Wednesday, 23 October 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MỞ CỬA MỜI TRUNG QUỐC CHIẾM BIỂN ĐÔNG - KỲ 4 (Huỳnh Tâm - Thông Luận)




Chi tiết
Được đăng ngày Thứ ba, 22 Tháng 10 2013 17:06

"...Người dân vẫn chưa soi rọi bản chất của Cộng Sản, hay vẫn còn giấc mơ âm u thiên đàng Cộng Sản. Phải chăng người dân quá tin ông Hồ vì không biết ông là người gốc Hán, cho phép ông Hồ tung hoành trên đất Việt, đi đêm mãi quốc, bán đất, bán biển, bán dân tộc Việt Nam cho Trung Quốc..."

*
*

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc tuyên bố lãnh hải (195894日由中国人民共和国政府声明). Hồ Chí Minh tiếp nhận được tín hiệu này, lập tức đẩy mạnh công việc mãi quốc, dùng một tờ giấy làm công cụ trả tiền lãi cho gói hàng vũ trang cướp chính quyền mà Trung Quốc đã trao từ năm 1940 cho đến năm 1958, như vũ khí, cán bộ, binh sĩ, tài chính, đào tạo chiến binh, thành lập mật khu Việt Bắc và Điện Biên Phủ 1954, v.v… Đó là Công Hàm do Phạm Văn Đồng ký ngày 14/09/1958. Người ký nhận là Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Công hàm Phạm Văn Đồng dưới mắt Trung Quốc

Hồ Chí Minh (đảng Cộng Sản Việt Nam) phải có bổn phận đền ơn đáp nghĩa ông chủ Trung Quốc, thanh toán phần lãi vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 bằng một Công Hàm bán đứng Vịnh Bắc Bộ. Do việc Hồ Chí Minh cung cấp tờ Công Hàm, Ủy Ban Văn Bản Học Trung Quốc đã vẽ lại những bản đồ lãnh hải giả có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Photo: Ủy ban Biên giới Quốc gia Trung Quốc.

Sau gần 2 thập niên (1940-1958), Trung Quốc đã cấy được một tế bào mãi quốc vào Việt Nam, tuy nhiên việc kinh doanh chủ quyền quốc gia cũng lắm công phu, và trải qua nhiều trở ngại. Thập niên 1970, mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia Việt Nam-Trung Quốc bị suy thoái. Trái lại ngư nghiệp Trung Quốc tại vùng Vịnh Bắc Bộ trở nên sôi nổi. Họ khai thác thủy sản, đem lại nguồn lợi tức đáng kể cho ngư dân đảo Hải Nam. Vùng Vịnh Bắc Bộ trở thành một ngư trường quan trọng.

Đến năm 1973, Trung Quốc tự ý đưa ra đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ, cho rằng "có những khác biệt nghiêm trọng lãnh hải". Một phi lý khác trong vấn đề lãnh hải của Việt Nam: Trung Quốc ngang nhiên đề nghị phân định lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ.

Cho đến những năm 1980, Trung Quốc muốn nuốt trọn các vùng đảo tại Vịnh Bắc Bộ, lấy cớ cho rằng Việt Nam đã công nhận 12 hải lý thuộc lãnh hải của Trung Quốc trong vùng Vịnh Bắc Bộ, theo Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958. Quả nhiên kẻ cướp biển đã đến và tuyên bố chủ quyền trên toàn đảo Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên chỉ còn ngại phản ứng của quốc tế về hiệp ước Pháp-Thanh 1887, bởi trong Hiệp ước đã qui định "Bạch Long Vĩ, 108 độ, kinh độ, là một vị trí đặc biệt đã phân định công bằng thuộc về lãnh hải của Việt Nam, có khả năng đảm bảo an ninh hiệu quả cho cả vùng Vịnh Bắc Bộ".

Trung Quốc điều tàu tuần tra vào Vịnh Bắc Bộ, không thấy một phản ứng nào của nhà nước Việt Nam.  Ảnh: Hải Âu, Tân Hoa Xã.

