Thứ hai, ngày 21 tháng mười năm 2013
Với tự tưởng: "Họng súng đẻ ra chính
quyền", Mao Trạch Đông đã biến Trung Hoa thành một chế độ phong kiến tập
quyền kiểu mới. Khi ông đã một mình thâu tóm quân đội, chỉ cần làm chủ tịch
đảng cộng sản ở Trung Hoa, mà không cần giữ chức vị chủ tịch nước. Mà thực ra
ông chả cần giữ chức nào cả ngoài chủ tịch quân ủy trung ương. Với nó, ông làm
mưa làm gió, muốn giết bất kỳ ai, bỏ tù hay đày họ đi tù khổ sai. Nó là tiền đề
để thấy 6 đời chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa là cái để đáng nghiên cứu
nhà nước Trung Hoa hơn bất kỳ lĩnh vực nào.
Có thể nói, trong 6 đời chủ tịch quân ủy trung ương
Trung Hoa chỉ sáng giá có 2 đời là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Bốn đời
còn lại chỉ là những người làm theo, cố bảo vệ sự đoàn kết giả tạo trong đảng
cộng sản ở Trung Hoa, hơn là có bất kỳ một tư tưởng mới nào để giúp Trung Hoa
như hôm nay.
Đời
thứ nhất là Mao, ông có 3 phần công lớn. Thống nhất và bành
trướng lãnh thổ Trung Hoa hôm nay gấp 3 lần so với thời cuối nhà Thanh. Tân
Cương, Nội Mông và Tây Tạng là 3 vùng đất được Mao quan tâm và xâm lược ngay
sau khi nắm quyền vào ngày 01/10/1949.
Chiếm chỗ của Đài Loan tại 5 thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Thúc đẩy giới khoa học Trung Hoa bằng mọi
giá phải có bom hạt nhân để bảo vệ quyền lực Trung Hoa trường tồn là công lao
to lớn thứ hai của Mao.
Giết chết toàn bộ thành phần trí thức, kể cả dân
chúng cùng đồng cam cộng khổ với Mao trong Vạn lý Trường chinh, chỉ để lại
thành phần vai u thịt bắp trong chính quyền trung ương, để thực hiện trọn vẹn
một thể chế chính trị phong kiến tập quyền kiểu mới ở Trung Hoa.
Ba tư tưởng của Mao: Giữ lấy súng để
nắm quyền lực tuyệt đối. Hai cái phàm là để tạo sự trung thành và đoàn kết giả
tạo trong đảng hòng ăn chia. Thâu tóm truyền thông hòng ngu dân và tiêu diệt
bất kỳ ai trong chính quyền và ngoài chính quyền, để thực hiện mọi "sáng
kiến" bệnh hoạn của Mao, như Đại nhảy vọt và Đại cách mạng văn hóa.
Có thể tóm lược đời chủ tịch quân ủy trung ương của
Mao có công đặt nền tảng cho nhóm lợi ích của đảng cộng sản ở Trung Hoa, và
cộng sản thế giới, giúp Trung Hoa và các đảng cộng sản còn sót lại đứng vững.
Trung Hoa có tiếng nói với những cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
quốc, nhưng có tội với nhân dân Trung Hoa.
Đời
thứ hai là Hoa Quốc Phong, chỉ nắm chức này trong 4
năm, và mờ nhạt dưới cái bóng của ông Đặng Tiểu Bình. Tuy đóng vai trò trung
gian, nhưng ông Hoa Quốc Phong đã có công lớn, khi ưng thuận để ông Đặng tiêu
diệt bè lũ 4 tên: Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, và Vương Hồng
Văn. Tứ nhân bang này là những con chó trung thành của Mao dùng cho những kế
hoạch bệnh hoạn của ông ta. Nhưng Mao cũng rất sáng suốt khi giết sạch thành
phần trí thức muốn cho Trung Hoa nhân bản và tự do dân chủ, đồng thời cũng để
sống họ Đặng để thực hiện kế sách lâu dài của mình. Mao cũng sáng suốt khi để
lại di chúc đưa Hoa Quốc Phong lên kế vị, hòng làm bước đệm để tiêu diệt tứ
nhân bang và ủng hộ Đặng.
