10/03/2013
Trong khi các trường học tại hầu hết các
tiểu bang đã bắt đầu áp dụng chương trình cải cách giáo dục qua đề
xướng Common Core State Standards (CCSS), là những tiêu chuẩn chính phủ
về các môn thiết yếu phổ quát cho học sinh các bậc, thì theo thăm dò
của PDK/Gallup vừa công bố hồi tuần trước, thì khoảng hai phần ba dân
Mỹ không biết đến điều này, còn những người đã có nghe qua thì đến
64% đã hiểu sai về nó. Nếu có con em đang độ tuổi đến trường, ắt
chúng ta cũng cần tìm hiểu đôi nét về chương trình cải cách giáo
dục này.
Không chỉ thực hiện mạnh mẽ trong gần một thập niên qua mà phong trào cải cách giáo dục tại Hoa Kỳ đã được nhắm đến và lên kế hoạch từ những năm của thập niên 90. Chính quyền liên bang, tiểu bang cùng các nhà giáo dục đã nhận thấy Hoa Kỳ cần đề ra những chương trình nhằm nâng cao học vấn cho học sinh, các kỳ thi cử cần thiết, các đòi hỏi bắt buộc để tốt nghiệp trung học..., sau khi các nghiên cứu và phúc trình của các tổ chức giáo dục đưa ra rằng một số học sinh tốt nghiệp trung học đã không đủ kỹ năng và kiến thức để tiếp tục bậc đại học hay đi làm. Điều này đã làm giảm giá trị tấm bằng trung học một khi có những học sinh có nó trong tay nhưng chẳng đủ khả năng đi tiếp những con đường cao hơn. Chính vì vậy đã xuất hiện ý tưởng và đề nghị rằng, cần có những chuẩn mực bắt buộc chung về học vấn qua chương trình cải cách giáo dục.
Năm 2009, Liên Hiệp các Thống Đốc Tiểu Bang đã nhờ đến David Coleman, Chủ Tịch Bộ Đại Học cùng các đồng sự để biên soạn giáo trình về các tiêu chuẩn cho hai môn toán và văn thông qua đề xướng Common Core State Standards (CCSS), tức những tiêu chuẩn chính phủ về các môn thiết yếu phổ quát như đã nói bên trên. Mục đích của đề xướng này là "cung cấp một chính sách nhất quán, rõ ràng về những gì học sinh cần học, nhằm giúp thầy cô giáo và phụ huynh biết phải làm gì để giúp đỡ các em", theo như đăng tải trên trang mạng được dành riêng cho CCSS tại corestandards.org, nơi các phụ huynh có thể đọc chi tiết hơn về chương trình. Hiện nay có đến 45 tiểu bang cùng Washington DC. là thành viên và áp dụng đề xướng CCSS này, Minnesota thì chỉ áp dụng mỗi tiêu chuẩn về ngôn ngữ (văn) nhưng không lấy tiêu chuẩn toán và còn 4 tiểu bang Texas, Virginia, Alaska, Nebraska từ chối áp dụng đề xướng này, tức không nhận những tài trợ giáo dục của liên bang dành cho các chương trình giáo dục liên quan. Thống Đốc Rick Perry thuộc đảng Cộng Hòa của Texas là một trong những thống đốc mạnh tay cắt giảm ngân sách giáo dục và đã bị nghiệp đoàn giáo chức tiểu bang phản đối mạnh mẽ, trong khi tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thuộc hàng tệ hại nhất nước Mỹ và ngân sách cho mỗi học sinh tại Texas chỉ hơn $8,900 so với mức trung bình $11,810 trên toàn nước Mỹ.
Trở lại cùng CCSS, đây là nỗ lực của tiểu bang nhằm thiết lập những tiêu chuẩn chung về văn toán cho các học sinh từ mẫu giáo đến hết bậc trung học, một cách tình nguyện. Đây là những tiêu chuẩn có giá trị chung cho nền giáo dục Hoa Kỳ, thay vì mỗi tiểu bang có những giáo trình và tiêu chuẩn riêng biệt như trước đây, nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng đủ để theo học đại học hay trở thành một người nhân công có khả năng thực hiện được công việc. Các tiêu chuẩn này định rõ ràng về các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói, ngôn ngữ và toán mà học sinh mỗi bậc học cần có. CCSS tập trung vào hai môn văn và toán này vì đó là những môn thiết yếu làm nền tảng cho các môn học khác, đồng thời cung cấp cho các em một kiến thức tổng quát và khả năng suy nghĩ, lý luận một cách khoa học và hợp lý ở mức cao.
Đi sâu hơn vào chi tiết thì tiêu chuẩn về ngôn ngữ đòi hỏi các em phải học các truyền thuyết, thần thoại khắp thế giới, các văn kiện thời lập quốc, văn chương Hoa Kỳ và học về Shakespere cùng một số chọn lựa khác của mỗi tiểu bang thông qua các môn văn chương, lịch sử, khoa học cũng như các luận văn, sưu khảo trong suốt chương trình học.
Các tiêu chuẩn về toán đòi hỏi các em phải có nền tảng chắc chắn về những phép toán số học và đại số căn bản nhằm áp dụng toán học vào trong suy nghĩ, một khi đối diện với các vấn đề và thử thách trong công việc và đời sống về sau.
Cộng các kiến thức và kỹ năng trong hai môn chính yếu này để thiết lập cho học sinh một khả năng biện luận hay phương pháp luận (critical thinking), sẽ là một kỹ năng tối quan trọng trong thời đại mới. Một số quốc gia tân tiến đã đưa môn học này vào giáo trình nhằm giúp các em có được khả năng về quan sát, phân tích, đánh giá, lý luận, tranh luận, phản biện... trước các thông tin hay sự việc nào đó, thay vì cảm tính và định kiến cá nhân. Đây là một kỹ năng mà các học sinh gốc Á Châu xem ra vẫn còn giới hạn hay thua sút so với học sinh phương Tây, cho dù có điểm số khá cao trong các môn học. Thiếu vắng những kỹ năng này, chỉ có thể tạo ra những lớp chuyên viên có bằng cấp và thu nhập cao nhưng khó lòng có những thế hệ mới gia nhập được nhóm lãnh đạo chính phủ, hãng xưởng, các tổ chức uy tín...
Điều này đúng với thực tế hiện nay và có thể trong thời gian đến, khi chiếm khoảng 5% dân số Hoa Kỳ, cũng như người Mỹ gốc Á Châu được xem là nhóm dân có học vấn và thu nhập cao nhất trong các nhóm dân, nhưng tỉ lệ tham gia chính trường hay tầm mức ảnh hưởng chỉ ở mức rất thấp. Con số các nghị sĩ quốc hội hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, thường nhờ vào những người gốc Nhật, hay gần hơn là Ấn Độ.
Những tiêu chuẩn chính phủ về các môn thiết yếu phổ quát CCSS này được xem là quan trọng cho học sinh Hoa Kỳ vì nó sẽ tạo ra một học vấn đồng đều trên khắp nước Mỹ, không bị chênh lệch những cách biệt theo tiêu chuẩn từng tiểu bang và có đủ khả năng tranh tài với học sinh trong nước Mỹ và thế giới. Sự đồng nhất trong những tiêu chuẩn chung này còn giúp cho học sinh cơ hội nhiều hơn khi thâm nhập được những sách giáo khoa, các nguồn tài liệu điện tử không còn riêng biệt như trước. Các tiêu chuẩn này được soạn thảo dựa trên những tiêu chuẩn cao và tốt nhất đang áp dụng tại Mỹ, so sánh với giáo trình của các nước phát triển có trình độ học sinh hạng cao khác, đồng thời được các nhà giáo dục và giới học giả đã nghiên cứu và chọn lọc các tài liệu, văn chương được xem là cần thiết cho học sinh. Các tiêu chuẩn còn mang tính dữ liệu và khoa học (có bằng chứng, số liệu cùng các nghiên cứu chứng minh), sẽ hữu dụng cho học sinh một khi tiếp tục vào đại học hay hậu đại học, và được tham khảo cùng giới phụ huynh và giáo chức để chúng có mang tính thực tế thay vì lý thuyết suông nhưng phù hợp trong trường lớp. Dù những tiêu chuẩn CCSS này được tham khảo với nhiều tổ chức và nghiệp đoàn giáo chức, sự thay đổi này sẽ là một thách đố cho các giáo viên. Họ có thể có những cách dạy khác nhau, nhưng phải bảo đảm kết quả học sinh nhận được là theo đúng những tiêu chuẩn CCSS này. Năm nay cũng là lần đầu tiên các thầy cô giáo sẽ bị đánh giá, thẩm định dựa theo kết quả cuối năm mà học sinh đạt được. Các chương trình thi dựa vào giáo trình những tiêu chuẩn chung CCSS này sẽ bắt đầu vào niên học 2014-2015 tới.
