Thursday 12 December 2013

PHONG TRÀO BỎ ĐẢNG (Trần Khải)




12/09/2013

Có thể xảy ra hiện tượng dây chuyển bỏ Đảng hay không? Nếu hàng chục ngàn đảng viên CSVN, hàng trăm ngàn đảng viên CSVN cùng tuyên bố rời bỏ Đảng CSVN... tất nhiên là Đảng này sẽ sụp đổ.

Nhưng hiện tượng này có thể tới bây giờ chưa? Và nếu chưa, thì bao giờ?

Một ngày sau khi Luật gia Lê Hiếu Đằng tuyên bố rời bỏ Đảng CSVN, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng tuyên bố tương tự.

Có một điều chúng ta biết rằng, đã có nhiều người rời bỏ đảng CSVN một cách lặng lẽ, từ lâu rồi.

Nhưng việc hai nhà tư tưởng này, những người đã từng viết các bài viết phân tích về nhu cầu dân chủ hóa đất nươc, là một vết rạn nứt lớn trên bức trường thành của CSVN. Vấn đề là, bao giờ thành trì CSVN sẽ sụp đổ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trả lời trên đaì RFA về việc ông rời bỏ Đảng CSVN, nói rằng ôngs uy nghĩ việc này lâu rồi, và Việt Nam có thể đi theo Myanmar (Miến Điện) để chính phủ tự đề ra lộ trình dân chủ hóa một cách hòa bình:

“Gia Minh (RFA): Như ông nói cái việc này cũng đã được ấp ủ suy nghĩ từ lâu nay và cần phải có một cơ chế mới thay thế cho cái cũ. Theo ông thì cơ chế như thế nào có thể đáp ứng được cho tình hình hiện nay mà mọi người cần nên theo ạ?

Ông Phạm Chí Dũng (từ Sài Gòn): Dứt khoát là phải có đối trọng về mặt chính trị. Có điều là đối trọng như thế nào, đó là cơ chế hoàn toàn sương mù trong thời điểm hiện nay tại Việt Nam. Cho đến lúc này thì nhà nước Việt Nam mới đặt ra vấn đề nhà nước pháp quyền nhưng vẫn chưa thừa nhận chuyện tam quyền phân lập. Không tam quyền phân lập thì làm sao có được nhà nước pháp quyền. Thực ra chỉ là trò chơi chữ để người ta kéo dài thời gian. Kéo dài thời gian thì được lợi cho ai? Chẳng được lợi cho ai cả, lẫn nhà nước và người dân. Tất cả đều khủng hoảng từ xã hội đến kinh tế trong những năm sắp tới. Tất cả đều bị kéo theo. Vì vậy vấn đề là cần phải hành động ngay, cần phải giải quyết ngay. Rất may mắn là Việt Nam đã có một tiền lệ đó là kịch bản Myanmar.

Vấn đề đặt ra là Myanmar có thuận tiện, thuận lợi và những ứng lợi nào đối với Việt Nam trong thời gian tới. Chính lãnh đạo nhà nước Việt Nam cần rút ra điều đó vì kết quả của Myanmar đã thấy rõ rằng chính quyền tổng thống Thein Sein gần như không mất gì cả. Họ giữ nguyên được quyền lực, quyền lợi và những chiến công mà không gặp phải sự phản đối của cộng đồng Myamar ở nước ngoài.

Họ chỉ cần thêm một chút dân chủ và nhân quyền cho người dân mà thôi. Những người lãnh đạo Việt Nam nên nhìn đó để có được phương án và giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Còn lại như thế nào thì tùy thuộc vào bản lĩnh và trí khôn của họ. Tuy nhiên tôi e rằng trong hoàn cảnh này thì khó có thể có được sự sáng tạo đột biến nào trong giới lãnh đạo chính trị của Việt Nam...”(
hết trích)

Tuy nhiên, bao giờ có ánh sáng dân chủ?

TS Phạm Chí Dũng nói trên RFA: “Nếu những cơn sóng nhỏ kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt hơn cho xã hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là hai năm nữa mới có thể nhìn ra được ánh sáng.”

Hai năm? Cần tới 2 năm?

Lúc đó, sẽ có thêm nhiều tù nhân lương tâm chết trong trại giam. Ai sẽ chịu trách nhiệm về những cái chết này, trong khi lẽ ra họ từ bây giờ đã xứng đáng được đưa ra thế giới để vinh danh như những Lech Walesa, như những Nelson Mandela...

Và một ngày sau khi Tiến sĩ Phạm Chí Dũng tuyên bố bỏ Đảng, Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Đắc Diên cũng thông báo trên trang Bauxiet VN qua bản văn tưạ đề “Thông Báo Công Khai Từ Bỏ Đảng,” trong đó, Bác sĩ Nha khia Nguyễn Đắc Diên viết:

“Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng Đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh.

Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản đã thể hiện từ ngày Bắc Nam thống nhất khiến tôi đi từ thất vọng đến thất vọng khác.

Tôi không tin Đảng sẽ dẫn dắt dân tộc cập được bến bờ vinh quang bằng các cương lĩnh kiểu như cương lĩnh 1991, hiến pháp 2013. Bởi đó là những cương lĩnh u ám, những hiến pháp tiểu xảo.

Với thỏa ước Thành Đô 9/1990, Đảng đã đánh mất cơ hội ngàn vàng trong sự nghiệp bảo toàn chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ khi sống cạnh một nước lớn có tiền sử hàng ngàn năm áp chế dân tộc Việt...”(
hết trích)

Tuy nhiên, bản tin BBC đã ghi lời phỏng vấn một chuyên gia, cho thấy một khía cạnh mới, rằng Đảng CSVN là phi pháp.

BBC viết:

“Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nói:

"Cho đến nay vẫn chưa có luật về thành lập và đăng ký các đảng, còn Đảng viên Đảng CSVN muốn rời khỏi đảng thì đó là quyền mà trong điều lệ Đảng CSVN cũng đã cho phép, cho nên cái điều ấy là điều bình thường. Còn việc họ có lập được đảng hay không thì đấy lại là một vấn đề khác...

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Doanh, chính Đảng Cộng sản đã được thành lập mà chưa hề đăng ký ở đâu cả.

Ông nhấn mạnh: "Việt nam chưa có luật về đảng và bản thân Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không hề có đăng ký, và cũng chưa hề có một cái luật về Đảng Cộng sản Việt Nam."...”(
hết trích)

Cũng có một thực tế: Chế độ CSVN dựa vào bạo lực công an và quân đội, bao giờ làn sóng bỏ đảng lan rộng được trong 2 lực lượng này, lúc đó mới có thể chuyển hướng VN nhanh chóng được.

Hãy nhớ, cáng để trễ bước đi dân chủ, sẽ có thêm nhiều tù nhân lương tâm ngã bệnh, và có thể sẽ mất mạng trong tù. Đó là điều tiếc nhất, vì họ vẫn luôn luôn là những đứa con ưu tú của dân tộc.



No comments:

Post a Comment

View My Stats