Luke
Hunt
Diên Vỹ chuyển ngữ
Thứ Hai, 02/12/2013
Trong trận chiến về vai vế,
dòng Mekong luôn giữ vị thế là một con sông lớn nhất ở Đông nam Á. Các tiểu
thuyết gia từng lãng mạn hoá nó, các nhà khoa học nâng niu nó và giới du khách
biến nó thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Quan trọng hơn, nó còn là vựa
lúa cho khoảng 70 triệu người dân đang trông cậy vào nó. Vì thế khi những chính
phủ thiếu suy xét toa rập với giới doanh nghiệp để xây đập và nạo vét dòng
Mekong để trục lợi, sự phản ứng cũng mạnh mẽ như bản thân dòng sông này.
Việc này đã xảy ra với hai
con đập Xayaburi và Don Sahong.
Điều đáng buồn là việc tập
trung chú ý vào dòng Mekong khiến mọi người bỏ quên tầm quan trọng của những
con sông khác cũng như những vấn đề mà chúng đang phải đối diện. Sông Sài
Gòn sẽ không bao giờ sánh bằng sông Mekong về tính hùng vĩ nhưng vị trí của
nó trong lịch sử, môi trường thiên nhiên hoang dã cũng như tầm quan trọng chiến
lược của nó đối với thành phố Hồ Chí Minh khiến nó trở thành tuyến sông cực kỳ
quan trọng.
Hiện nay các nhà khoa học Việt
Nam nói rằng con sông này đang chết dần, họ tuyên bố trên truyền thông nhà nước
rằng “niềm kiêu hãnh và nguồn sống của Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm
trầm trọng vì nước thải và cần phải có những biện pháp cấp bách để cứu nó.”
Các thử nghiệm đã được tiến
hành giữa mùa mưa 2011 và mùa khô của năm sau đấy và Nguyễn Văn Phước, giám đốc
Viện Tài nguyên Môi trường tại Đại học Quốc gia Việt Nam nói rằng dòng sông này
đã không đạt được chuẩn quốc gia.
Không gì ngạc nhiên khi khu vực
hạ lưu thì còn tồi tệ hơn vì ảnh hưởng nặng hơn từ nguồn nước thải công nghiệp
và dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương kế cận. Những con số thật
là kinh khủng.
Kết quả cho thấy nước thải dân cư là nguyên nhân ô nhiễm nghiêm trọng nhất, chiếm đến 62,2% tổng số chất thải chảy vào sông. Khoảng 50 khu công nghiệp tập trung dọc theo dòng sông đã xả hơn 100 nghìn mét khối nước thải mỗi ngày. Mặc dù đa số đã qua các hệ thống xử lý, nhiều nơi đã bơm chất thải thô trực tiếp vào sông. Các trại nuôi gia súc cũng đã xả hơn 2.600 mét khối chất thải chứa vi khuẩn độc hại vào sông.
Căn cứ theo báo chí nhà nước,
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một cơ sở xử lý với công suất 140 nghìn mét khối
mỗi ngày trong khi đó riêng các hộ dân đã bơm hơn 1,2 triệu mét khối chất thải
chưa qua xử lý vào dòng sông mỗi ngày.
Con sông Sài Gòn dài 256 km này
là một nhánh của sông Đồng Nai, cấp nước cho khoảng 20 triệu người, cung cấp
đường ra biển Đông cũng như bến cảng và khu nghỉ ngơi Vũng Tàu, nơi vui chơi
trước đây của những người thực dân Pháp và giới thượng lưu địa phương.
Các bộ chính phủ, các viện
nghiên cứu nông nghiệp và các trường đại học đều nói rằng việc cấp bách nâng
cấp các cơ sở xử lý chất thải cùng với việc tăng cường theo dõi, tăng cường
cách thải nước để loại bỏ nước ô nhiễm và di dời các nhà máy thì cần được tiến
hành để bảo vệ những gì còn lại trong hệ thống sinh thái của dòng sông. Nếu
không thực hiện được những việc này thì sông Sài Gòn có thể trở thành một điểm
chuẩn ngoài ý muốn của hàng trăm cộng đồng đang nương tựa vào những dòng sông
kế cạnh vốn đang nằm trong tình trạng đe doạ tương tự. Và nhiều con sông này
cũng đổ nước vào dòng Mekong.
No comments:
Post a Comment