Nhìn chung thì vấn đề cải cách giáo dục luôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết theo thời gian, mang tầm mức chiến lược quốc gia. Dù được nghiên cứu cẩn trọng và chu đáo đến đâu, việc cải cách này cũng sẽ có những sai sót, giới hạn trong quá trình thực hiện, đòi hỏi những cải đổi, bổ sung. Một khi được hoàn chỉnh, Hoa Kỳ sẽ tạo ra những thế hệ tiếp nối trổi bật để tiếp tục nắm giữ quyền lực và kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Đinh Yên Thảo
Không chỉ thực hiện mạnh mẽ trong gần một thập niên qua mà phong trào cải cách giáo dục tại Hoa Kỳ đã được nhắm đến và lên kế hoạch từ những năm của thập niên 90. Chính quyền liên bang, tiểu bang cùng các nhà giáo dục đã nhận thấy Hoa Kỳ cần đề ra những chương trình nhằm nâng cao học vấn cho học sinh, các kỳ thi cử cần thiết, các đòi hỏi bắt buộc để tốt nghiệp trung học..., sau khi các nghiên cứu và phúc trình của các tổ chức giáo dục đưa ra rằng một số học sinh tốt nghiệp trung học đã không đủ kỹ năng và kiến thức để tiếp tục bậc đại học hay đi làm. Điều này đã làm giảm giá trị tấm bằng trung học một khi có những học sinh có nó trong tay nhưng chẳng đủ khả năng đi tiếp những con đường cao hơn. Chính vì vậy đã xuất hiện ý tưởng và đề nghị rằng, cần có những chuẩn mực bắt buộc chung về học vấn qua chương trình cải cách giáo dục.
Năm 2009, Liên Hiệp các Thống Đốc Tiểu Bang đã nhờ đến David Coleman, Chủ Tịch Bộ Đại Học cùng các đồng sự để biên soạn giáo trình về các tiêu chuẩn cho hai môn toán và văn thông qua đề xướng Common Core State Standards (CCSS), tức những tiêu chuẩn chính phủ về các môn thiết yếu phổ quát như đã nói bên trên. Mục đích của đề xướng này là "cung cấp một chính sách nhất quán, rõ ràng về những gì học sinh cần học, nhằm giúp thầy cô giáo và phụ huynh biết phải làm gì để giúp đỡ các em", theo như đăng tải trên trang mạng được dành riêng cho CCSS tại corestandards.org, nơi các phụ huynh có thể đọc chi tiết hơn về chương trình. Hiện nay có đến 45 tiểu bang cùng Washington DC. là thành viên và áp dụng đề xướng CCSS này, Minnesota thì chỉ áp dụng mỗi tiêu chuẩn về ngôn ngữ (văn) nhưng không lấy tiêu chuẩn toán và còn 4 tiểu bang Texas, Virginia, Alaska, Nebraska từ chối áp dụng đề xướng này, tức không nhận những tài trợ giáo dục của liên bang dành cho các chương trình giáo dục liên quan. Thống Đốc Rick Perry thuộc đảng Cộng Hòa của Texas là một trong những thống đốc mạnh tay cắt giảm ngân sách giáo dục và đã bị nghiệp đoàn giáo chức tiểu bang phản đối mạnh mẽ, trong khi tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thuộc hàng tệ hại nhất nước Mỹ và ngân sách cho mỗi học sinh tại Texas chỉ hơn $8,900 so với mức trung bình $11,810 trên toàn nước Mỹ.
Trở lại cùng CCSS, đây là nỗ lực của tiểu bang nhằm thiết lập những tiêu chuẩn chung về văn toán cho các học sinh từ mẫu giáo đến hết bậc trung học, một cách tình nguyện. Đây là những tiêu chuẩn có giá trị chung cho nền giáo dục Hoa Kỳ, thay vì mỗi tiểu bang có những giáo trình và tiêu chuẩn riêng biệt như trước đây, nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng đủ để theo học đại học hay trở thành một người nhân công có khả năng thực hiện được công việc. Các tiêu chuẩn này định rõ ràng về các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói, ngôn ngữ và toán mà học sinh mỗi bậc học cần có. CCSS tập trung vào hai môn văn và toán này vì đó là những môn thiết yếu làm nền tảng cho các môn học khác, đồng thời cung cấp cho các em một kiến thức tổng quát và khả năng suy nghĩ, lý luận một cách khoa học và hợp lý ở mức cao.
Đi sâu hơn vào chi tiết thì tiêu chuẩn về ngôn ngữ đòi hỏi các em phải học các truyền thuyết, thần thoại khắp thế giới, các văn kiện thời lập quốc, văn chương Hoa Kỳ và học về Shakespere cùng một số chọn lựa khác của mỗi tiểu bang thông qua các môn văn chương, lịch sử, khoa học cũng như các luận văn, sưu khảo trong suốt chương trình học.