Như người dân Việt Nam đã nghe truyền miệng vào năm 1979, ở thời kỳ chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, tại vùng đảo Bạch Long Vĩ là nơi quân đội Trung Quốc xâm chiếm trước nhất, còn gọi là "phản công tự vệ Bạch Long Vĩ", ở đây Trung Quốc lập khu quân sự Hải quân để tiếp ứng cho chiến trường biên giới phía Nam Trung Quốc (biến giới phía Bắc và Đông Việt Nam).

Từ xưa nay trong đầu người dân Trung Hoa sống tại đảo Hải Nam, họ vẫn công nhận Vịnh Bắc Bộ và các vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến năm 1980, người Hoa mới biết đảng Công Sản Việt Nam đã bán Bạch Long Vĩ cho Trung Quốc, để rồi làm ngơ, thả trôi Vịnh Bắc Bộ nhập vào lãnh hải Trung Quốc. Lúc ấy ngôn ngữ dân gian của người Hoa có nói: "Kinh khủng nhất kẻ mãi quốc (最可怕的叛徒 Tối khả phạ đích bạn đồ)". Ngụ ý rằng: "Hồ Chí Minh bán nước".

Tàu hải giám của Trung Quốc tuần tra tại Vịnh Bắc Bộ.  Ảnh: Hải Âu, Tân Hoa Xã.

Ngoài ra Trung Quốc còn triển khai khắp vùng một chiến dịch cướp biển, mượn cớ những nhà khoa học nhân văn nghiên cứu biển, đúng hơn họ là những công chức đảng lập dự án cướp biển. Họ liên tục mở những cuộc hội thảo, tiến hành nghiên cứu qua nhiều phương án, thực hiện bản đồ mới và đảo ngược hiệp ước Pháp-Thanh 1887, chủ yếu viện dẫn những điểm phi lý và tố cáo Việt Nam vi phạm lãnh hải:

1 ‒ Đảo Bạch Long Vĩ thuộc thẩm quyền hành chính Trung Quốc, và giải quyết theo lịch sử có những người Trung Quốc sinh sống trên đảo Dạ Oanh Đảo (莺岛), ngư dân Quảng Đông và ngư dân Quảng Tây gọi là hòn Đảo Nổi (浮水洲). Hơn nữa, vào năm 1887 sau khi ký kết Hiệp ước Pháp-Thanh, đã có một thời gian dài không có dấu vết người Pháp sinh sống ở đây, chỉ có người Hoa. Nhưng vào năm 1955, sau khi Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc chiếm đảo, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan hành chính.

2 ‒ Dòng kinh độ 108, trong hiệp ước 1887 chỉ vùng biển cửa sông Bắc Luôn dọc theo bờ biển của đường phân chia đảo.

Vì hai lý do:

Lý do thứ nhất:
- (a). Hiệp ước 1887 ghi chú xã Trà Cổ xưa, có núi ven sông ra cửa biển Bắc Luôn và hòn đảo Bạch Long Vĩ cách xa bờ biển trong khu vực phía Bắc Vịnh.
- (b) Hiệp ước không đề cập đến sự kết thúc của "dòng màu đỏ" (đường biên giới). Pháp-Thanh đã không hoàn toàn phân giới cắm mốc Vịnh Bắc Bộ, do đó, dòng đỏ Vịnh Bắc Bộ không ấn định ranh giới khu vực, chỉ có cửa sông Bắc Luôn ven biển phân chia hai dòng nước gọi là lãnh hải của nhau.

Lý do thứ hai: Đường vẽ biên giới xa vời, không hợp lý còn gọi là "điểm đến không tồn tại", và "108 độ, kinh độ, không thể được thiết lập" giữa các mối quan hệ thiếu hợp tác về ranh giới, hiện tại trong vùng nước ven biển, không có cơ sở để "kết thúc" lãnh hải, nhưng trong bản đồ đảng Cộng Sản Trung Quốc, sự phân chia Vịnh Bắc Bộ cũng không theo 108 độ kinh độ. Tất nhiên sẽ phân ước lại Vịnh Bắc Bộ, và đầu tiên thuyết phục các điều ước quốc tế, chỉ đề cập đến một vài hòn đảo cửa sông Bắc Luôn, nhưng Việt Nam vẫn có thể sử dụng hiệp ước, như đối với các đảo trên biển Đông.

