Bài viết này đã được đăng trên báo in ở Hải Ngoại
cách đây trên 10 năm. Nay nhân bài viết của Đặng chí Hùng về Đỗ Mười, tôi gởi
lại cho Dân Làm Báo để giới thiệu với bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc có
đôi ba dòng về lý lịch thật của Đỗ Mười.
Bài viết được viết theo lời kể của người dân làng
Đông Phù, tục gọi là làng Nhót, thuộc Thanh Trì, Hà Đông, Tiến sỹ khoa học
Nguyễn Trọng Ba - GS đại học Khoa Học Sài Gòn trước 1975. GS Nguyễn Trọng Ba
nhỏ hơn Đỗ Mười khoảng hai hoặc ba tuổi, người làng Nhót, cùng quê với Đỗ Mười.
Hiên sống ở hải ngoại. Giáo Sư là con của một vị tiên chỉ trong làng, Cụ là một
trong những người đã bỏ công sức và tiền của ra để mở lớp học xóa nạn mù chữ
cho các trẻ em con nhà nghèo khó ở trong làng. Nguyễn Cống, là một trong
những đứa trẻ đã học ở lớp học này được mấy năm.
*
Bà đậu Tiến *(tôi không dùng tên thật của bà) đứng
giữa sân, hai tay chống lên ngang hông gọi lớn:
- Ơ Cống ơi, mày có về gánh cho tao mấy gàu nước hay
không hở?
Tiếng gọi lanh lảnh, đầy vẻ thúc hối của bà đã vang
vọng đi mấy lần, nhưng không nghe được một tiếng trả lời. Bà vẻ giận dữ, bước
hẳn ra đầu ngõ, gọi thêm mấy lần nữa rồi quay trở vào! Lúc vào đến giữa sân, bà
dậm mạnh đôi chân trên đất:
- Sống thế này thì chết đi còn hơn! Giời ơi là Giời!
chồng với lại con!
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên bà đậu Tiến
đã buông ra lời than thở đầy dấu phẫn nộ, bi ai, thất vọng này. Nhưng hình như
nó là tiếng nói đã quấn trọn lấy cuộc đời của bà. Hơn thế, nó chưa hề có một
dấu hiệu nào cho thấy một ngày đẹp trời, niềm bất hạnh kia sẽ tan biến đi và
thay vào đó là niềm vui, hạnh phúc!
Sở dĩ có câu chuyện kém vui này là vì bà đậu Tiến,
theo cái tên gọi đã hình dung được toàn bộ cuộc sống và vai vế của bà. Nghĩa
là, ngay từ khi còn nhỏ, vì cảnh nhà nghèo, bà đã phải vật lộn với cuộc sống
trong nghề ăn đậu ở nhờ nhà người khác. Theo đó, chữ đậu đã được người đời thêm
vào trước cái tên là Tiến của bà từ lúc nào bà cũng không hay biết. Bà chỉ
biết, người ta muốn gọi bà là bà đậu Tiến, để cho nó dễ phân biệt với người
cùng mang cái tên Tiên ở trong làng! Do đó, bà không một thắc mắc và phản đối!
Đến khi khôn lớn, thay vì neo giá thách cưới như
kiểu con nhà giàu có thường làm. Bà đã nghe theo lời khuyên bảo đầy cách mạng
tính của bố mẹ, lập thân với một tay thuộc diện bạch đinh ở trong làng! Tuy đã
biết người chồng tương lai của mình thuộc diện không có lấy một miếng đất để
cắm dùi, bà đậu Tiến vẫn hy vọng có được một túp lều tranh với hai trái tim
vàng là ngập tràn hạnh phúc. Kết quả, bà đã gặp phải một tay bợm nhậu. Tất cả
tiền bạc gã kiếm được do nghề cạo lông lợn, đều được gã đổ đầy trong chai rượu
đế!