Các tiêu chuẩn về toán đòi hỏi các em phải có nền tảng chắc chắn về những phép toán số học và đại số căn bản nhằm áp dụng toán học vào trong suy nghĩ, một khi đối diện với các vấn đề và thử thách trong công việc và đời sống về sau.
Cộng các kiến thức và kỹ năng trong hai môn chính yếu này để thiết lập cho học sinh một khả năng biện luận hay phương pháp luận (critical thinking), sẽ là một kỹ năng tối quan trọng trong thời đại mới. Một số quốc gia tân tiến đã đưa môn học này vào giáo trình nhằm giúp các em có được khả năng về quan sát, phân tích, đánh giá, lý luận, tranh luận, phản biện... trước các thông tin hay sự việc nào đó, thay vì cảm tính và định kiến cá nhân. Đây là một kỹ năng mà các học sinh gốc Á Châu xem ra vẫn còn giới hạn hay thua sút so với học sinh phương Tây, cho dù có điểm số khá cao trong các môn học. Thiếu vắng những kỹ năng này, chỉ có thể tạo ra những lớp chuyên viên có bằng cấp và thu nhập cao nhưng khó lòng có những thế hệ mới gia nhập được nhóm lãnh đạo chính phủ, hãng xưởng, các tổ chức uy tín...
Điều này đúng với thực tế hiện nay và có thể trong thời gian đến, khi chiếm khoảng 5% dân số Hoa Kỳ, cũng như người Mỹ gốc Á Châu được xem là nhóm dân có học vấn và thu nhập cao nhất trong các nhóm dân, nhưng tỉ lệ tham gia chính trường hay tầm mức ảnh hưởng chỉ ở mức rất thấp. Con số các nghị sĩ quốc hội hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, thường nhờ vào những người gốc Nhật, hay gần hơn là Ấn Độ.
Những tiêu chuẩn chính phủ về các môn thiết yếu phổ quát CCSS này được xem là quan trọng cho học sinh Hoa Kỳ vì nó sẽ tạo ra một học vấn đồng đều trên khắp nước Mỹ, không bị chênh lệch những cách biệt theo tiêu chuẩn từng tiểu bang và có đủ khả năng tranh tài với học sinh trong nước Mỹ và thế giới. Sự đồng nhất trong những tiêu chuẩn chung này còn giúp cho học sinh cơ hội nhiều hơn khi thâm nhập được những sách giáo khoa, các nguồn tài liệu điện tử không còn riêng biệt như trước. Các tiêu chuẩn này được soạn thảo dựa trên những tiêu chuẩn cao và tốt nhất đang áp dụng tại Mỹ, so sánh với giáo trình của các nước phát triển có trình độ học sinh hạng cao khác, đồng thời được các nhà giáo dục và giới học giả đã nghiên cứu và chọn lọc các tài liệu, văn chương được xem là cần thiết cho học sinh. Các tiêu chuẩn còn mang tính dữ liệu và khoa học (có bằng chứng, số liệu cùng các nghiên cứu chứng minh), sẽ hữu dụng cho học sinh một khi tiếp tục vào đại học hay hậu đại học, và được tham khảo cùng giới phụ huynh và giáo chức để chúng có mang tính thực tế thay vì lý thuyết suông nhưng phù hợp trong trường lớp. Dù những tiêu chuẩn CCSS này được tham khảo với nhiều tổ chức và nghiệp đoàn giáo chức, sự thay đổi này sẽ là một thách đố cho các giáo viên. Họ có thể có những cách dạy khác nhau, nhưng phải bảo đảm kết quả học sinh nhận được là theo đúng những tiêu chuẩn CCSS này. Năm nay cũng là lần đầu tiên các thầy cô giáo sẽ bị đánh giá, thẩm định dựa theo kết quả cuối năm mà học sinh đạt được. Các chương trình thi dựa vào giáo trình những tiêu chuẩn chung CCSS này sẽ bắt đầu vào niên học 2014-2015 tới.
Nhìn chung thì vấn đề cải cách giáo dục luôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết theo thời gian, mang tầm mức chiến lược quốc gia. Dù được nghiên cứu cẩn trọng và chu đáo đến đâu, việc cải cách này cũng sẽ có những sai sót, giới hạn trong quá trình thực hiện, đòi hỏi những cải đổi, bổ sung. Một khi được hoàn chỉnh, Hoa Kỳ sẽ tạo ra những thế hệ tiếp nối trổi bật để tiếp tục nắm giữ quyền lực và kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Đinh Yên Thảo
No comments:
Post a Comment