3 ‒ Bộ trưởng Bộ phân giới cắm mốc giữa hai nước, đường màu đỏ phân chia lãnh hải được vẽ bởi phía Nam sau đó rút bỏ dòng đỏ, tại ngôi đền thờ Đông Trà vì quá cũ, xem lại ranh giới xã Trà Cổ, và lưu ý làng Hán Minh phía Nam tại Móng Cái có đảo Trúc Sơn (竹山), phía Đông của đường lãnh hải thuộc các đảo Biển Đông, phía Tây của đường biển có núi Danh Cách (名格) và các đảo nhỏ của Việt Nam.

Việt Nam không tôn trọng trên cơ sở 108 độ kinh độ theo Hiệp ước Pháp-Thanh cũng chỉ vì cuộc đấu tranh Việt Nam chống Pháp vào năm 1949, sau đó tại các khu vực này bị Trung Quốc chiếm đóng cho nên thuộc về Trung Quốc, theo tinh thần đó Việt Nam vừa yêu cầu Trung Quốc giúp quản lý đảo Bạch Long Vĩ (đuôi rồng trắng龙尾), và vào năm 1957 Trung Quốc trả lại cho Việt Nam, bởi giả nhơn vì mục đích Trung Quốc giúp Việt Nam bảo vệ khu vực này. Thực ra Trung Quốc muốn tránh tiếng là kẻ cướp biển.

Hải giám Trung Quốc truy đuổi thuyền của ngư phủ Việt Nam đang hoạt động trong lãnh hải Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Hải Âu, Tân Hoa Xã.

Ngư phủ Trung Quốc tự do khai thác đánh bắt cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ.  Ảnh: Huỳnh Tâm 2001.

Đảng Cộng Sản Việt Nam để yên cho Hải giám Trung Quốc vào Vịnh Bắc Bộ, bắt ngư phủ Việt Nam nạp mãi lộ và bỏ tù tại mũi đảo Bạch Long Vĩ. Ảnh: Huỳnh Tâm 2001.

Trung Quốc tăng cường ngư dân tràng lên vùng đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ, thi đua đánh bắt cá và các loại hải sản khác.  Ảnh: Huỳnh Tâm 2001.

Tư liệu của Hàng Hải Trung Quốc và Việt Nam:

Năm 2001, Việt Nam-Trung Quốc đã hoàn thành việc phân định Vịnh Bắc Bộ. Kết quả đàm phán phân định, hai bên khó phân định rõ lãnh hải! Cuối cùng Vịnh Bắc Bộ chia theo đường cơ bản do Trung Quốc tùy ý ấn định. Trung Quốc đề xuất trung tâm của Vịnh theo ranh giới phía Bắc, ở vĩ độ 20 độ Bắc, Trung Quốc cho phép Việt Nam lưu thông mặt biển ở vĩ độ 30 độ Nam. Việt Nam và Trung Quốc thực hiện chủ quyền theo tỷ lệ 1/2 trong Vịnh Bắc Bộ.

Mặt khác đối với ngư nghiệp, các bên thoả thuận tùy tiện, gọi là quy định đặc biệt ở vĩ độ 20 độ Nam, hai nhà nước thành lập một khu vực thủy sản chung (có giá trị trong 12 năm), bởi cả hai cơ quan chính phủ xác định sản lượng khai thác hàng năm; hai bên đồng kiểm tra số lượng tàu đánh cá. Cơ quan ngư nghiệp [1] thực thi pháp luật của hai nước để tạo điều kiện bảo vệ tài nguyên cá biển. Các mặt phía Bắc khu vực đánh cá chung (từ vĩ độ 20 độ vĩ Bắc), các bên thống nhất để làm cho thời gian quá độ hiện tại cho các hoạt động đánh bắt cá. Từ ngày có hiệu lực của thoả thuận đánh bắt từ ngày 25 tháng 12 năm 2000 và việc giảm khai thác hàng năm theo hoạt động từng khu vực, không lệ thuộc bởi những quy tắc các nước khác trong vòng 4 năm.