Tuy thế, từ khúc quanh đi lập thân, cuộc đời bà đậu
Tiên cũng đổi khác. Bà thôi ở đậu, thay vào đó bà nhận việc gánh và đi bán
thịt, bán lòng lợn rong cho bà phó Hồi là người có phản thịt ở chợ và cũng là
người, mà chồng bà đã giúp việc lâu năm. Với nghề đi gánh mướn bán thuê này, dĩ
nhiên, bà đậu Tiến sẽ không được xếp vào giai cấp ăn trên ngồi trốc! Nhưng bà
phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm đủ phần cơm ăn áo mặc cho chồng cho con.
Do đó, bà có lý khi kêu gào lũ con của bà về phụ giúp bà đôi ba phần việc lặt
vặt trong nhà!
Trong khi đó, Nguyễn Cống, hình ảnh một nhà cách
mạng... nhớn của đảng CSVN trong tương lai, cũng có đầy đủ những lý lẽ cơ bản
để bào chữa cho sự kiện ham rong chơi, lêu lổng với chúng bạn thay vì phải ở
nhà phụ giúp công việc với bà!
- Thứ nhất, nó đã được sinh ra đời dưới một ngôi sao
sấu, rất sấu! Rồi theo ngôi sao này chiếu mạng, đời nó chưa có lấy một niềm
vui. Mới 7, 8 tuổi đầu nó đã phải đi vớt bèo, cắt cỏ cho mấy nhà phú hộ để kiếm
thêm miếng cơm cho no bụng. Đến khi nó được mười tuổi, mẹ nó tự coi nó đã đủ
lông đủ cánh để tự tức mưu sinh, nên giao nó cho một ông phú hộ sát bên nhà để
nó tập việc chăn trâu và cày cấy. Kết quả, nó ở bên nhà phú hộ được một tháng,
người bên ấy dẫn nó về trả lại cho mẹ nó với một lý do đơn giản: Hết việc! Mẹ
nó biết, người ta nói thế là muốn tránh câu nói thẳng thừng: Nó không thể nào
dạy dỗ được, do đó, nhà phú hộ kia không muốn mang vạ lây!
- Thứ hai quan trọng hơn, nó biết, dù có lêu lổng,
rong chơi, kết bạn với lũ trẻ đầu đường xó chợ, nhập bè với đám thằng Chân,
thằng Khắc để đi trộm cắp, đánh lộn với lũ trẻ trong xóm, khác xóm, nó cũng
không thể nào hư hơn được nữa!
Do đó, khi nghe thấy tiếng bà đậu Tiến gào đến khan
hơi, rát cổ, nó vẫn dửng dưng, không cần một lời đáp trả! Thật không may cho
thằng Cống, sức chịu đựng của bà đậu Tiến cũng có giới hạn, nên khi nó vừa lò
dò về đến trong sân, bà dừng lại, quắc mắt lên hỏi:
- Mày đi đâu giờ này mới về?
Thay vì trả lời, nó gắt bà đậu Tiến:
- U gọi gì mà gọi lắm thế!
Có sẵn cây chổi cột bằng cây đay trong tay, bà đậu
Tiến không dằn được cơn nóng giận. Bà dơ lên, vụt túi bụi lên người thằng Cống.
Lúc đầu thằng Cống còn nhảy chồm, nhảy dựng lên và
đưa đôi tay ra gạt đỡ những ngọn roi. Nhưng chỉ một lát sau, nó nằm lăn lộn
trên sân gào khóc xin tha. Bà đậu Tiên tạm ngừng tay, thằng Cống vội vàng lồm
cồm bò dậy, chạy đến ngồi bệt trên hè nhà, vừa khóc vừa xoa đôi tay trên những
lằn roi nổi đỏ trên người!
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên thằng Cống
nhận những roi đòn như thế. Nó chỉ không ngờ và không hiểu lý do tại sao, hôm
nay bà đậu Tiến đánh nó như đánh một kẻ thù!
