Vũ Thành
Công
26/12/2013
Mấy ngày này, không hiểu sao bộ máy tuyên truyền của Đảng lại nồng nhiệt
dành những lời tốt đẹp cho Bắc Triều Tiên đến thế. Hết Đài Truyền hình Việt Nam
thực hiện một
cuốn phim tài liệu công phu, ca ngợi thủ đô Bình Nhưỡng là “một thành
phố được qui hoạch hiện đại và văn minh ngoài sức tưởng tượng” đến Đại
sứ Việt Nam Lê Quảng Ba ước ao “Bao giờ ta có thể làm được như họ?”.
Lời vàng ngọc của ngài Đại sứ gợi nhớ đến Đại tá, PGS TS, Nhà giáo ưu tú Trần
Đăng Thanh, trong một cuộc
diễn thuyết tai tiếng năm ngoái, sau khi xác nhận Bắc Triều Tiên “làm
tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ và rất là lo lắng về quả tên lửa của họ”, đã
không ngần ngại khẳng định đó là “cái điều mà chúng ta phải cần học tập”.
Lâu nay chúng tôi vẫn thắc mắc không hiểu sao người ta lại hô hào học tập
một đất nước như Bắc Triều Tiên. Bài sau đây đăng trên trang mạng Một thế giới của Hội Thông tin Khoa
học và Công nghệ Việt Nam khiến chúng tôi tỉnh ngộ. Theo bài báo, ở Bắc Triều
Tiên, “chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành
tội chết”. Và tội chết có thể thi hành bằng cách xả 99 phát đạn súng máy thậm
chí nã đạn pháo, để “không được để sót lại dù một sợi tóc của tử tội”. Có lẽ
các ngài thấy sử dụng côn đồ đàn áp người yêu nước là quá nhân đạo, tống giam
những kẻ bất đồng chính kiến dưới tội danh “chống nhà nước” là quá tôn trọng
nhân quyền, khó lòng ngăn chặn được phong trào đấu tranh, nên muốn học tập Bắc
Triều Tiên chăng?
Bauxite
Việt Nam
----------------------------------
Thoạt
nghe về những vụ tử hình tội phạm phản quốc, tử hình quan chức yếu kém trong
quản lý, tử hình những người đóng phim “sex” - xâm phạm thuần phong mỹ tục… có
thể đưa ra nhận định rằng Triều Tiên là một chính phủ nề nếp và quy củ. Tuy
nhiên trên thực tế, chỉ cần lãnh đạo cảm thấy “không vừa mắt” thì cũng đã đủ để
cấu thành tội chết.
Ở Triều Tiên có 19 loại tội có thể tử hình, bao gồm
17 tội quy định trong Bộ luật hình sự và hai tội chính trị là “phản quốc” và
“phản bội dân tộc”. Thoạt nghe về những vụ tử hình tội phạm phản quốc, tử hình
quan chức yếu kém trong quản lý, tử hình những người đóng phim “sex” – xâm phạm
thuần phong mỹ tục,… có thể đưa ra nhận định rằng Triều Tiên là một chính phủ
nề nếp và quy củ.
Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần lãnh đạo cảm thấy
“không vừa mắt” thì cũng đã đủ để cấu thành tội chết. Nhưng không chỉ “dễ
chết”, mà cái chết ở Triều Tiên cũng không hề “dễ chịu”. Bên cạnh các nước Hồi
giáo theo luật tôn giáo Sharia, Triều Tiên là một trong số rất ít những nước
còn lại trên thế giới duy trì tử hình công khai và các hình thức tử hình tàn
nhẫn như dùng súng máy hay bắn pháo.
Chính quyền Triều Tiên coi tử hình công khai là một
hình thức tuyên truyền sự răn đe, loại bỏ hoàn toàn mầm mống phản loạn, đồng
thời yêu cầu sự trung thành từ người dân đối với chính quyền lãnh đạo.
Vì vậy, không thể tính chính xác chi tiết những tội
nào có thể bị tử hình và tử hình theo hình thức nào, tuy nhiên, có ba lý do chủ
yếu gây ra những vụ tử hình ở Triều Tiên từ năm 2009 đến nay.
Tội
danh chính trị
Lý do đầu tiên khiến đa số quan chức bị thanh trừng
là tham ô, chống đối chế độ, phản cách mạng, bất kính lãnh đạo. Đây là lý do
phổ biến nhất mà ở cả Trung Quốc cũng đang áp dụng. Thậm chí có những người
đang nắm quyền lực rất lớn và rất nổi bật trong chính phủ, cũng có thể bị thanh
trừng ngay lập tức bằng các lý do này.