Kể từ đó, Trung Quốc lấy cớ đặt nhiều luật biển giang hồ, họ muốn mở rộng lãnh hải để cướp trắng Vịnh Bắc Bộ càng sớm càng tốt không thông qua phân định quốc gia hay quốc tế, và Ủy ban Biên giới Quốc gia Trung Quốc cho rằng đã "hết thời hạn kiên nhẫn". Khuyến cáo của Ủy ban Lãnh hảiTrung Quốc khẳng định: "Hai bên đã không đạt được sự đồng thuận về vấn đề chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ, nhưng trong khai thác hải sản Hiệp định đã quy định rằng, Trung Quốc sẽ đóng cửa 20 hải lý xung quanh đảo không cho phép ngư dân Việt Nam hoạt động".

Ngày 03 tháng 8 năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trước truyền thông báo chí:
 ‒ Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được Hiệp ước Biển Đông gọi là "Luật Biển Tiêu Kiến Quốc" (中国外交部条约法律司海洋处长萧建国– Trung Quốc ngoại giao bộ điều ước pháp luật ti hải dương xừ trường tiêu kiến quốc).

Đặc biệt trong hiệp ước bỏ Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam khi phân định chủ quyền không đá động gì đến đảo Bạch Long Vĩ. Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc tự ý cho đảo Bạch Long Vĩ chìm xuống đáy biển để hòa tan vào lãnh hải của Trung Quốc.

Họ có những nghiên cứu về địa lý, đưa ra quá nhiều viện dẫn mơ hồ, tuy nhiên cũng có một số quan chức nhà nước Trung Quốc quản lý đại dương cho biết:

"Thực sự, vùng Vịnh Bắc Bộ và đảo Bạch Long Vĩ trong thẩm quyền thực tế của Việt Nam và vì lý do nào Việt Nam không lên tiếng?"

Ngày 30 tháng 6 năm 2004, Trung Quốc lại đưa ra một lối cướp khác, nhằm phân loại đảo trong vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam:

‒ Trung Quốc buộc Việt Nam ký vào "Vịnh Bắc Bộ và Lãnh Hải, vùng đặc quyền kinh tế, phân định lại ranh giới lãnh hải, cần thỏa thuận thềm lục địa mới" và "Hiệp định hợp tác nghề cá" có hiệu lực, từ ngày 03 tháng 8 năm 2004.

Một lần nữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh trước giới truyền thông Bắc Kinh rằng:
"Phân giới cắm mốc chỉ phân chia vùng biển, và không liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với các đảo".

Vì vậy, giới truyền thông, phỏng vấn và đề xuất:
‒ Từ nay Vịnh Bắc Bộ, và vùng đảo Bạch Long Vĩ thuộc quyền sở hữu của ta.
Trung Quốc muốn đưa thông điệp cướp được biển đảo, đến với người dân Trung Hoa và khiến họ ảo tưởng đảo Bạch Long Vĩ như một thiên đường của "vùng đất mới Trung Quốc".

Khi ấy Diễn Đàn Quốc Tế (际先驱导报) phỏng vấn nhà nước Trung Quốc về lịch sử Bạch Long Vĩ trong vùng Vịnh Bắc Bộ, phóng viên đưa ra những ghi vấn của đảo này không thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc không chứng minh được về sinh cư của người Hoa trên đảo Bạch Long Vĩ, giới báo chí cho rằng: "Không chính đáng".

Trung Quốc vẫn duy trì ý đồ cướp lãnh thổ lân bang, chỉ thị cho Cục Biên Cương Trung Quốc (中国边疆) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Địa lý (史地研究中心), do Phó Giám đốc Lý Quốc Cường (李国) bằng mọi cách cướp cho bằng được, ông đưa ra kế sách rút lui và cướp cạn, sau đó tuyên bố:
- Đảo Bạch Long Vĩ trong những năm 1950, thông qua thương lượng, đã được xem thuộc sở hữu của chính quyền Việt Nam" (龙尾岛在上个世纪1950年代,通过谈判,已归越南管理).

Kỹ sư Hứa Sâm (许森) điều hành Trung tâm Quản trị Đại dương Nhà nước Trung Quốc, cũng tuyên bố:
‒ Đuôi đảo Bạch Long Vĩ cũng là của Việt Nam.

Những quan chức Bộ Ngoại Giao Trung Quốc về pháp lý của Cục Hàng hải, còn nêu rõ:
"Đuôi đảo Bạch Long Vĩ thực sự thuộc về Việt Nam".

Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định vào ngày 01 tháng 7 năm 1953, trao cho ngư dân Trung Quốc quyền khai thác thủy sản tại Vịnh Bắc Bộ. Ngư dân Trung Quốc ào ạt di cư đến Bạc Long Vĩ, lập nhiều cơ sở "Thủy sản theo Hiệp định quan hệ đối tác", phương tiện truyền thông Trung Quốc công khai loan tải lễ khởi công, và bố cáo: "Các tàu đánh cá Trung Quốc không được phép vào Vịnh Bắc Bộ Việt Nam 15 hải lý, từ vùng biển Bạc Long Vĩ đến bên trong đất liền".

Trung Quốc tuyên bố một đàng thực hiện một nẻo. Rõ ràng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam đang dần dần co lại.

Sau đó Nhà nước Trung Quốc tiếp tục lập ra một bản đồ cướp biển mới, do Kỹ sư Hứa Sâm (许森) thực hiện, và giới thiệu với báo chí:
‒ Bạch Long Vĩ hòn đảo cô đơn tọa lạc trung tâm của Vịnh Bắc Bộ, được xem như vị trí chiến lược, cực kỳ quan trọng. Vịnh Bắc Bộ có hai Bạch Long Vĩ, một đến Việt Nam và một Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh Quảng Tây, nếu cần thiết mở cuộc chiến tranh để tự vệ và phục hồi biển đảo.
Theo hồ sơ của Cục Biên Cương Trung Quốc (中国边疆), vào năm 1955, Nhà nước Trung Quốc xác định trên đảo Bạch Long Vĩ có hơn 200 dân cư Việt Nam sinh sống, trong đó chỉ có 3 người Hoa, nguyên quán ở Hải Nam, Đam Châu, và những đơn vị đồn trú của Trung Quốc đã rút khỏi hòn đảo này.

Đến ngày 25 tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố:
- Các tài liệu lịch sử về Biển Đông đã được thực hiện và chú thích: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc quản lý giúp phía Bắc Vịnh Đảo Bạch Long Vĩ, như năm 1957 đã phục hồi. Quần đảo Trường Sa cũng không ngoại lệ".

Điều oái oăm có thể nói trong việc phân định Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc và Việt Nam là hiện thân của tinh thần kẻ ăn người đói, vịnh Bắc Bộ của Việt Nam từ đây teo lại theo năm tháng.
Ngày 01 tháng 7 năm 2004, Nhân dân Nhật báo loan tải tin Nguyễn Dy Niên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên:
‒ Thưa ông, về sự phân định Vịnh Bắc Bộ. Ông có giải thích thế nào về lãnh hải của Việt Nam.
Nguyễn Dy Niên, đáp:
- Theo phân định cuối cùng tại vùng Vịnh đảo Bạch Long Vĩ chỉ có 15 dặm biển, tuy nhiên Việt Nam chỉ được hưởng 1 dặm trong vùng (3 hải lý) đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài xa khoảng 13 hải lý được xem trong sự "mờ nhạt của Việt Nam" ngoài khơi bờ biển của Việt Nam như gần (số không), do đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Vịnh Bắc Bộ phân chia chỉ là một hiệu quả 50%, mà là dựa trên luật pháp và cơ sở các điều kiện cụ thể của Vịnh Bắc Bộ đạt được trên một kết quả công bằng".

Nhân dân Việt Nam có thấy đảng Cộng Sản bán Vịnh Bắc Bộ chưa hay chờ đến ngày mất nước mới tỉnh giấc mơ Cộng Sản!

Cộng Sản Việt Nam cũng biết làm giá cả về chủ quyền biên cương, cho nên Trung Quốc bác bỏ và khẳng định, "kinh độ 108 độ 03 yêu cầu phân chia lại". Việt Nam lấy cớ dựa trên các hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887, tăng giá cao hơn, còn Trung Quốc có truyền thống chờ đến khi lân bang hao mòn khí lực ra tay cướp trắng, qua tuyên bố:
‒ Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887, phân định biên giới đất liền từ Móng Cái đến vùng biển gần đảo Trúc Sơn. Pháp-Thanh không bao giờ phân chia về biên giới trên biển. Do đó trung tâm của Vịnh theo ranh giới phía Bắc: vĩ độ 20 độ Bắc, các bộ phận được chỉ định của Trung Quốc về biển thuộc sở hữu của Việt Nam, ở vĩ độ 20 độ về phía Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên cung cấp hồ sơ, tư liệu cướp biển cho Trung Quốc. Cuối cùng khu vực Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam có 46,77%, và 53,23% thuộc về Trung Quốc. Có thể nói, hai bên thương lượng kết quả phân giới cắm mốc, về cơ bản chia phù hợp theo những yêu sách của Trung Quốc.

Các quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc cho biết:
‒ Từ cuộc phỏng vấn trước đây với các phóng viên, cũng chỉ cho rằng "Việt Nam đã thực sự nhượng bộ tất cả tương ứng, theo chuẩn 108-độ, mà chúng tôi tiến hành ở phía Bắc Vịnh, còn đầu vùng Vịnh Bắc Bộ chúng tôi đang thăm dò "khí đốt", phần còn lại thế nào cũng sẽ điều chỉnh lại!"

Cho đến nay người dân vẫn chưa biết đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam đã âm thầm sang tay Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc, trong khi đó thế giới rất quan tâm đến mọi sự kiện lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam đang bị đe dọa bởi Trung Quốc. Người dân vẫn chưa soi rọi bản chất của Cộng Sản, hay vẫn còn giấc mơ âm u thiên đàng Cộng Sản. Phải chăng người dân quá tin ông Hồ vì không biết ông là người gốc Hán, cho phép ông Hồ tung hoành trên đất Việt, đi đêm mãi quốc, bán đất, bán biển, bán dân tộc Việt Nam cho Trung Quốc. Một kẻ phản quốc nghiễm nhiên đứng trước muôn dân, hiên ngang xem thường dân tộc Việt Nam.

Người dân Việt Nam phải gióng lên tiếng nói về chủ quyền của Tổ quốc, dù có muộn màng nhưng vẫn hơn là im lặng. Dẫu cho đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực sự đốt cháy Việt Nam, lòng dân vẫn quyết lấy lại trọn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.

Huỳnh Tâm

[1] Việt Nam-Trung Quốc không nói rõ cơ quan ngư nghiệp của nước nào làm chủ quản, trên thực tế vùng Vịnh Bắc Bộ được xem của Trung Quốc, Việt Nam chỉ còn hình thức ngoại giao.


--------------------------------


Cập nhật lần cuối ngày Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 21:08

Cập nhật lần cuối ngày Thứ sáu, 06 Tháng 9 2013 03:47

Cập nhật lần cuối ngày Thứ bảy, 31 Tháng 8 2013 12:46




2 comments:

  1. Đúng là vu cáo bịa đặt trắng trợn , nếu mà có đúng sự thật như thế này á , có mà chẳng loạn hết cả lên , làm gì mà có chuyện sóng yên biển lặng như thế này cơ chứ , có chẳng biểu tình khắp mọi nơi rồi , Lần sau viết gì thì viết nhá , đáng tin cậy một chút chứ thế này thử hỏi ai tin được cơ chứ

    ReplyDelete
  2. " Đảng cộng sản Việt Nam mở cửa mời Trung Quốc chiếm Biển Đông" , thế sao không nói luôn là Philipin , Nhật Bản , Hàn Quốc cũng mở cửa mời Trung Quốc chiếm biển đông luôn đi , nói riêng Việt Nam làm cái gì , nói thế thành ra người đọc nghĩ là Việt Nam tự bán mình cho Trung Quốc à??? Nghe cũng vui tai đấy nhỉ?? Hài

    ReplyDelete

View My Stats