04:47:am 26/12/13
Chuyện ném xuống biển Nam Hải từ độ cao 10 ngàn bộ
một cán bộ cao cấp của Cọng Sản Bắc Việt có biệt danh “The Man in the Snow
White Cell” sau hơn bốn năm bị giam trong một phòng lạnh sơn trắng toát bị chê
là “không đúng sự thật”, đã khiến nhà báo nổi tiếng Frank Snepp cựu viên chức
CIA tại Saigon từ năm 1969 đến 1975, nổi quạu dằn chai bia xuống mặt bàn. Người
chỉ ra sự sai trật là cựu sĩ quan từng liên hệ với CIA khi phục vụ ở Phủ đặc ủy
Trung ương Tình báo Việt Nam Nguyễn Tri Tông.
Nguyễn Tri Tông tại Củ Chi trước 1975 với nhà báo Zalin Grant
Cựu Đại Úy Nguyễn Tri Tông nói với tác giả cuốn
“Decent Interval” (khoảng cách thích đáng) – viết về sự hỗn loạn của Việt Nam
Cọng Hoa` năm 1975 – là ông biết rõ nội vụ hơn những điều viết trong sách về
người tù đó và là người được lệnh xử dụng trực thăng riêng của Đại sứ Bunker
dẫn độ y từ trại Đồng Tâm Mỹ Tho về Saigon. Nguyễn Tri Tông đã dùng còng cột
tay mình và tay Nguyễn Tài, tên của cán bộ Cọng sản, trong một chuyến bay đêm
đem về giam ở bến Bạch Đằng. Nguyễn Tài đã lạy người đưa mình ra khỏi phòng
giam vì tuởng rằng sẽ bị giết vào phút chót của ngày 30/4/75. Để đền ơn, người
này về sau được cấp một giấy chứng nhận có công với cách mạng.
Sách “Lớn Lên Với Đất Nước” của Vy Thanh có nhắc tới
sự việc nói trên: dịp may nói chuyện với sĩ quan K. của Phủ đặc ủy Trung ương
Tình báo, người đã dẫn độ Nguyễn [văn] Tài từ trại Đồng Tâm ở Mỹ Tho về Saigon.
Ông cho biết Nguyễn [Văn] Tài còn sống nhăn cho đến ngày 30-4-75. Giờ chót,
Nguyễn Tài hay Nguyễn Văn Tài , bí danh Tự Trọng được người lính gát trại giam
số 3 Bến Bạch Đằng tên “Đinh Râu” quê Hóc Môn, từ nóc phòng giam thọc gậy thang
xuống giải thoát. Chẳng ai giết Nguyễn Tài, người mà senior official muốn cho
chết.
Sách của Frank Snepp năm 1977 viết gì? “Just
before North Vietnamese tanks rolled into Saigon, a senior CIA official
suggested to South Vietnam authorities that it would be useful if he [Nguyen
Van Tai] “disappeared”. Since Tai was a trained terrorist, he could hardly be
excepted to be a maganimous victor. The South Vietnamese agreed. Tai was loaded
onto an airplane and thrown out at ten thousand feet over the South China Sea.
At that point he had spent over four years in solitary confinement, in a snow
–white room, without ever having fully admitted who he was” .
Ngoài ra, năm 2000 một tác gỉa khác, A. J. Langguth
trong cuốn “Our War. The War 1954-1975 “ cũng có nhắc lại chuyện này.
From the CIA office, a senior American agent called the Saigon authorities to
suggest that they attend to one loose end before the Communists arrived. Nguyen
Van Tai, the North Vietnamese agent Snepp had interrogated, should be made to
disappear. The instructions were simple: Lead Tai from solitary
confinement, herd him onto a plane and take him ten thousand feet above the
South China Sea. Open the plane door. Push Tai out.
Nguyễn
Tài: tài sản quý của đảng
Trong cuốn” Hồi ký Đối Mặt Với CIA”, do Nhà Xuất Bản
Hôi Nhà Văn Hà Nội, phát hành năm 1999, chính Nguyễn Tài đã trích và dịch lại
đoạn văn của Frank Sepp: Ngay trước khi xe tăng Bắc Việt tràn vào Saigon một
quan chức cao cấp của CIA đã gợi ý với nhà chức trách Saigon là tiện nhất là y
[chỉ Nguyễn Văn Tài] “biến mất”. Bởi vì Tài là một tay khủng bố có kinh nghiêm
nên khó có khả năng mong đợi y là một người thắng trận rộng lương. Người Nam
Việt đồng ý. Tài bị đưa lên máy bay và bị ném xuống biển Nam Hải từ độ cao 10
ngàn bô. Đến đây thì ông ta đã trải qua hơn 4 năm bị biệt giam trong một phòng
sơn trắng toát và cũng chưa khi nào xác nhận một cách đầy đủ mình là ai.
Điều này chứng tỏ ‘người tù trong phòng giam tuyết
trắng” không có bị thủ tiêu như hai tác gỉa Mỹ đã viết. Nhưng Nguyễn Tài là ai?
Năm 2004 trong “Khúc khuỷa Đường Đời – Mười năm liên tục đấu tranh để sự
thật và lẽ phải được thực hiện” thuộc loại hồi tưởng và suy nghĩ,
đăng trên talawas.org, tác giả cho biết, mình được gỉai thóat khỏi phòng giam ở
Bến Bạch Đằng trưa ngày 30/4/75; sau đúng 4 năm 4 tháng 10 ngày bị
cầm tù; đã từng trực tiếp phụ trách an ninh chính trị chế độ; năm 1964 tình
nguyện vào Nam; là Ủy viên An ninh Trung ương cục miền Nam; ngày 23/12/1970, bị
bắt trên đường đi công tác; lúc đầu còn giữ được tung tích; nhưng sáu tháng sau
thì bị lộ.
Nguyễn Tài rất có kinh nghiệm trong việc truy lùng
ám sát những kẻ phải bị diệt trừ từ năm 1947; là người có cấp bậc cao nhất của
miền Bắc vào Nam, đã chỉ huy hơn năm năm các hoạt động tình báo và khủng bố tại
Sài Gòn; đã chứng tỏ bản lĩnh trong thời gian bị tra vấn. Dư luận cho rằng,
Nguyễn Tài thăng cấp rất nhanh, một phần nhờ tham gia trong đợt đấu tố cha
mình, nhà văn Nguyễn Công Hoan và cũng đã tham gia tích cực vào vụ thanh
trừng các phần tử “xét lại”. Cũng có tin nói rằng, từ giữa thập niên 60, Hồ Chí
Minh đã điện vào Nam là phải bảo vệ Nguyễn Tài, có biệt danh Tự Trọng,
sinh năm 1926; vì Nguyễn Tài là tài sản quý của Đảng.
Mùa thu năm 1971, Trần Bạch Đằng, Bí thư Thành ủy
Sài Gòn–Gia Định, trong một bức thư qua một tù binh Mỹ được thả, đề nghị trao
đổi Tài với Douglas Ramsey, một nhân viên ngoại giao Mỹ, bị Việt Cọng bắt từ
năm 1966. Tài trở thành một con bài chính trị cấp cao; đến ngày 30/4/75 thì
được giải thoát; gặp lại gia đình sau 11 năm xa cách; về Hà Nội làm Thứ trưởng
Bộ Nội vụ từ đầu năm 1976; không bao lâu thì bị kiểm điểm về một số vấn đề
chưa rõ trong thời gian bị địch bắt giam; rồi được cử làm cục trưởng Tổng
cục Hải quan; năm 2002, được tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân thời chống Mỹ.
Trên đây là một chuyện xưa cũ của thế kỷ trước,
nhưng rất cụ thể và điển hình; cho thấy rằng, rất nhiều sự việc trong hai mươi
năm nội chiến từng ngày, tuy được kể lại từ một người trong cuộc; nhưng vẫn
không tránh khỏi sai trật. Ấy thế mà các ông thầy bàn, các tay phản chiến, các
thành phần thứ ba, thứ tư hay chủ nhật lại thích viện dẫn tài liệu của các cây
viết ngoại quốc xa lạ, đầy thiên kiến để hù thiên hạ. Frank Snepp, người thẩm
vấn Nguyễn Tài, trong một bửa họp mặt Giáng Sinh ở thủ đô Washington năm 1984,
sau khi nghe Nguyễn Tri Tông nói rõ nội vụ mới diụ giọng, “thôi bỏ qua cho”; và
phân trần sách chẳng đem lợi lộc gì. Cơ quan CIA đã thắng kiện vì cuốn “Decent
Interval” phạm luật, tiết lộ nhiều điều chưa được phổ biến.
Thiên
Đàng Hạ Giới
Nguyễn Tri Tông, đã về hưu, qua Mỹ năm 1975, làm
việc trong ngành kỹ thuật truyền thông, danh thiếp đề Retired Principal
Engineer; trước 1975, giữ chức phó giám đốc thư viện quốc gia; cựu giáo chức,
động viên Thủ Đức; phục vụ trong các đơn vị tác chiến ở miền Trung; về làm việc
ở Phủ đặc ủy Trung ương tình báo; từng được CIA huấn luyện thành thẩm vấn viên.
Nguyễn Tri Tông là cháu đời thứ năm của Nguyễn Tri Phương, vị Tổng chỉ huy quân
đội triều đình Nguyễn chống lại quân đội Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định và Hànội. Tuy
bị thương, vị đại thần không cho chữa trị, tuyệt thực đến chết ngày 20/12/1873,
thọ 74 tuổi.
Nhờ gặp Nguyễn Tri Tông trong dịp đi theo nhà tôi dự
Đại Hội XV!I Phan Thanh Giản – Đoàn Thị Điểm tại Hawaii hồi tháng 10 năm 2013
nên tôi biết thêm chuyện người tù Nguyễn Tài. Nhà tôi sau khi ra trường Đại Học
Sư Phạm Saigon được bổ về dạy ở trường Phan Thanh Giản (PTG) niên khóa
1972-1973. Nguyễn Tri Tông là cựu hoc sinh trường PTG hồi thập niên 50-60. Hàng
năm các cựu học sinh hai trường này đều có tổ chức một kỳ hôi ngộ. Cũng như
trường Petrus Ký, trường PTG bị mất tên khi Cọng Sản Bắc Việt tiến chiếm toàn
Việt Nam. Trường PTG giờ có tên mới là Châu Văn Liêm; Petrus Ký có tên là Lê Kỳ
Phong.
Nói đến Hawaii là nói đến Thiên Đàng Hạ Giới. Nguyễn
Thị Ngọc Nhung, trưởng ban tổ chức Đại Hội Thế giới XVII, trong đặc san 18
trường Trung Học PTG & ĐTĐ phổ biến trong dịp này cho biết, trên đảo có thể
lúc nắng lúc mưa nhưng sự ấm áp, mát mẻ là quanh năm. Biển thì trong xanh, có
khi thấy rõ màu ngọc bích, đẹp vô vàng. Qua Hawaii mà không ngâm mình trong
nước biển thì rất là uổng. Hawaii còn có cảnh trí thiên nhiên. ”Không thể nào
dùng bút mực tả hết được”. Thật vậy, cứ nhìn dĩa rau trên bàn ăn với lá rau non
mơn mởn, tươi rói là thấy cả một khu vườn xum xuê cây trái, đầy hoa thơm, ở một
nơi chốn thanh bình, có non cao, biển rộng.
Đặc san ngoài những bài về trường xưa bạn cũ còn có
bài giới thiệu về những điều đáng nhớ ở Hải đảo Hawaii của Việt Hài. Tác gỉa
Việt Hải cho biết Hawaii, tiểu bang thứ 50 của Hoakỳ từ năm 1959, nằm gần chính
giữa Thái bình Dương, trở thành trung tâm của giao lưu. Kinh tế chủ yếu là
đường, dứa và du lich. Hải đảo có một hệ thống cảnh báo về sóng thần; những địa
điểm xây bằng bê tông hoặc thép với độ cao từ sáu tầng trở lên. Dân số Hawaii
khoảng trên 1,300,000 người. Tỷ lệ người da trắng ở Hawaii là một phần năm.
