DCVOnline
– Tin AFP
Posted on October 2, 2013 by Editor
— 0 Comments
HÀ NỘI (AFP ) – Bị bí mật chuyển từ nhà tù này sang
nhà tù khác, bị biệt giam, gia đình bị quấy rối liên tục – những blogger hoạt
động của Việt Nam nói họ bị đối xử như kẻ khủng bố quốc tế.
Trong khi chính quyền khẳng định không có tù nhân
chính trị ở Việt Nam – và do đó sẽ không bình luận về việc này– những tổ chức
nhân quyền ước tính hàng trăm người hoạt động đang bị giam giữ vì lên tiếng
chống chế độ cộng sản độc đảng, gồm ít nhất 46 người bị bỏ tù năm nay.
Các người hoạt động nói điều kiện trong tù đã không
thoải mái cho tội phạm thường, tù nhân lương tâm còn phải chịu đựng những đối
xử khắc nghiệt trong tù.
Nhà tù Việt Nam có một khu giam riêng biệt cho tù
nhân chính trị trong đó “chuyện gì cũng có thể xảy ra và không ai biết”,
ông Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày, người đang thọ án tù 12 năm
vì “tuyên truyền” chống nhà nước.
Như nhiều những người bất đồng chính kiến khác, Điếu
Cày – tên thật là Nguyễn Văn Hải – không nhận tội.
Nay người thân của ông tin rằng ông đang bị trừng
phạt trong nhà tù vì thách thức này.
Kể từ khi bị giam từ năm 2008 khi bị cáo buộc là
trốn thuế, Điếu Cày đã bị chuyển qua 10 nhà giam khác nhau, gia đình ông cho
biết, và họ không bao giờ được thông báo trước.
Là người bất đồng chính kiến bị mà Tổng thống Mỹ
Barack Obama đã nhắc đến, đang bị liên tục áp lực để nhận tội cũng như bị hạn
chế thăm nuôi, người thân của ông Hải cho hay.
Con ông Điếu Cày nói với AFP chính ông cũng đã liên
tiếp bị nhà chức trách giam giữ – dưới 24 giờ – để làm gián đoạn việc học và
khiến ông không thể đi thi.
Dùng những cáo buộc mơ hồ, những vi phạm hành chính
là một cách để nhà chức trách cảnh báo những người hoạt động phải chấm dứt
chiến dịch của họ, các chuyên gia nói.
Một blogger nổi tiếng khác, luật sư Thiên chúa giáo
Lê Quốc Quân, sắp ra tòa vào thứ Tư tới đây vì “tội trốn thuế”.
Một người mặc T-shirt đòi thả người hoạt động dân chủ Lê Quốc Quân trong
một buổi lễ ở nhà thờ tại VN (July 7, 2013) Nguồn: AFP/FILE
Tội của ông Lê Quốc Quân là tội một người phê bình
chính phủ Việt Nam có hiệu quả, tổ chức Human Rights Watch (HRW) ở New York cho
biết, và yêu cầu trả tự do cho Ls Quân.
Trong tù, chính quyền Việt Nam luôn luôn khắc nghiệt
với tù nhân không nhận tội, một người hoạt động người đã bị năm năm tù cho
biết.
“Họ sợ những tù nhân lương tâm sẽ ảnh hưởng tù nhân
khác và gây ra vấn đề,” ông nói.
Tù nhân hình sự và tù chính trị bị giam riêng và đối
xử lý rất khác nhau, ông nói tiếp với điều kiện AFP phải giữ kín dah tính.
“Tù hình sự Việt Nam có thể mua bất cứ cái gì họ
muốn – thực phẩm, thuốc lá, ma túy,” ông nói, nhưng
tù nhân chính trị bị từ chối ngay cả sách hoặc giấy viết và bị biệt giam.
Chính quyền
độc tài của Việt Nam không cho phép (quốc tế có) các cuộc kiểm tra độc lập ở
nhà tù.
Nhưng giới chuyên gia cho tù tiện biệt giam – một
biện pháp dùng làm áp lực với tù nhân chính trị – có thể coi là tra tấn theo
Công ước chống tra tấn (CAT), mà Việt Nam cho biết sẽ phê chuẩn trong năm nay.
“Theo những thông tin chúng tôi đã nhận được thì
quyết định biệt giam một người nào đó bị đó chỉ là những quyết định rất tuỳ
tiện của cai tù,” Phil Robertson Phó Giám đốc Châu Á của HRW nói.
‘Cô
lập người hoạt động’
Những cựu tù nhân chính trị và người thân của họ qua
phỏng vấn của AFP đã mô tả sự sách nhiễu dữ dội với gia đình tù nhân cũng như
áp lực bạn bè để cắt liên lạc hay từ chối không cấp giấy phép kinh doanh cần có
để kiếm sống.
Những trấn áp này nhằm “cô lập những người hoạt động
chính trị… và đe doạ gia đình, bạn bè của họ,” những người nhà hoạt động đã bị
giam trước đây cho biết.
“Họ tìm đủ cách để kiểm soát hoặc làm mất uy tín
(những người hoạt động ),” họ nói.
Áp lực lên gia đình và bạn bè của những người bất
đồng chính kiến khiến người tù chính trị ở Việt Nam bị cô lập, mất giao tiếp
với cuộc sống bình thường của người Việt Nam – thường khiến cho họ quyết tâm
hơn.
“Người khó trị là những người sẵng sàng có lập
trường và sau đó bị khai trừ và điều đó làm cho họ lại càng cương quyết,” Bill Hayton, tác giả cuốn “Rising Dragon”, người bị cấm nhập cản Việt
Nam, cho biết.
Phản ứng thái quá của nhà chức trách là phản tác
dụng, Hoàng Nguyễn, một sinh viên Việt Nam sống lưu vong tại Hoa Kỳ cho biết.
“Gia đình (những người hoạt động) hiểu rất nhiều về
bản chất của chế độ chính trị,” cô nói thêm, nhiều người thân đó đã tự trở thành người bất đồng
chính kiến.”
Hoàng Nguyễn, có hôn phu đã bị bắt giam vào năm
2010, cho biết lãnh sự quán Việt Nam tại Washington từ chối gia hạn hộ chiếu
trừ khi cô hứa sẽ từ bỏ “hoạt động bất đồng chính kiến” của mình.
Chiến
đấu từ sau cửa nhà tù
Cô từ chối và gần đây đã được cấp giấy tị nạn chính
trị.
Một “kẻ thù của Internet” là nhãn hiệu tổ chức Phóng
viên Không Biên giới gắn tặng Việt Nam; Việt Nam cấm các phương tiện truyền
thông tư nhân hoạt động và tất cả các tờ báo chí, đài phát thanh và kênh truyền
hình đều là của nhà nước.
Dù vậy, phương tiện truyền thông Internet và mạng xã
hội đang thay đổi bản chất của cuộc chiến.
Facebook nhưng thỉnh thoảng bị chặn nhưng rất phổ
biến với người Việt Nam.
“Kết nối mạng xã hội và thêm nhiều mạng lưới hoạt động rộng lớn hơn cũng
như với những người hoạt động có kinh nghiệm đã đưa được những tiếng nói trong
nhà tù ra thế giới bên ngoài,” ông Robertson
nói.
Tháng Sáu vừa qua, sau khi nhà chức trách chính thức
từ chối trả lời đơn khiếu nại và đinh đưa ông đi biệt giam trong ba tháng, Điếu
Cày Bắt bắt đầu tuyệt thực.
“Ba tôi đang cố gắng thắp sáng số phận thực sự của tù nhân chính trị của
Việt Nam, trước đến nay vẫn nằm trong bóng tối,” con ông Điếu Cày nói.
Trong tháng Năm, một trường hợp khác, người tù vì
hoạt động Cù Huy Hà Vũ – con trai của một nhân vật lãnh đạo cách mạng – cũng từ
chối không ăn trong 25 ngày.
Sau cùng, cả hai người tù đã ngừng tuyệt thực sau
khi được nhượng bộ – đây là một chiến thuật xem như là một phần của chiến lược
của giới lãnh đạo cộng sản dùng để quản lý những bất đồng chính kiến.
“Trung Quốc và Liên Xô tàn nhẫn thanh trừng, giết
chết, và đưa nhiều người đối lập đi sống lưu vong,” cựu tù nhân chính trị cho hay.
“Đảng Cộng sản Việt Nam ranh mãnh, khôn ngoan – Họ
không xem việc giết hết và bỏ tù là những giải pháp tốt nhất (nhưng) các phương
sách cuối cùng Nhờ đó họ có thể năm giữ quyền lực lâu hơn.”
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Bloggers
behind bars: Vietnam’s war on dissent. By Catherine BARTON. Published
October 01, 2013. AFP.
Chuyên là những tên phản động, những kẻ bán rẻ lương tâm, bán rẻ đi chính lòng tự trọng của mình để kiếm những đồng tiền giơ bẩn, những đồng tiền mà chúng được nhận từ những tên phản động mà thôi. Những tên chuyên đi phản bội lại đất nước, chuyên làm những việc vi phạm pháp luật sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật
ReplyDelete