ngăn cấm được. Mai kia xã viên chúng tôi cũng không có quyền gì ở trong thôn này, mà phải mang thuế lên xã nộp, để xã thu. Ông Đợi nói như vậy, nên dân chúng tôi bức xúc lắm và còn bán cả đất xã viên chúng tôi để làm lò gạch.”
Trong khi đó, báo của Bộ Công an CSVN tại Hà Nội cũng ra một bản tin nói khác. Cơ quan này nói “Ngay sau khi nhận được tin báo (về vụ dân ngăn chặn đào đãi vàng), Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Môi trường cử cán bộ phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đến địa bàn để giải quyết. Sau khi làm việc với lãnh đạo và các cơ quan chức năng thuộc huyện và xã Kim Bôi, khoảng 19h30’ cùng ngày, đoàn công tác đến hiện trường (xóm Bôi Câu).
Tại đây, một số đối tượng quá khích đã đánh kẻng, hô hoán quần chúng nhân dân kéo đến bao vây, bắt trói (khoảng 15 phút), giữ trái phép tại nhà Văn hóa xóm Bôi Câu 5 chiến sĩ cảnh sát thuộc Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường và Công an huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, gây áp lực yêu cầu cơ quan chức năng phải giải quyết ngay những vấn đề phức tạp xảy ra tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi thì mới thả người.”
Sau cuộc điều đình của trưởng Công an huyện Kim Bôi thì dân đã thả 5 ông Công an. Bản tin của bộ Công An đe dọa “chỉ đạo điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng cầm đầu liên quan đến việc bắt, giữ người trái pháp luật; làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình nạo vét suối, đào đãi vàng và sai phạm của một số cán bộ xóm, xã...” (TN)
No comments:
Post a Comment