04:50:am 13/12/13
Trưa 28 tháng 11, một cán bộ biên tập của Nhà Xuất
bản Hội Nhà Văn gọi điện yêu cầu tôi nộp lại bản thảo tập thơ “Những Mẩu
Quặng Dọc Đường”. Giọng ông ta có vẻ khẩn khoản. Ông nhắc tôi nộp ngay để
kịp báo cáo cấp trên.
Tôi nhờ người đem nộp bản thảo, nhân tiện tìm hiểu
xem có gì nghiêm trọng mà nghe giọng người nói qua điện thoại như bối rối, bất
an.
Nhà Xuất bản cho biết họ đang cần tài liệu này để
báo cáo gấp nhưng thận trọng không cho biết lý do. Mãi đến hôm qua, nhờ một
người “thần thế” đến hỏi han thân tình, NXB mới cho xem tờ công văn sách nhiễu
họ.
Nội
dung như sau:
Số 4755/CXB-QLXB
V/v đình chỉ phát hành để sửa chữa cuốn “Những mẩu quặng dọc đường”.
V/v đình chỉ phát hành để sửa chữa cuốn “Những mẩu quặng dọc đường”.
Công văn cật vấn ba điều:
1- Tại sao duyệt xuất bản Thơ mà lại cho in cả những
bài bình luận vào trong sách?
2- Tại sao cho in tới một ngàn cuốn?
3- Tại sao bản thảo chỉ 160 trang mà sách in ra lại gần 200 trang?
2- Tại sao cho in tới một ngàn cuốn?
3- Tại sao bản thảo chỉ 160 trang mà sách in ra lại gần 200 trang?
Và phán quyết:
“Với sai sót trên, Cục Xuất bản yêu cầu Nhà Xuất
bản:
- Đình chỉ phát hành cuốn sách trên để cắt bỏ phần
văn xuôi trong cuốn sách “Những mẩu quặng dọc đường”. Sau khi sách được sửa
chữa nộp lại bản chữa cho Cục Xuất bản
- Văn bản báo cáo kết quả sửa chữa cuốn sách gửi về Cục Xuất bản trước ngày 30/11/2013 ”.
- Văn bản báo cáo kết quả sửa chữa cuốn sách gửi về Cục Xuất bản trước ngày 30/11/2013 ”.
Phó Cục trưởng Phạm Quốc Chính ký tên
Hình bìa ““Những mẩu quặng dọc đường”
Không ai tưởng tượng nổi vì sao với những cật vấn dớ
dẩn đến mức như vậy mà có thể căn cứ vào đấy bắt NXB Hội Nhà Văn phải đình chỉ
phát hành cuốn sách.
Nhẽ ra NXB Hội Nhà Văn không cần bối rối khẩn khỏan
tôi nộp tư liệu để làm báo cáo mà chỉ cần gửi công văn phúc đáp bằng các câu
hỏi ngược trở lại như sau:
1- Xin hỏi, những bài bình luận ấy có sai sót, tội
lỗi gì mà không được in vào sách? Sáu bài bình luận đã in đều là của những
người có uy tín lớn trên văn đàn: nhà thơ Đinh Hải – giải thưởng Văn học Nghệ
thuật Nhà nước năm 2007, nhà thơ Thanh Thảo – Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà
Văn Việt Nam, nhà thơ Ngô Văn Phú – giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
năm 2012, nhà báo Phạm Ngọc Luật – nguyên Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Văn hóa
Thông tin …
2- Sách đã cho xuất bản tức là được coi như sẽ đến với công chúng để làm nhiệm vụ “chiến sỹ Văn hóa-Thông tin của Đảng” thì in càng nhiều càng tốt chứ? Một ngàn cuốn đâu phải là nhiều!
3- Bản thảo với sách in không cùng kiểu chữ, không cùng khoảng cách dòng nên số trang tất nhiên không trùng nhau. Kiến thức tối thiểu về ấn hành ấy mà Cục quản lý về xuất bản không nắm được sao?
2- Sách đã cho xuất bản tức là được coi như sẽ đến với công chúng để làm nhiệm vụ “chiến sỹ Văn hóa-Thông tin của Đảng” thì in càng nhiều càng tốt chứ? Một ngàn cuốn đâu phải là nhiều!
3- Bản thảo với sách in không cùng kiểu chữ, không cùng khoảng cách dòng nên số trang tất nhiên không trùng nhau. Kiến thức tối thiểu về ấn hành ấy mà Cục quản lý về xuất bản không nắm được sao?
Thực ra, cả Cục Xuất bản lẫn NXB Hôi Nhà Văn không
ai dớ dẩn cả. Chẳng qua họ bị một Thượng cấp Lú nào sờ gáy nên phải chiều lòng
ra roi dằn mặt nhau để chuyển ý thiên triều: từ rầy đừng xớ rớ dính dáng với
cái bọn “Diến biến hòa bình” như Nguyễn Thanh Giang mà không phải đầu cũng sẽ
phải tai.