Đời
thứ ba Đặng Tiểu Bình, sau khi tiêu diệt Tứ nhân Bang, Đặng đã ép Hoa Quốc
Phong về vườn và nắm quyền bính. Đặng có hai tư tưởng lớn và kế thừa 3 tư tưởng
của Mao. Năm tư tưởng này được 3 đời sau thực hiện như là kim chỉ Nam cho đảng
cộng sản ở Trung Hoa.
Tư tưởng mèo trắng mèo đen, mèo nào bắt được chuột
thì dùng. Nó đã giúp Trung Hoa có 30 năm phát triển kinh tế thần kỳ, mà lịch sử
nhân loại chưa bao giờ ghi nhận được bất kỳ một xã hội nào có được sự thần kỳ
này. Nhưng, những gì Đặng tuân theo 3 tư tưởng của Mao đã để lại một vết nhơ lịch
sử trong vụ Thiên An Môn 1989.
Tư tưởng thứ hai của Đặng là lời di chúc để lại cho
thế hệ mai sau - thâu quang dưỡng hối: ẩn mình chờ thời cơ - nhưng khi Hồ Cẩm
Đào tưởng rằng Trung Hoa đủ sức mạnh để bá chủ châu Á và tiến đến soán ngôi Hoa
Kỳ để cai trị thế giới, sau khi Trung Hoa trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới, chiếm tổng sản lượng xuất khẩu 30% toàn cầu, thì di chúc này của Đặng đã
bị xao nhãng. Hôm nay Trung Hoa đang bị cái bong bóng đầu tư công, chạy theo tỷ
lệ tăng trưởng giả tạo làm giảm tăng trưởng bắt buộc, thì tư tưởng này được họ
Tập tuân thủ nghiêm ngặt.
Đời
thứ tư là Giang Trạch Dân, ông là chiếc bóng của
Đặng từ trước sự kiện Thiên An môn đến hết thời kỳ ông nhậm chức. Ông chỉ làm
và thực hiện đúng 5 tư tưởng của Mao và Đặng đã đẻ ra.
Nên trước khi qua đời, Đặng có một câu nói rất thân
tình với ông là, chú làm việc tôi rất yên tâm. Để trả ơn cho Đặng, ông Giang đã
bỏ qua tội tham nhũng 20 triệu đô la Mỹ của con trai Đặng với các tập đoàn lớn
của phương Tây vào làm ăn với Trung Hoa. Mặc dù, thủ tướng Chu Dung Cơ quyết
làm ra ánh sáng vụ này, nhưng Giang nghe lời khuyên của Dương Thượng Côn, vuốt
mũi phải nễ mặt, và nên cho chìm xuồng để giữ sự đoàn kết trong đảng. Đây là tiền
đề để tham nhũng trở thành quốc nạn của Trung Hoa hiện nay. Dù sao thì Giang
cũng đã thực hiện được di nguyện của Đặng chọn một người xuất sắc, thế hệ có
học bài bản, và có thực tiễn quản lý như Hồ Cẩm Đào thuộc phái Đoàn hệ lên kế
vị.
Đời
thứ năm là Hồ Cẩm Đào, ông thuộc phái đoàn hệ, xuất thân là kỹ sư thủy
lợi, đi lên bằng chính năng lực của bản thân, có kinh nghiệm quản lý ở Tân
Cương, ... Ông đã đẩy mạnh phát triển đầu tư công trên khắp Trung Hoa, và bành
trướng thị trường thương mại, xây dựng toàn cầu. Ông quyết chiếm lĩnh nguồn
nước châu Á, bằng việc xây dựng điên cuồng những đập thủy điện khắp các con
sông có nguồn nước ngọt từ cao nguyên Tây Tạng. Vì Tây Tạng chiếm giữ 80% nguồn
nước ngọt ở các dòng sông châu Á. Bằng 2 cách chiếm lĩnh thị trường và nguồn nước
này ông muốn nắn gân các quốc gia láng giềng.
Về đối nội, ông Hồ Cẩm Đào đưa ra sách lược mỵ dân
với tư tưởng, xã hội hài hòa. Nhưng xã hội Trung Hoa là một thùng thuốc súng,
khó lòng hòa hợp và hòa bình chung sống giữa dân với đảng cộng sản đang ngày
một thoái hóa biến chất thành một đảng xấu xa nhất của lịch sử nhân loại, vì cơ
chế tập quyền đơn nguyên của nó. Văn hóa suy đồi, chính trị bất an, mất lòng
hầu hết toàn cầu, kinh tế đang khủng hoảng, loạn sắc tộc là những gia tài mà 3
đời trước của các chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa để lại cho thế hệ thứ
sáu hiện nay phải giải quyết. Một bài toán vô cùng khó khăn cho thế hệ Thái tử
đảng.
Đời
thứ sáu là Tập Cận Bình - Thái tử đảng. Sở dĩ cần
đến thế hệ thái tử đảng là nhằm củng cố lại quyền lực theo tư tưởng của Mao -
súng đẻ ra chính quyền. Ông Hồ Cẩm Đào không là thế hệ của Vạn lý Trường chinh,
nên dù là chủ tịch quân ủy trung ương, nhưng quyền nắm quân đội của ông không
được trọn vẹn. Nếu ai có đọc những bài viết trên tạp chí Tiên Tiêu ở Hongkong
vào nhiệm kỳ sau của ông Hồ Cẩm Đào, thì sẽ thấy việc làm ăn, triệt hạ nhau
trong quân đội cấp cao của các tướng lĩnh vùng có xuất thân từ Thái tử đảng, mà
không cần quan tâm đến ý kiến của Hồ Cẩm Đào, sẽ thấy tại sao Trung Hoa cần một
chủ tịch quân ủy trung ương xuất thân từ Thái tử đảng.
Hai Thái tử đảng được chọn, là Tập Cận Bình đi từ sự
cơ cấu từ trên xuống, và Bạc Hy Lai được uy tín từ cơ sở đi lên như Hồ Cẩm Đào.
Nhưng họ Bạc đã thua ván cờ tàn, khi một tỉnh Tứ Xuyên không thể cứu ông ta so
với những cựu lãnh đạo đã chọn họ Tập.
Tập cũng không có gì mới trong tư tưởng. Sau khi
ngồi vào ghế nóng, Tập làm một vòng công du toàn cầu từ Phi sang Âu, đến Mỹ và
về Á để vỗ về, để thực hiện việc thâu quang dưỡng hối mà Đặng để lại. Với đối
nội, Tập vỗ an đảng viên cao cấp rằng, chỉ có chó săn và chó kéo xe mới chết
trong đợt chống tham nhũng của ông ta, chó kiểng không bao giờ chết, hòng ru ngủ
dân chúng đang cùng khổ.
Vấn đề cam go nhất của Tập không phải là vấn đề đối
nội và đối ngoại ngoài đảng, mà vấn đề của Tập là sách lược đổi mới chính trị
và cải tổ kinh tế Trung Hoa làm sao cho các đảng cùng ăn chia với ông ta không
mất lòng.
Nhưng với những gì Tập đã làm trong gần 1 năm qua
cho thấy, Tập đang quay về ôn 3 cái cũ của Mao và 2 cái ý tưởng của Đặng
để thực hiện hết nhiệm kỳ của mình. Cũng đúng thôi, xuất thân từ một người
lính, sau đó được cơ cấu bằng lý lịch, và sau khi có chức tước mới có bằng cấp
thì Tập làm sao có được khả năng tư duy tầm cho một quốc gia to lớn cả về lịch
sử, văn hóa, dân số và diện tích cũng như vị thế của Trung Hoa?
Có lẽ 2 nhiệm kỳ của Tập cũng chỉ là đi lại lối mòn
mà Mao và Đặng đã vạch ra. Tương lai của 1/4 nhân loại của Trung Hoa, và của
các chư hầu của Trung Hoa vẫn còn cùng khổ, dưới những gì mà Tập không thể có
khả năng thay đổi.
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment