Posted on December 11, 2013
Các bạn thân mến,
Tôi vô cùng vinh hạnh được tham gia với các bạn nhân
dịp thành lập Mạng lưới Blogger Việt Nam. Dĩ nhiên không phải là trùng hợp khi
chúng ta chào mừng sự ra đời của Mạng lưới Blogger Việt Nam nhân Ngày Nhân
quyền Quốc tế.
Tự
do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội và hội họp nằm trong số
những quyền căn bản nhất của tất cả các nhân quyền. Thế nhưng người
Việt Nam vẫn chưa được hưởng những quyền tự do này.
Là những công dân của một quốc gia không chỉ đã ký
Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền mà còn có nhà nước giữ một ghế trong Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhân dân Việt Nam đương nhiên được bảo đảm trọn vẹn
các quyền này.
Vì lý do này, việc thành lập Mạng lưới Blogger Việt
Nam là một bước tiến quan trọng cho Việt Nam và trong chiến dịch đấu tranh vì
nhân quyền ở Việt Nam.
Tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội
không phải là các giá trị chống nhà nước hay chống đảng. Mà chúng cũng không
chống chủ nghĩa xã hội. Chúng là các giá trị của nhân loại cổ xúy bình đẳng xã
hội và trách nhiệm giải trình, và là những giá trị mà tất cả chúng ta đều nên
ủng hộ.
Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều từ một nền báo chí tự
do thực sự. Một bước quan trọng theo hướng đó là người Việt phải áp dụng nhân
quyền này vào thực tế. Dĩ nhiên đây chính là điều mà Mạng lưới Blogger Việt Nam
quyết tâm thực hiện.
Tự do ngôn luận, và tự do lập hội là những nhân
quyền bất khả xâm phạm. Tôi hy vọng và kỳ vọng rằng việc thành lập Mạng lưới
Blogger Việt Nam sẽ đánh dấu bước đầu tiên trong một loạt những bước để tiến đến
một nước Việt Nam tự do. Vì chỉ với tự do thực sự thì sự độc lập của đất nước
mới thực sự có ý nghĩa.
Jonathan D. London
-----------------------------------------
BBC
Cập nhật: 13:17 GMT -
thứ tư, 11 tháng 12, 2013
Một tập hợp mới của những người viết blog ra mắt tại Việt
Nam để ‘góp phần phát huy nhân quyền, tranh đấu cho tự do’.
Nhóm này mang tên Mạng Lưới Blogger Việt Nam,
được nói là một tập hợp các blogger ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, từ Hà
Nội, Đà Nẵng đến Sài Gòn và cả blogger người Việt ở nước ngoài.
Hôm 10/12, nhân Ngày Quốc Tế
Nhân Quyền, họ công khai tổ chức buổi ra mắt ở Hà Nội và Sài Gòn.
Trang web của nhóm này cho
biết 7h tối ngày 10/12 tại Hà Nội, khoảng hai chục blogger có mặt tại cafe Thủy
Tạ ven hồ Hoàn Kiếm.
Họ cho biết buổi gặp mặt diễn
ra mà không bị công an quấy rối, mặc dù biểu ngữ chào mừng ngày nhân quyền của
họ cũng bị an ninh thu giữ.
Buổi ra mắt ở Hà Nội có sự tham
dự của TS. Nguyễn Quang A, một nhà bình luận và hoạt động có tiếng ở thủ đô, và
nhà nghiên cứu-blogger người Mỹ đang dạy ở Hong Kong, Jonathan London.
Tuyên bố của nhóm viết: “Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam
phải có quyền tự do tư tưởng và tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp
hay đối xử bất công; tin rằng chúng ta có quyền tìm kiếm, tiếp nhận, phổ biến
tin tức và ý kiến bằng mọi phương cách như đã được xác định bởi Điều 19 của
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.”
Họ nói thêm “công dân Việt Nam phải có quyền quyết định
vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền
này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm
người, một tập thể nào trong xã hội”.
Tuyên bố nói công dân Việt Nam phải có quyền tự
do tư tưởng
Vị khách nước ngoài, tiến sĩ
Jonathan London, nói sự kiện là “một bước
tiến lớn của Việt Nam và của chiến dịch vì nhân quyền ở Việt Nam”.
Ông hy vọng sự ra đời của tập
hợp “sẽ đánh dấu bước đi đầu tiên trong
hàng loạt bước đi hướng tới một Việt Nam thực sự tự do”.
Trong khi đó, cùng ngày tại Sài
Gòn, nhóm này nói đã xảy ra bạo lực khi vào 5h chiều, “hàng chục dân phòng, phụ
nữ tự quản đã bao vây nhà của blogger Nguyễn Hoàng Vi”.
Khi cô Hoàng Vị cùng một
blogger khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (biết đến với bút danh Mẹ Nấm) bước ra
ngoài, định gọi taxi đến tham dự cuộc gặp mặt, thì bị “đánh túi bụi”.
Nhóm cáo buộc con của cô Như
Quỳnh, 13 tuổi, “cũng bị đánh rất đau”.
Hai blogger khác, Hoàng Dũng và
Trần Hoàng Hận, cũng được nói là bị đánh và hình ảnh về họ được đưa lên mạng.
Theo giới quan sát, việc ra mắt
Mạng Lưới Blogger Việt Nam là diễn biến mới trong cố gắng thách thức biên độ
của sự kiểm soát của chính quyền trong bối cảnh việc lập hội vẫn bị giới hạn
tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment