Tuesday, 3 December 2013

MỘT NỀN TƯ PHÁP TÀN BẠO (Vũ Lịch Nguyên - Bauxite VN)




Vũ Lịch Nguyên
02/12/2013

Đúng là bản chất

Dù từ sau thập kỷ 30 (thế kỷ trước) ở Liên Xô không còn Đại Thanh Trừng nữa; sau 1955 ở Việt Nam không còn Cải cách ruộng đất và sau 1970 ở Trung Quốc không còn thảm cảnh do "cách mạng Văn Hoá" nữa..., nhưng do vẫn áp dụng chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, nên án oan còn đầy rẫy.

Đọc bài Kinh hãi nền tư pháp tàn bạo tôi nhận ra vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn có sự liên kết chặt chẽ và phối hợp rất "thống nhất" cả 3 khâu: điều tra, lập toà, kiểm sát. Nghiệp vụ điều tra quả là cao ngất ngưởng.

Dẫu là uỷ viên Bộ Chính trị ở Liên Xô, Trung Quốc, và ở VN... kể cả bác đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng CA (giả sử thế) nếu mà sa vào tay mấy vị điều tra viên, đều sẽ nhận tội ráo. Cưỡng sao nổi "nghiệp vụ" điều tra của công an, dù chỉ là công an cấp tỉnh (theo ông dân biểu Trần Văn Hằng, là giỏi nhất thế giới)???

Trước đó, được đọc bài Án bỏ túi của nhà báo Như Phong, thấy rằng cả 3 thiết chế trên đều được đặt dưới sự điều khiển của cấp uỷ đảng. Cả ba đã thống nhất mức án, bất cần biết có tình tiết gì mới được bị cáo trình bày trước toà, bất cần biết luật sư sẽ "cãi" ra sao; bất cần tranh luận giữa luật sư và công tố... Chánh toà cứ "tuyên" mức án đã được định sẵn, do cấp uỷ đã duyệt. Nạn nhân chỉ trông cậy (hão) vào phiên phúc thẩm. Đúng là tàn bạo.

Mọc lên từ một cái gốc

Như vậy, cái gốc để nền tư pháp trở nên tàn bạo là BA QUYỀN (lập pháp, hành pháp, tư pháp) không phân lập ngay từ cấp cao nhất.

Dưới đó, là ngành Tư pháp, thì trong nội bộ cũng không phân lập nốt. Ba 3 thiết chế (Công an, Toà và Kiểm sát) của nó không độc lập, mà phải phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo. Tra Google cụm từ "dưới sự lãnh đạo" (eo ơi!) được trên chục triệu kết quả. Đủ biết, đảng ngồi trên tất cả, chứ đâu chỉ ngồi trên Tư pháp.

Tái thẩm hay giám đốc thẩm: Không phải do trình độ

Tôi không tin do trình độ, mà là do bản chất tư pháp nước ta, khiến ông Chánh toà tối cao đã quyết định vụ Nguyễn Thanh Chấn cần được tái thẩm.

Ơ hay! Rành rành, vụ ông Chấn đã xử xong từ 10 năm trước, đã có bản án đóng dấu đỏ, nó đã được thực thi, ông Chấn đã thụ án được 10 năm... Nay phát hiện oan sai, việc phải làm (để thể hiện sự lương thiện nhận lỗi) là rất đơn giản:
Việc 1- Tuyên bố ông Chấn vô tội, trả tự do cho ông, xin lỗi, phục hồi danh dự và đền bù cho ông.
Việc 2- Sờ gáy và xử lý ai làm sai.
Việc 3- Đề xuất và ra Luật: 3 quyền phân lập; 3 thiết chế (công an, toà, kiểm sát) độc lập.

Ấy thế mà Tư pháp nước Cộng hoà XHCNVN lại chơi cái bài "tái thẩm" tức là đem một vụ "đã xử xong", "đã kết thúc" ra để... xử lại (tái thẩm = xử lại). Nếu tái thẩm, ông Chấn vẫn phải ra toà, vẫn chưa biết toà sẽ tuyên án ra sao...

Thôi, xin tạm ngừng và xin đề đạt một ước muốn nhỏ

Vị nào bỏ công tìm được những vụ án oan, xin tập hợp vào một chỗ riêng, để toàn đảng, toàn dân có tư liệu tham khảo đầy đủ. Ví dụ:

....

V.L.N.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 04:59




No comments:

Post a Comment

View My Stats