Gốc Á Châu chiếm đa số. Người da đen chỉ khoảng 1,6%. Dân bản xứ chính
thống chỉ có 0.3%.
Đến Honolulu, thủ phủ của Hawaii là thế nào trong
câu chuyên cũng nghe ba chữ ALOHA. Nó có nghĩa là gì? Đặc san của Đại Hội Thế
Giới XVII của hai trường PTG-ĐTĐ có bài gỉai thích về ba chữ ALOHA và vũ điệu
HULA của Nguyễn Văn Thành. Aloha vừa có nghĩa “xin chào”, vừa có nghĩa
“tạm biệt” và cũng vừa có nghĩa “cám ơn”. Nó được nói ra tùy theo lúc, khi mọi
người gặp nhau, thể hiện qua, “cung cách thân thiện và niềm nở của người bản
xứ”. Aloha cũng còn có nghĩa là “hảy chia xẻ với nhau hơi thở của sự sống”.
Tiểu bang Hawaii còn tự hào được gọi là tiểu bang Aloha. Nhiều bảng số xe hoặc
cửa hiệu ghi là “Aloha State”.
Trong chương trình của Đại Hội, có chuyến đi dự một
bửa Dinner Cruise Star of Honolulu, ngắm mặt trời lặn và xem vũ điệu Hula. Có
xem các vũ công, nam thì lực lưởng, nữ thì xinh đẹp, duyên dáng, thân hình yểu
điệu biểu diễn, nhảy múa, lắc mông, liếc mắt đưa tình, cơ thể uyển chuyển, theo
điệu nhạc thì mới thấy, đến thiên đàng của ha giới mà không được thưởng ngoạn
vũ điệu Hula là một thiếu sót lớn. Theo Nguyễn văn Thành, vũ điệu này được coi
như là “ linh hồn và nét đẹp văn hóa truyền thống của Hawaii, tượng trưng cho
lời cầu nguyện thiêng liêng mà họ mong muốn gởi đến đức thần linh và cũng tượng
trưng cho cuộc sống ấm no để ngợi ca tộc trưởng bộ lạc.”
Các vũ công nữ mặc bộ váy đặc biệt kết bằng cỏ, kèm
theo rất nhiều trang sức đầy màu sắc trên người; với vòng hoa ở cổ tay, và một
vòng hoa sứ đeo quanh cổ. Trên mái tóc thì cài những cánh hoa hibiscus, loại
hoa dâm bụt đặc trưng của Hawaii. Vũ công nam thì chỉ quấn quanh hông những
chiếc khăn màu chói sáng. Mỗi động tác của vũ công đều nhằm chuyển tải một ý
nghĩa. Khi chụm hai bàn tay lại có nghĩa là dâng biếu một bông hoa. Khi muốn
diễn tả mặt trăng vũ công đưa hai cánh tay trên đầu; diễn tả các vì sao thì vũ
công bắt chéo hai ngón tay trỏ hoặc nháy mắt khi lướt đi trên sàn nhảy. Vũ điệu
Hula hiện đã trở thành vũ điệu quốc tế.
Hawaii có khỏang 10,000 người Việt cư ngụ. Có một
hảng “Taxi Hello” do người Việt làm chủ. Khi dạo loanh quanh, tôi thấy ở hè
phố, ở công viên lác đác có người ngủ gà ngủ gật hay nằm cạnh con chó. Gặp một
bà đang đẩy một giỏ hàng, đầy đồ tuế nhuyển, bà cho biết “trợ cấp của chính phủ
ở đây tốt lắm. Mới bảo lãnh thằng em qua”. Đúng như lời một người quen hiện
sống và làm việc ở tiểu bang này. Đây mới thật là thiên đàng của dân homeless.
Công việc chính của họ là đến kỳ đi nhận lãnh trợ cấp. Thời gian còn lại thì
lang thang đây đó; lấy khách sạn ngàn sao trên trời làm chỗ trọ về đêm. Một
điều ngạc nhiên là khi đến Hawaì tôi không có nghe được tiếng đàn Ha-uy-di như
đã từng nghe ở Việt Nam.
Saint Paul, 12/2013.
Phan
Thanh Tâm gửi đăng
No comments:
Post a Comment