Ảnh
bên:Anh Trịnh Xuân Tình bị dân phòng, trật tự phường
đánh cho đến ngất xỉu phải nhập viện vì “tội” bán hàng rong”. Chủ tịch phường
khai anh Tình bị trật tự phường đánh thì lăn ra ngủ!
Phản ứng của quan chức mỗi khi có sự cố gì xảy ra là
tìm mọi cách biến báo để chạy tội cho bản thân hay chạy tội cho cấp dưới. Do
đâu mà có phản ứng này?
Lấy ví dụ ông chủ tịch phường 25 quận Bình Thạnh,
lúc xảy ra vụ việc liên quan đến một người bán hàng rong được nhân chứng cho là
bị lực lượng trật tự đô thị phường đánh, chắc ông không có mặt. Vậy thì khi
nghe nhân chứng (có cả ảnh chụp) tố cáo thì cứ từ từ tìm hiểu để nhân đó chấn
chỉnh lại nhân viên của mình (người quản lý nào cũng phải ứng xử như vậy). Vì
sao ông này (theo báo Tuổi Trẻ) khẳng định lực lượng này của phường không đánh người
bán hàng rong.
Tuy nhiên chính trong bản tin chối tội đó, có những chi tiết khẳng định cái sai của ông chủ tịch theo kiểu bất chấp pháp luật rất nguy hiểm. Đó là chi tiết “Phía UBND phường 25 đã yêu cầu bệnh viện cho xem giấy chứng thương của anh Tình khi anh này nhập viện để chữa trị vào tối 6-12”. Sao họ không hiểu hồ sơ bệnh án là thông tin riêng tư được pháp luật bảo vệ, UBND phường có quyền gì yêu cầu bệnh viện đưa cho xem; vì sao bệnh viện cũng dại dột nghe theo mà không biết bảo vệ quyền của bệnh nhân. Có lẽ cái tâm lý coi thường người nghèo, người thất thế đã lan rộng.
Chi tiết thứ nhì: “phía UBND phường 25 đã đề nghị Công an phường 25 vào cuộc điều tra, đồng thời mời cho được anh Tình để làm rõ vụ việc nêu trên”. Vì sao họ nghĩ chuyện “mời” công dân lên để làm việc là chuyện đơn giản và dễ dàng như thế?
Chạy tội như thế chưa là gì so với câu biện bạch sẽ đi vào lịch sử: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ”. Ha. Có lẽ người phát biểu câu này không hiểu tác giả Ngô Thừa Ân tả cảnh hối lộ trong Tây du ký không phải để biện bạch cho tệ nạn này theo kiểu ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Ngô Thừa Ân kể như thế là để lên án cái xã hội phong kiến đầy tệ nạn từ tham nhũng, hối lộ đến dối trá, cướp bóc, thủ lợi và tha hóa - ông ạ.
....................
Tuy nhiên chính trong bản tin chối tội đó, có những chi tiết khẳng định cái sai của ông chủ tịch theo kiểu bất chấp pháp luật rất nguy hiểm. Đó là chi tiết “Phía UBND phường 25 đã yêu cầu bệnh viện cho xem giấy chứng thương của anh Tình khi anh này nhập viện để chữa trị vào tối 6-12”. Sao họ không hiểu hồ sơ bệnh án là thông tin riêng tư được pháp luật bảo vệ, UBND phường có quyền gì yêu cầu bệnh viện đưa cho xem; vì sao bệnh viện cũng dại dột nghe theo mà không biết bảo vệ quyền của bệnh nhân. Có lẽ cái tâm lý coi thường người nghèo, người thất thế đã lan rộng.
Chi tiết thứ nhì: “phía UBND phường 25 đã đề nghị Công an phường 25 vào cuộc điều tra, đồng thời mời cho được anh Tình để làm rõ vụ việc nêu trên”. Vì sao họ nghĩ chuyện “mời” công dân lên để làm việc là chuyện đơn giản và dễ dàng như thế?
Chạy tội như thế chưa là gì so với câu biện bạch sẽ đi vào lịch sử: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ”. Ha. Có lẽ người phát biểu câu này không hiểu tác giả Ngô Thừa Ân tả cảnh hối lộ trong Tây du ký không phải để biện bạch cho tệ nạn này theo kiểu ở đâu cũng có, thời nào cũng có. Ngô Thừa Ân kể như thế là để lên án cái xã hội phong kiến đầy tệ nạn từ tham nhũng, hối lộ đến dối trá, cướp bóc, thủ lợi và tha hóa - ông ạ.
....................
Tên bài của Quê Choa
08-12-2013
No comments:
Post a Comment