Vì nội dung Thơ đã “được” NXB đẽo gọt nhẵn thín nên
họ không có lý gì để kết án phần Thơ, mà, giận cá chém thớt, họ quay sang cà
khịa những người bình luận mặc dù họ không nêu được sai trái nào trong các bài
bình luận ngoài tội dám khen Nguyễn Thanh Giang.
Mãn chiều xế bóng rồi, biết mình không còn làm được
gì hơn ngồi gặm nhắm quá khứ. Được một số anh em nhắc nhở, khuyến khích nên tôi
đã cặm cụi thu gom lại một mảng sức lao động đã từng bỏ ra rải rác trong hơn
nửa thế kỷ, ngõ hầu góp phần “mua vui” cùng thế sự.
Không ngờ cái thiện ý của bạn bè tôi, của Ban biên
tập NXB Hội Nhà Văn và tác giả không được thiên triều thể tất mà vẫn tiếp tục
săm soi bằng căp mắt ngầu đục những tia đỏ dã thú.
Vì sao họ mãi mãi kỳ thị và dai dẳng truy diệt tôi
một cách dã man, độc ác, khốn nạn như vậy. Nhân danh Đảng lãnh đạo nhưng cho
đến nay họ cứ giữ mãi cái tâm địa tiểu nhân, bẩn thỉu, đê tiện mà không biết
nhục!
Tham gia biên chế Nhà nước từ 1953, xung phong đi bộ
đội chống Pháp, suốt từ ngày đi học, làm công tác, đến nay, tôi không những
chưa hề vi phạm pháp luật mà cũng chưa hề bị kỷ luật vì tư cách đạo đức hay tác
phong sinh hoạt bao giờ. Chẳng những thế tôi đã từng nỗ lực luyện rèn và cật
lực lao động để có được những cống hiến không quá nhỏ cho nhân dân, cho đất
nước. Tôi là người đầu tiên phát hiện khả năng chứa Uranium của tầng than Nông
Sơn (nhà địa chất Trần Đức Lương – chủ tịch Nước – biết rõ điều này). Các mỏ
Uran ở Miền Bắc đều manh mún. Nguồn cung cấp Uran sắp tới chủ yếu trông vào kết
quả khai thác từ đây.
Trong những năm chiến tranh gian khó, thiếu thốn đủ
đường, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Cổ Địa từ đầu tiên ở Đông Nam Á do tôi thiết
lập đã góp phần tự hào cho khoa học – kỹ thuật nước nhà …
Lăn lộn nhiều với thực tế, lại có dịp tiếp xúc sớm
với thế giới Phương Tây tiên tiến qua các Hội thảo, Hội nghị Quốc tế từ những
năm 80, tôi nhận ra nhiều nghịch lý của chế độ ta. Tôi vô cùng căm phẫn khi
hiểu ra rằng chỉ vì đường lối chủ trương sai lầm mà Đảng đã đưa dân tộc qua bao
cuộc chiến tranh đẫm máu để rồi dẫn đất nước đến đói nghèo, tụt hậu ngày càng
xa so với thế giới. Mặc dầu vậy, khi thể hiện quan điểm bất đồng tôi vẫn cố giữ
thái độ ôn hòa, có tình, có lý. Do độc đoán, hợm hĩnh, nhiều nhà lãnh đạo không
bằng lòng tôi nhưng chưa ai, chưa bài báo nào nói tôi sai những gì. Ngược lại,
nhiều ý kiến lớn của tôi đã nêu từ hai mươi năm qua bị quy kết là chống CNXH,
chống Nhà nước, phản động … nay được thừa nhận và đang xuất hiện trên báo Đảng
ngày càng nhiều. Cho nên, khi được cho xuất bản tập thơ, tôi ngỡ Đảng đã sám
hối và biết nghĩ lại. Không ngờ …!
Tôi gẩn tám mươi rồi, không biết còn sống bao lăm
nữa. Mấy dòng kể lể cà kê trên đây nhằm giãi bầy nỗi oan khuất cay đắng đằng
đẵng. Mong Đảng hãy buông tha cho tôi để khi chết tôi còn có thể nhắm mắt.
*
Tôi đã phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn so với
lương hưu để in sách. Vì chưa đâu chính thức nhận được quyết định cấm lưu hành
nên mong các cửa hàng sách cứ bán giúp để may ra tôi có thể thu hồi đủ vốn.
Xin chân thành cảm ơn NXB Hội Nhà Văn đã vì tinh
thần nhân văn cao cả của thi ca mà sáng suốt nhận xuất bản cuốn “Những Mẩu
Quặng Dọc Đường” với bản lĩnh đáng trân trọng.
Hà Nội, ngày Nhân quyền Quốc tế 2013
© Nguyễn Thanh Giang
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment