Hoàng
Long (VRNs)
Đăng ngày: 07.12.2013
VRNs (07.12.2013) –
Massachusetts, USA - Ngày nhân quyền năm nay 10-12-2013 không thể nào
chúng ta không nghĩ đến những tù nhân lương tâm đang nằm trong những nhà tù CS
với những điều kiện khắc nghiệt. Một trong những người đó mà tôi muốn nhắc đến
là Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Tháng 3 năm 2003, cuối năm học lớp 12, Hạnh làm hồ sơ đăng ký thi
vào trường Đại học luật, ước mơ của Hạnh là trở thành một luật sư giỏi để bảo
vệ công lý cho mọi người, sau kỳ thi Hạnh không được xét tuyển, sau đó Hạnh ở lại Sài Gòn
luyện thi ĐH.
Ngoài thời gian luyện
thi, Hạnh đi làm thêm tại một tiệm Internet gần trường đại học sư phạm trên
đường An Dương Vương-. Q5- Sài Gòn. Thời kỳ đó ở VN Internet sơ xài, đa số chủ
yếu sử dụng bằng mạng dial-up kết nối từ điện thoại. Được tiếp cận và cũng có
đôi chút kiến thức xử lý kỷ thuật trong tiệm Internet, Hạnh đã đọc được nhiều
tài liệu trước và sau chiến tranh 1975. Sau giờ làm Hạnh thường xuyên đến các
tiệm Internet khác buổi tối nghiên cứu lịch sử VN và có nhũng đêm Hạnh khóc
trên những chiếc computer trong tiệm dịch vụ Internet. Lúc đó Hạnh lấy tên là
conchim_xanh đã chuyển tin và hình ảnh trong nước cho một cộng tác viên của đài
RFA, mong muốn thế giới bên ngoài biết đến những điều về một đất nước trong
cảnh lầm than, dân chúng khổ cực.
Đỗ Thị Minh Hạnh
Đầu xuân, 2004, Hạnh tham gia vào diễn đàn paltalk, lấy nick name là tiachopnho hoạt
động, Hạnh quen biết một số người trên mạng trong nước và cùng hoạt động với
anh Tuệ Minh (Tuệ Minh ở Hà Nội), Hạnh trong Sài Gòn. Thời kỳ đó Hạnh và Tuệ
Minh hay gọi công an là” Anh hùng Núp” , cùng thời điểm đó Hạnh cũng quen biết
với cô gái khác có nick name Ru Nữa Vẩng Trăng…nhưng chưa lần nào được gặp mặt nhau. Hạnh thường
xuyên phỏng vấn và ghi âm lại những câu chuyện ngang trái trong xã hội rồi đưa
lên diễn đàn paltalk (máy ghi âm thời kỳ đó bằng máy casset màu đen,
cuốn băng thu âm bằng nhựa nhỏ màu trắng). Sau đó Hạnh và nhóm bạn tại hải
ngoại và trong nước thay nhau dùng nick name (TNVNCQ_MC ; TNVNCQ_ND ;
TNVNCQ_SV) làm admin điều khiển một room xanh blue mang ý nghĩa: Thanh Nien
Việt Nam cứu Quốc (TNVNCQ) trên PALTALK.
Hạnh tham gia công tác xã hội,
giúp đỡ những người nghèo, những người già, trẻ em bị tàn tật, mồ côi, giúp đỡ
cho những người đạp xích lô, những người không có nhà cửa ngủ ngoài đường, nhất
là môt chuyến thăm các em trẻ mồ bị tàn tât trong một ngôi chùa bị đập phá tại
Huế, Hạnh được ngôi chùa tặng hai bức tranh thư pháp thêu chữ ĐỨC và chữ TÀI..
Hạnh nhìn thấy thực trạng xã hội bi đát rồi nghĩ ra những gì mình
viết, lên xe buýt phân phát cho mọi người cùng đọc.
Đầu xuân 2005,
Hạnh đánh dấu một chuyến đi từ Nam ra Bắc và đã gặp gỡ những bậc cha anh như
Linh Mục Phan Văn Lợi, cụ Lê Quang Liêm, Linh mục Chấn Tín, Linh mục Nguyễn Văn
Lý, hoà thượng Thích Không Tánh…. và các nhà dân chủ như TS Nguyễn Thanh Giang,
nhà văn Dương Thu Hương, luật sư Nguyễn Bắc Truyển…. Trong chuyến đi đó, Hạnh
đã bị bắt giữ tại khách sạn Hoàng Oanh, Cầu Giấy, Hà Nội. Hạnh đã bị công an
đánh và đưa đến một nhà không có địa chỉ để tra khảo, cấm không được giao tiếp
với ông A hay cô B. Gia đình nghi ngờ Hạnh bị bắt và anh trai Minh Hạnh ra Hà
Nội xin bảo lãnh về.
Hạnh đã bị quản thúc tại Di
Linh Lâm Đồng. Sau đó, năm 2006 Hạnh xuống học Đại học công nghệ thông tin tại
Sài Gòn và 2007 Hạnh học thêm trường cao đẳng kinh tế, được nữa chừng thì Hạnh
không học nữa vì Hanh thấy thực trạng xã hội và đất nước việt Nam lâm nguy nên
Hạnh tiếp tục cùng các bạn tham gia tranh đấu. Lúc đó Hạnh tham gia vào khối tự
do dân chủ 8406, Hạnh lấy tên hoạt động là Triệu Long, quen biết nhiều
bậc anh chị như chi Lư Thị Thu Trang, Lư Thị Thu Duyên, chú Nguyễn Văn Kim
(Đảng Vì Dân) và những người dân oan bị mất đất rồi họ trở thành những
ngưoi bạn thân thiết vơí nhau.
Năm 2008, Hạnh thay mặt cụ
Lê Quang Liêm để thực hiện những công tác hệ trọng như là dự lễ an táng cụ Cố
Tăng Thống Thích Huyền Quang
Hạnh quen biết Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng (sinh năm 1981) qua giới thiệu của chị Lư Thị Thu Duyên, Hùng và
Hạnh hay đến chùa Liên Trì, Thích Không Tánh tại Quân 2.. , Thích Nhận Ban tại
Đồng Nai, nhà chị Ta Phong Tần, kỹ sư Đỗ Nam Hải, cụ Lê Quang liêm… để thăm hỏi
thì luôn bị công an sách nhiễu.
Đầu xuân 2009, Đổ Thị Minh Hạnh,
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và một người bạn nam thanh niên khác, hiện nay người
bạn này hoạt đông trong vòng bí mật và đang bị công an truy nã. Công việc của
các bạn là giúp đỡ cho những người dân oan và hỗ trợ cho các cuộc biểu tình,
chuyển lên mạng những thực trạng xã hội.
Tháng 3 năm 2009, Hùng, Hạnh và
vài người bạn tạm trú tại nhà chú ruột của Hạnh ở Tây Nguyên hỗ trợ cho đồng
bào dân tộc Tây Nguyên và chụp hình phóng sự.
Đến đầu tháng 4, Hạnh và
hai bạn đã trên chuyến xe đò lên vùng Đắc Nông len vào rẫy dân tộc Tây Nguyên,
leo qua rào để chụp lại những bức ảnh di chuyển qua mạng Internet. Lúc đó rất
nguy hiểm cho tính mạng nếu bị phát hiện. Bài viết do nhóm ba người bạn thực
hiện trên trang dân luận ngày 07. 04. 2009 (https://danluan.
org/tin-tuc/20090407/phong-su-dac-biet-can-canh-bo-xit-nhan-co)
Hùng và Hạnh đã in ra những
hình ảnh và những tư liệu của đồng bào miền Trung bị chôn tập thể tết mậu thân
1968, Hạnh phát tán nhiền nơi, trên xe buyt, nơi công cộng..
Sau đó Hùng, Hạnh và một người
bạn liên tục bị công an gửi giấy triệu tập, Hùng và Hạnh phải thuê nhà và
chuyển nhiều nơi để dễ làm việc. Có những lần Hùng chở Hạnh trên cao tốc
bị công an dùng xe tải ép, nhưng Hùng lạn lách được qua các hẽm.
Tháng 7. 2009 tại quán Cafe Ánh
Sáng trên quận Bình Thạnh, Hùng đang trò chuyện với Luật sư Lê Trần Luật thì bị
công an bắt giam nhiều ngày tra tấn chảy máu mũi, Hùng không khai một lời nào,
không tìm được chứng cứ sau đó gia đình bảo lãnh Hùng về.
Những chuyến hoạt động của ba
bạn trẻ muôn vàn khó khăn, những bình nước đun sôi, cơm nấ́u đem theo,
những mẫu bánh mì, những chuyến xe đò rẻ tiền, Hạnh và Hùng đã trải
qua..
Hùng và Hạnh tiếp tục
tham gia phong trào Lao Động Việt trong nước, cả hai bạn gặp gỡ một giảng viên
của trường ĐH Luật để tìm hiểu luật lao động, soạn thảo in ấn giúp đến tay
những người công nhân bị bóc lột.. Hùng và Hạnh kết nối với anh Đoàn Huy Chương
sinh năm 1985(sau khi anh Chương vừa thọ xong án tù 18 tháng từ phiên toà năm
2006 do anh rải truyền đơn chống lại sự bất công của CS)Hùng dạy cho Chương
xử dụng máy vi tính và cùng nhau giúp cho nhũng người lao động nắm rõ luật
lao động và quyền lợi của mình.
Truyền đơn đình công do Minh Hạnh soạn
Tháng 9 năm 2009, Hùng đem 70
triệu đồng của gia đình và Hạnh bán hết tài sản của mình gồm xe máy và 6 chỉ
vàng của chị gái làm lộ phí cho Hùng sang Thái Lan hoạt động, Hùng và Chương đi
bằng đường bộ qua Thái Lan trước. Chương trở về lại vì trên người không có hộ
chiếu sang Malysia, Sau đó Hạnh đi xe buýt xuống tỉnh Tây Ninh và một mình đi
bằng đường bộ sang Thái Lan gặp Hùng, cả hai cùng tham gia đại hội UBBVL ĐVN
tại Malaysia.
Cả Hùng và Hạnh trở về lại Việt
Nam và sáng lập trang báo laodongviet. org, cùng với Chương tiếp tục giúp đỡ
các công nhân trong các xí nghiệp tổ chức các cuộc đình công. Lúc này Hạnh lấy
bí danh là ngọc Anh, Hùng là Hoàng, Chương là Nguyễn Tấn Hoành hoạt động.
Tết canh Dần Hùng và Hạnh, đại
diện ủy ban phố hợp hành động vi dân chủ rải truyền đơn” Ngàn Năm Thăng Long”
từ Vĩnh Phú, Hải Phòng, Hà Nội vào Huế, Đà Nẵng.. khi trở về Sài Gòn, Hạnh và
Hùng, Chương và hai người em của Đoàn Huy Chương rải truyền đơn tại Sài Gòn,
vũng Tàu và Đồng Nai. Nội dung truyền đơn nói về vấn đề nguy cơ mất nước, hiểm
hoạ xâm lăng của Trung Quốc, kêu gọi công an, bộ độ đứng về phía nhân dân. Hạnh
đóng vai trò phát ngôn viên trong UB phối hợp hành động.
Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long
Hùng bị bắt vào 3 giờ
sáng tại Đồng Nai và bị công an đánh đập tại chỗ, Hùng tố cáo tại
tòa sơ thẫm ngày 26. 10. 2010.
Những bản án nặng nề đã được áp
đặt với Hạnh, Hùng và Chương. Trong tù ba người bạn trẻ này vẫn kiên cường và
quả cảm cho dù những trận đòn thù vẫn thường xuyên đến với họ. Đặc biệt là Cô
Đỗ Thị Minh Hạnh đang có những triệu chứng của căn bệnh hiểm nghèo ung thư
ngực.
Là một tân thành viên của Ủy
Ban nhân quy ền LHQ, Việt Nam phải trả lời về những vi phạm trầm trọng về nhân
quyền của họ đối với Hạnh, Hùng, Chương cũng như những tù nhân lương tâm khác.
Hoàng Long
—
Những bài viết liên quan:
No comments:
Post a Comment