Thứ bảy 07 Tháng Mười Hai 2013
Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12
năm 2013 là một dịp đặc biệt đối với Việt Nam, sau khi Việt Nam lần đầu tiên
được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nhân dịp này,
Mạng lưới blogger Việt Nam – một nhóm do hơn 100 blogger chủ trương, được thành lập hồi
tháng 7/2013 – kêu gọi tổ chức một số hoạt động quảng bá các giá trị nhân
quyền, độc lập với các hoạt động dưới sự điều hành của Nhà nước.
Hai hoạt động chủ yếu dự kiến
sẽ diễn ra vào ngày mai 08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng sáng
nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ
chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát các tài liệu về nhân
quyền trực tiếp đến người dân.
Từ Nha Trang, blogger Phạm Văn Hải mô tả diễn
biến của hoạt động sáng nay :
Nghe
(03:29) : Blogger Phạm Văn Hải 07/12/2013
Blogger Phạm Văn Hải : Nhóm của tôi sáng nay đã bắt đầu xuất phát từ
8 giờ rưỡi, chia thành hai hướng. Hướng của blogger Mẹ Nấm Như Quỳnh, và hướng
của tôi với anh Thiện. Chúng tôi đi trên những tuyến xe buýt có người dân lao
động và các em học sinh. Chúng tôi phổ biến bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho mọi
người. Phần đông họ tiếp nhận niềm nở và rất vui vẻ. Vì họ đọc dòng đầu tiên,
thấy con người có quyền, và những quyền liên quan đến quyền lợi của họ.
Khi chúng tôi giải thích những
chi tiết liên quan đến « Công ước chống tra tấn » mà Việt Nam vừa mới ký kết ngày 7/11 vừa rồi, thì họ cũng tỏ
ra quan tâm rất nhiều. Vì hiện tại, có một số chuyện nổi cộm trong xã hội Việt
Nam, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, trước đó có một số vụ các em học sinh, bị
nghi oan ăn cắp đưa vào đồn công an, bị tra hỏi là các em phải nhận tội ăn cắp,
tương tự như ông Chấn. Cái sự kiện đó, người dân họ liên hệ với Công ước chống
tra tấn, thì họ rất là thích thú. Họ biết cách, nếu mà bản thân lâm vào trường
hợp đó, thì sẽ biết xử thế như thế nào.
Nói chung trong suốt đợt phát,
chỉ có một hai người, hình như họ hơi dị ứng với quảng cáo, nên họ nói vui là
không biết chữ. Còn đa phần tiếp nhận rất tích cực.
Thực ra Nhân quyền phổ quát thì
chung chung hơn, không cụ thể như là Công ước chống tra tấn, vì đối với Công
ước này, thì có các hiện tượng đang bức xúc trong xã hội, nên họ dễ liên hệ
hơn. Còn về Nhân quyền thì tôi thấy, khi đọc họ cũng nắm bắt được cái căn, tức
các quyền hạn của mình.
RFI : Bình thường, tại Việt Nam, bên phía chính quyền cũng có tổ chức những
hoạt động phổ biến về Nhân quyền, cũng có những kênh khác nhau để phân phát
những tài liệu tương tự, vậy thì việc các blogger trong mạng lưới mình làm có
gì khác ?
Blogger Phạm Văn Hải : Theo tôi được biết, thì việc phổ biến về Nhân
quyền của Nhà nước thì đâu có phổ biến rộng rãi trên thông tin đại chúng. Chỉ
là nằm trong các văn bản có tính quy phạm, chứ đâu có được phổ biến mạnh mẽ
trên truyền thông như những hoạt động khác. Ví dụ ngày thành lập Đảng, trùng
với dịp Tết, thì tất cả các ngả đường, các nơi công cộng đều có các băng rôn
chào mừng nhiệt liệt, « Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm »…
Nhân quyền đâu có được phổ biến rộng rãi như vậy ?!
RFI : Hoạt động hôm nay có gặp trở ngại nào không từ phía chính quyền ?
Blogger Phạm Văn Hải : Hoạt động của chúng tôi làm không có công bố
trên mạng như những lần trước, nên hầu như không gặp phản đối hay cản trở nào
từ chính quyền. Tôi chỉ có một ý muốn nhắn gởi chung đến tất cả mọi người Việt
Nam, nếu xã hội chúng ta muốn phát triển được, thì trước hết phải có một hệ
thống pháp lý, pháp luật hoàn chỉnh. Và trước hết là con người mình phải hiểu
cái quyền căn bản của mình. Nó là nền tảng căn bản nhất để xã hội phát triển.
Nếu không hiểu quyền căn bản của mình, thì cái việc thực thi luật pháp sẽ không
tối ưu, sẽ có những điểm bất cập.
Về hoạt động ngày mai 08/12 tại
Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
Nghe
(02:01) : Blogger Phạm Lê Vương Các 07/12/2013
Blogger Phạm Lê Vương Các : Tôi được biết ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một
buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh các giá trị Nhân quyền, bằng
các hình thức như thả bóng bay và các anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao
đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả
những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân
có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ
có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân
quyền đối với mỗi người dân.
Theo tôi, hiện nay có những vấn
đề Nhân quyền đang còn bị vi phạm rất nặng nề ở Việt Nam, chẳng hạn như quyền
lập hội. Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mọi công dân đều có quyền tự do
lập hội. Tuy nhiên, chúng ta đã biết, ở Việt Nam vấn đề lập hội độc lập đối với
Nhà nước là vô cùng khó khăn, và đã bị ngăn cản. Ngoài ra còn có một số quyền,
như quyền biểu tình của công dân, mỗi khi công dân thực hiện quyền này, thì
luôn bị chính quyền đàn áp nặng nề. Như chúng ta đã thấy. Và có một cái quyền
là quyền giáo dục và phổ biến về quyền con người, thì như chúng ta biết, ở Việt
Nam ngày 5 tháng 5 vừa rồi, buổi tìm hiểu dã ngoại nhân quyền nhanh chóng bị dập
tắt, bị đàn áp. Những người tổ chức buổi giáo dục nhận thức cho cộng đồng về
quyền con người, thì lại bị đánh đập, bị bắt đi.
Chúng ta thấy là ở Việt Nam,
Nhân quyền đang còn bị rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy buổi dã ngoại, buổi
vinh danh các giá trị Nhân quyền ngày mai, trước tiên để cho những người dân
Việt Nam sẽ có cơ hội hiểu hơn về giá trị Nhân quyền và về phía chính quyền,
thì đây là điều khiến họ phải tôn trọng quyền làm người của các công dân Việt
Nam.
RFI : Xin cảm ơn blogger Phạm Văn Hải và blogger Phạm
Lê Vương Các.
-------------------------------
Gia
Minh, biên tập viên RFA
2013-12-07
2013-12-07
Mạng lưới Bloggers Việt Nam ngày 8/12 dự kiến sẽ
tiến hành các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau khi tại Nha Trang sinh hoạt này được tổ chức
vào ngày hôm 7 tháng 12.
Blogger
Paolo Thành Nguyễn cho biết về kế hoạch đó tại Sài Gòn như sau:
“Thông tin trên mạng đăng là mọi người sẽ tập trung
để nói về nhân quyền. Tại Sài Gòn tiến hành ở Công viên 23 tháng 9 để trao đổi
về vấn đề nhân quyền, mọi người tìm hiểu về những điều trong Bản Tuyên Ngôn
Quốc tế Nhân quyền ký vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Cũng có trao đổi về tình
hình nhân quyền Việt Nam so với tình hình nhân quyền quốc tế như thế nào, và
củng cố thêm cách hiểu về nhân quyền của những người tham dự.
Mọi người đều chuẩn bị tâm lý sẽ có sự ngăn cản, bắt
bớ nhưng mọi người đều ý thức nhân quyền là quyền không thể ngồi mà có được.
Theo nhiều người thì việc bắt bớ là thường xuyên khi có sự kiện, họ thấy đó là
sự trả giá để có quyền tự do của họ.
Phía cơ quan chức năng có thay đổi chút ít sau khi
Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Phía an ninh có thể
lý luận muốn tìm hiểu nhân quyền thì ở nhà chứ ra đường làm gì.
Đây ra đường thảo luận là cách thử và mọi người đều
đã sẵn sàng.”
Tại Hà Nội, các sinh hoạt được dự kiến tổ chức tại
Công viên Thống Nhất cổng đường Trần Nhân Tông.
Trong thư mời công khai trên mạng Internet, Mạng
lưới Bloggers Việt Nam cho biết vào tối thứ ba ngày 10 tháng 12, nhóm này cũng
chính thức ra mắt.
Xin được nhắc lại Mạng Lưới Bloggers Việt Nam vừa
qua ra tuyên bố phản đối điều 258 trong Bộ Luật Hình sự của Việt Nam vì theo
nhóm này thì điều luật này có thể được tùy tiện sử dụng để bắt giữ người dân
khi họ sử dụng các quyền tự do ngôn luận, biểu tỏ ý kiến…
No comments:
Post a Comment