Phần bà đậu Tiến, sau khi quá tay, bà cũng có một
chút xót xa. Bà xót xa vì nói cho ngay, có cha mẹ nào không thương con? Tuy
nhiên, bà có lý lẽ của bà, bà muốn cho thằng Cống phải chấm dứt cảnh cá không
ăn muối cá ươn nên bà dứt khoát chống tay lên ngang hông, gằn giọng:
- Mày còn ngồi lỳ ở đó! Có đứng dậy đi xách nước hay
không thì bảo?
Thằng Cống lén lén nhìn bà rồi đứng dậy, đi lấy gàu
xách nước. (Trận đòn này, chả mấy đứa trẻ trạc tuổi trong làng mà không biết).
Khi đứng nhìn đôi gàu nước nặng, oằn trên vai thằng
Cống, bà đậu Tiến thấy buồn. Buồn vì cảnh nhà nghèo, nó đã không có được cái
may mắn để cắp sách đến trường như những đứa trẻ đồng trang lứa. Tệ hơn thế,
phải gắng sức làm những công việc nặng nhọc mà chính ra tuổi của nó chưa phải
làm. Bà mủi lòng quay vào, rồi quyết định, lấy thêm một lẻ gạo, so với thông lệ
để nấu bữa cơm chiều! Trong bữa ăn, bà đã cho nó thêm nửa chén cơm và lấy lời
người xưa khuyên bảo nó:
- Đói cho sạch, rách cho thơm! Con không nên kết bè
nhập bọn với lũ thằng Chân, thằng Khắc, dù chúng có được cắp sách đến trường,
nói được vài tiếng Tây bồi, nhưng quyết không thể nào trở thành người tốt được.
Chẳng biết nghĩ gì, thằng Cống trả lời:
- U nhầm rồi! Thằng Khắc con ông thừa phái đã biết
nói ít tiếng tây, nó học như thế, chả mấy lúc nữa là nên quan. Thằng Chân cũng
vậy. Riêng nhà mình, U xem, ruộng vườn không có, trâu cày cũng không. U làm gì
có tiền để cho con đi ăn học và trở thành người tốt! Do đó, con phải theo chúng
nó, trước là học vài ba tiếng tây độ thân, sau là để phòng khi chúng thành quan
nhớn, con sẽ nhờ thế của chúng mà đi ra đi vào!
Tuy không hài lòng vì cung cách theo voi hít bã mía
của thằng Cống, nhưng bà đậu Tiến đành phải im lặng. Bà im lặng vì thằng Cống
đã nói lên một sự thật, rất thật. Bà phải chạy gạo toát mồ hôi từng ngày, tiền
đâu, bà cho thằng Cống đến trường?
Thật may mắn cho bà đậu Tiến, vào giữa lúc ấy, một
lớp học miễn phí dành cho những đứa trẻ thuộc diện con nhà nghèo đã được mở ra
ở làng Nhót. Nó được mở ra do sự hảo tâm của một số những nhà bá hộ và các viên
chức trong làng. Lớp học này có một mục đích xóa nạn mù chữ cho lũ trẻ thất
học. Tiền trả thầy giáo, do các viên chức và các phú hộ trong làng đóng góp.
Người được chỉ định dạy vỡ lòng cho lũ trẻ thất học này là anh giáo Dư.
Anh giáo Dư, theo cái tên gọi, chắc chắn không thuộc
thành phần được quý trọng trong một xã hội vốn dĩ có truyền thống luân lý lâu
đời: Quân, Sư, Phụ! Quân, vào lúc này, có thể nói không ai còn muốn nghe nhắc
đến nữa. Riêng Sư và Phụ, thì cho đến ngày núi lở, đất mòn, người ta cũng không
bao giờ quên. Tuy thế, anh giáo Dư lại có một số phận hẩm hiu và chỉ được gọi
là anh giáo thay vì thầy giáo. Sở dĩ có ngoại lệ này vì Dư, vốn dĩ là một học
sinh xuất thân từ trường tỉnh và đã được bổ làm giáo học. Con đường hoạn lộ của
Dư tương đối sáng, nhưng chẳng bao lâu sau, Dư hoạt động cho Việt Minh. Kết quả,
Dư bị bắt. Sau hơn một năm tù, Dư được tha và trở về làng Nhót trong cảnh thân
tàn ma dại và không có công ăn việc làm.
Gặp lúc các viên chức làng Nhót thấy lũ trẻ con nhà
nghèo thất học mỗi lúc một nhiều, dân làng họp lại và quyết định mở một lớp học
miễn phí cho những đứa trẻ này đến học. Và Dư, được chỉ định làm công tác xóa
nạn mù chữ cho những đứa trẻ con nhà nghèo, với phần bổng lộc rất khiêm tốn do
làng ban cấp và với điều kiện là không dược tuyên truyền cho Việt Minh.
Ngay khi nghe tin có lớp học này, bà đậu Tiến đã sắm
quà lễ lên xin với viên chức làng cho thằng Cống tham dự. Bà đã mừng rơi nước
mắt lúc tên thằng Cống được ghi vào danh sách của lớp học. Rồi càng lúc, bà
càng vui mừng khi thấy nó ê, a học đánh vần. Hơn thế, vài năm sau nó đã biết
đọc biết viết và có thể làm được những bài tính cộng tính trừ đơn giản. Khi ấy,
bà đã ngửa mắt lên trời. Trước là cám ơn trời phật, sau là cám ơn các viên chức
làng đã cho bà một niềm vui ngoài mức ước mong của bà.
Cũng từ dạo ấy, bà không bao giờ ngớt lời khuyên
thằng Cống phải biết ơn, phải lễ nghĩa đối với những người đã ban ơn cho gia
đình nó. Và bà, cũng tính đến việc, vì thằng Cống đã biết làm toán cộng toán
trừ, bà sẽ đứng ra mua chịu phần thịt thặng dư và lòng lợn của bà phó Hồi để mẹ
con bà gánh đi bán, thay vì tiếp tục làm công tác gánh thuê bán mướn như lúc
trước!
Phần thằng Cống, từ ngày được đi học, nó không thấy
hứng thú trong việc học. Tuy nhiên, nó cảm thấy khoan khoái vì được ra khỏi nhà
trong những giờ nhất định mà bà đậu Tiên không thể la mắng nó. Hơn thế, nó đã
nhờ vào mấy con số trong những bài tính cộng trừ trong lúc giúp bà đậu Tiến bán
thịt như một lá bùa, để tự do rong chơi với bè bạn, và mặc tình nói dối bà đậu
Tiến để đi sớm, về trễ!
Riêng anh giáo Dư, tuy đã có lời cam kết với viên
chức trong làng là sẽ cải tà quy chính và sẽ chuyên tâm dạy dỗ cho lũ trẻ thoát
nạn mù chữ. Nhưng mỗi khi Dư nhìn thấy thầy thông, thầy phán hoặc các viên chức
và những nhà phú hộ trong làng là khí uất bốc lên nghẹn cổ. Dư nghẹn vì ghen
tương, và nghẹn vì không thể quên được những ngày tù tội. Do đó, thay vì dạy
cho trẻ những điều thuộc nhân lễ nghĩa trí tín, Dư lại lén dạy cho chúng những
giáo điều láo lếu của Việt Minh! Kết quả, lũ trẻ trước khi biết phân biệt phải
trái, đã được Dư nhồi sọ trên cơ bản lòng thù hận, được thúc giục bước vào con
đường dùng mã tấu chém giết người đồng hương kể cả những người thân yêu của
chúng để chiếm lấy phần cơm ăn áo mặc.
Nghe đến đây, thằng Cống đã mở bừng con mắt. Trí nó
linh hoạt nghĩ đến ngày ra làm quan Việt Minh với con dao mã tấu trong tay. Do
đó, nó hăng hái đứng dậy đi theo bọn thằng Chân, thằng Khắc đi làm cách mạng
dưới sự dìu dắt của Dư!
Trong khi ấy, bà đậu Tiến lại không thể thoát ra
ngoài cái ý nghĩ thường tình. Nghĩa là, bà không hiểu và cũng không bao giờ
biết đến cái giấc mơ đi giết người để làm quan của thằng Cống. Do đó, khi nó
lên 16, bà đã nghĩ đến việc phải cột chân nó với một người đàn bà nào đó, để
cho bà được thảnh thơi đôi phần.
Từ ý định đó, trong lúc đi bán thịt rong, bà đậu
Tiên đã ghé mắt để ý đến một nàng con gái. Người con gái này, không nằm trong
diện con nhà quan, cũng không thuộc hàng mâm son đài các trong các nhà phú hộ.
Nhưng là một người con gái thuộc giới bình dân, hiền lành và đã lỡ thời, tên là
Lê thị Nhuần, làm trong nhà hộ sinh gần dối diện với nhà bà.
Việc bà đậu Tiến quyết định chọn thị Nhuẫn về làm
dâu nhà bà không phải là không có nguyên do. Thứ nhất, xét về gia cảnh, phía
bên nhà gái khá giả hơn. Thằng Cống con bà sẽ có nơi nương nhờ và có bát cơm no
bụng. Thứ hai, khi nó đã có vợ con, chắc nó sẽ lo làm ăn thay vì tiếp tục chơi
bời lêu lổng! Bà đậu Tiến có suy nghĩ đúng, tuy nhiên, trước khi đến bên nhà
gái để dò câu chuyện, bà thêm lo. Lo vì bên ấy họ khá giả, lại có người ăn học
và đỗ đạt, lẽ nào họ chịu gả con gái cho thằng Cống? Đến khi nghe một người
quen bên nhà gái mách nước:
- Bà cứ nghe tôi đến hỏi. Nếu không được, mình cũng
chẳng mất gì!
Được lời cố vấn, bà đậu Tiến mạnh dạn cất bước và
không ngờ nhà gái lại dễ dàng nhận lời bà xin thay vì từ chối. Họ nhận lời vì
những lý do riêng:
Thị Nhuế (bạn của chị giáo sư Ba) năm ấy đã ngoài
hai mươi, y thị làm nghề bà mụ trong nhà hộ sinh (nghề đỡ đẻ ở thôn quê) khá
mát tay, nên phần quà cáp khá sung túc. Tuy nhiên về phần nhan sắc, y thị lại
kém may mắn. Do đó, đã hai mươi mấy mùa xuân qua, người nhà y thị có ý chờ một
ngày tốt giời, trước khi hoa tàn nhụy rữa, sẽ trải chiếu hoa để tiễn y thị lên
xe về nhà chồng. Nhưng càng chờ, càng thấy năm tháng qua mau! Bất ngờ thấy bà
đậu Tiến cho người đến ngỏ ý. Bên nhà gái có ý mừng, nhưng vẫn mở thêm câu
chuyện:
- Nói cho ngay thì trước khi bà có đôi lời, cháu nó
được nhiều nơi thương, đến ngỏ ý và chúng tôi cũng đã có lời khuyên nhủ. Tuy
nhiên, cái duyên cái phận có lẽ là do ông trời xếp đặt bà ạ!
Tưởng nhầm bên nhà gái neo cao, thách cưới, bà đậu
Tiên chột dạ:
- Nói dấu người ta chứ dấu gì bên ông bà. Chúng tôi
phận mỏng, dám nói chi đến mâm son thiếp bạc. Do đó, nếu ông bà thương thì cháu
nó có chỗ nương tựa, đi về.
Sợ lỡ chuyến đò cuối của con, phía nhà gái vội vàng
trả lời:
- Bà đã cho biết như thế, chúng tôi nào dám trái ý!
Được lời vàng, bà đậu Tiên về nhà báo tin cho thằng
Cống. Nó chẳng vui và cũng chẳng buồn khi đi lấy vợ. Lý do, nó đang đeo đuổi
một việc làm mới mà mẹ nó không hay biết. Nó muốn bỏ nhà đi theo Việt Minh.
Nhưng chưa đi được nên đành nghe lời khuyên của bà đậu Tiến. Cưới vợ xong,
Nguyễn Cống giữ lấy một phản thịt heo trong chợ cho bà đậu Tiến. Chiều về khi
đi ngã giá heo đem về mổ, Cống làm thêm nghề hoạn lợn.
Những tưởng đời Nguyễn Cống sẽ an phận thủ thường
vói một cái nghề, tuy không béo bở, nhưng vẫn đủ sống. Ai ngờ, đất bằng bỗng
nổi sóng. Thị Nhuần hớt hải để đôi quang gánh xuống trước cửa, chạy bay vào
trong nhà báo tin cho bà đậu Tiến:
- U ơi! thầy thông Ký chết rồi!
- Ai bảo mợ thế? Thầy ấy làm sao mà chết!
- Tất cả mọi người ở chợ đều chuyền tai, bảo nhau
rằng nhà con và đám thằng Khắc, thằng Chân, đã giết ông ấy!
Tưởng tai mình bị nghểnh ngãng, bà đậu Tiên hỏi lại:
- Mợ bảo cái gì!
- Nghe đâu là do anh giáo Dư chỉ đạo!
Thị Nhuần nhắc lại, Bà đậu Tiên lật đật bước ra cửa:
- Từ sáng đến giờ nó có về nhà không. Còn cái phản
thịt…
- Nhà con đã bỏ đi từ nửa đêm... Lợn thì đêm qua
không mổ.
Nghe xong câu trả lời, bà đậu Tiến choáng váng. Chỉ
một lúc sau, lính Lê Dương đã ập vào nhà bà khám xét, tìm tang chứng rồi lại bỏ
ra đi không một lời, trước sự khổ đau và kinh ngạc tột cùng của hai người đàn
bà. Nguyễn Cống đã bỏ nhà ra đi từ đó...
Cho đến hôm nay, cán cộng Đỗ Mười, thối thân của
thằng Nguyễn Cống ở làng Nhót, Thanh Trì, Hà Đông, đang ngồi ngất ngưởng trên
cái ghế tổng thư ký của đảng cộng sản, hẳn là có nhiều điều đắc ý!
Thứ nhất, lúc 18 tuổi nó đã dám giết người. Rồi nhờ
vào cái món nghề sử dụng con dao mã tấu một cách nhanh nhẹn và lành nghề ấy,
ngày nay nó đã cỡi trên cổ hơn một triệu đảng viên cộng sản nhớn nhỏ. Thành
tích này, đem so sánh với hàng ngũ cán cộng đâu có phải là một chuyện trò chơi!
Thứ hai, đất nước Việt đã vốn tang thương vì cái
thuyết cộng sản. Riêng Đỗ Mười đã góp công lớn, ngoài việc dùng dao mã tấu
trong mùa đấu tố, Đỗ Mười là người trực tiếp chỉ đạo hai công tác nhớn về cải
cách Công Thương Nghiệp. Một ở miền bắc vào những năm 1955-58. Riêng Hải Phòng
câu nói bất hủ của Đỗ Mười đã làm nên lịch sử của tập đoàn cộng sản là "Thà
giết lầm hơn bỏ sót". Và một ở miền Nam sau ngày 30- 4- 1975. Hậu quả
của hai sách lược này đã làm hàng triệu người mất nhà mất nghiệp và tiền của
thì chảy như nước vào cái kho túi của cán cộng. Riêng anh giáo Dư, người đã đào
tạo ra Đỗ Mười, Lê Đình Chân, Lê Khắc vì phận hẳm hiu đã không sống đến ngày
thằng Cống trở thành một nhà cách mạng... nhớn để mà hưởng lộc!
9-1990
(nguồn biếm hoạ: PHO)
-----------------------------------------------
No comments:
Post a Comment