Vụ việc nổi tiếng nhất gần đây chính là việc tử hình
người đàn ông quyền lực thứ hai Triều Tiên – Jang Song-thaek bằng súng máy ngay
trong ngày ông nhận những cáo buộc tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Ông Jang đã bị cáo buộc phản quốc, bè phái phản cách
mạng, âm mưu lật đổ chế độ, làm suy yếu kinh tế đất nước, dâm ô, hưởng lạc kiểu
tư bản,… Thậm chí hai trợ lý của ông là Ri Yong-ha và Jang Soo-kil cũng đã bị
hành quyết bằng súng máy trước đó, theo Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc.
Chịu số phận “lên voi xuống chó” tương tự ông Jang
là Thượng tướng Ryu Kyong – người được phong hai danh hiệu anh hùng dân tộc,
đại diện cấp cao của Triều Tiên đã đàm phán thỏa thuận sơ bộ Hàn Quốc trong
cuộc hội đàm bí mật sau sự kiện nã pháo ở đảo Yeonpyeong vào tháng 10.2010. Ông
đã bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cùng một loạt tội danh khác như nhận
hối lộ, kiếm tiền phi pháp,… Từ anh hùng dân tộc, ông biến thành kẻ phản quốc
ngay sau khi trở về từ cuộc đàm phán, và bị xử bắn công khai với 99 phát đạn
liên tiếp trước sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao khác.
Nhưng hình thức tử hình “đáng sợ” nhất lại dành cho
một quan chức phạm tội “bất kính với lãnh đạo” khi uống rượu trong thời gian
quốc tang cố lãnh đạo Kim Jong-Il. Theo đó, Thứ trưởng Quốc phòng Kim Chol đã
bị tử hình bằng đạn pháo, với phán xét “không được để sót lại dù một sợi tóc
của tử tội”, cùng với 10 quan chức quân đội khác trong một cuộc tử hình công
khai.
Vi
phạm chuẩn mực văn hóa
Bên cạnh các lý do về mặt chính trị, thì vi phạm các
chuẩn mực văn hóa là lý do “dễ chết” thứ hai, đặc biệt là đối với người dân khi
xem các sản phẩm giải trí từ Hàn Quốc hay ăn mặc không đúng mực. Trên thực tế,
ngoại trừ các quốc gia Hồi giáo, việc vi phạm này vốn không phải thứ gì quá to
tát như tham ô hay phản quốc, nhưng tại Triều Tiên, nó cũng được xem như hành
động “nguy hiểm” và có thể bị tử hình công khai bằng súng máy.
Như vào 17.8.2013, bạn gái cũ của Kim Jong-un và 11
người khác (bao gồm cả nhạc công) đã bị tử hình công khai bằng súng máy do cáo
buộc làm phim khiêu dâm, nhưng thực sự các ca sỹ chỉ mặc váy ngắn khi trình
diễn. Thậm chí người thân trong gia đình những người bị tử hình cũng phải chịu
liên đới trong vụ việc này.
Và vào 11.11.2013, Triều Tiên tiếp tục tử hình công
khai 80 người trước sự chứng kiến của 10.000 người trong một sân vận động vì
tội xem phim Hàn Quốc và một số khác thì vì mua bán dâm.
Bia
đỡ đạn
Lý do cuối cùng, nghe có vẻ hợp lý nhất là vì thiếu
năng lực quản lý. Nhưng thực chất, đây là những án tử hình để làm bia đỡ đạn
cho sự bất ổn nội bộ.
Như vào tháng 11/2009, Triều Tiên đã tiến hành cuộc
cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959 đã thất bại nặng nề khi toàn bộ
thị trường Triều Tiên tê liệt, giá cả nội địa tăng chóng mặt. Bộ trưởng Bộ kế
hoạch Tài chính lúc đó là Pak Nam Gi đã bị cách chức và chỉ trích nặng nề trong
cuộc “đại tranh luận Trung ương Đảng”. Sau đó thì bị khép vào tội “con trai địa
chủ, xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng” và bị xử tử hình.
Vào năm 1998, Kim Jong-il cũng đã tử hình So Kwan-hi
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp để chối bỏ các chính sách kinh tế yếu kém của mình,
vốn đã gây ra nạn đói trầm trọng khiến một triệu người chết. Thậm chí, ông Kim
Jong-il còn đào mộ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nhiệm kỳ trước là Kim Man-kum lên
và tử hình thêm lần nữa.
V.
T. C.
Nguồn:
motthegioi.vn
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 04:04
No comments:
Post a Comment