17.12.2013
Nelson Mandela đã qua đời; lễ
tưởng niệm ông, với sự tham dự của hàng trăm nguyên thủ và cựu nguyên thủ quốc
gia đến từ khắp nơi trên thế giới, đã kết thúc; tang lễ cũng đã hoàn tất. Tuy
nhiên, trên báo chí Tây phương, vẫn còn nhiều người viết về ông. Bản thân tôi
cũng không ngừng nghĩ ngợi về ông.
Kể cũng phải. Còn sống, Mandela là một lãnh tụ, một chính khách, một nhà tranh đấu cho nhân quyền; mất đi, ông trở thành một nhân vật lịch sử và là một biểu tượng của tinh thần hòa giải, của ý chí nhắm đến tự do, bình đẳng và công chính cho mọi người. Là một nhân vật lịch sử cũng như một biểu tượng, tên tuổi và hình ảnh của Mandela sẽ còn lại mãi với thời gian. Cho nên nghĩ và bàn về ông bây giờ cũng như sau này, rất lâu sau này, vẫn không hề muộn.
Không có con người nào hoàn hảo. Mandela cũng không hoàn hảo. Trong cuộc đời, ông vấp không ít sai lầm. Đất nước Nam Phi sau thời kỳ kỳ thị chủng tộc do ông thiết lập hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách với một nền kinh tế vẫn còn yếu kém, một chính phủ bị tố cáo tham nhũng và một xã hội còn rất nhiều tệ nạn. Tuy vậy, viết về Mandela, phần lớn giới bình luận chính trị quốc tế cũng đều cho ông là một con người vĩ đại (great person), thậm chí, có người còn cho ông là một trong vài người vĩ đại nhất trong thời hiện đại và là người vĩ đại cuối cùng còn sống đến đầu thế kỷ 21.
Sự vĩ đại của Mandela thể hiện ở nhiều khía cạnh, không phải chỉ ở những gì ông đã làm được mà còn ở cả những gì ông chưa làm được. Hơn nữa, có thể nói, sự vĩ đại ấy chủ yếu nằm ở những chỗ ông không làm. Có thể nêu lên ba ví dụ tiêu biểu nhất:
Thứ nhất, trong thời gian bị giam cầm, chính phủ của người da trắng với chủ trương kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi đã hứa trả tự do cho Mandela cả thảy sáu lần với những điều kiện khác nhau. Cả sáu lần, Mandela đều chấp nhận tiếp tục bị giam cầm chứ không làm theo những điều kiện do nhà cầm quyền đưa ra vì theo ông, chúng đi ngược lại với những điều ông tin tưởng.
Thứ hai, sau khi ra khỏi nhà tù, nơi ông bị giam cầm và hành hạ suốt cả 27 năm trời, thay vì, như thường tình, chủ trương trả thù: Mandela đã không làm.
Thứ ba, sau khi làm Tổng thống được một nhiệm kỳ và nhận được sự ủng hộ rất cao của dân chúng, Mandela dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa để kéo dài quyền lực và quyền lợi của minh, nhưng ông đã không làm. Ông quyết định về hưu.
Bằng ba cái việc-không-làm ấy, Mandela đã thể hiện một đức tính quý báu hiếm hoi của một nhà lãnh tụ vĩ đại: hy sinh.
Ở Mandela, có ba sự hy sinh chính: Một, hy sinh thời gian (27 năm ở tù); hai, hy sinh tình cảm yêu ghét cá nhân cho mục đích hòa giải dân tộc; và ba, hy sinh quyền lực. Trong ba sự hy sinh ấy, sự hy sinh thứ nhất là đau đớn nhất vì, khác với tiền bạc hay các thứ khác, thời gian không được đền bù: Mất nó là mất hẳn. Vĩnh viễn. Hai sự hy sinh sau vượt lên trên tầm vóc của những người bình thường vốn đầy hỉ nộ ái ố và tham vọng. Với tình cảm, nhiều người có thể vượt qua. Nhưng với quyền lực, rất hiếm người từ bỏ được. Chính ở điểm này, nhiều người đã so sánh Mandela với Gandhi và Martin Luther King, những người sẵn sàng chấp nhận vào tù hoặc mất quyền lực để bảo vệ niềm tin của mình (trong khi vô số người khác, ngược lại, sẵn sàng từ bỏ niềm tin để bảo vệ quyền lực).
Có một câu hỏi thú vị nhiều người đặt ra sau khi Mandela qua đời là: Bao giờ thì trên thế giới lại xuất hiện một Mandela mới?
Nhìn quanh trong số các lãnh tụ trên thế giới hiện nay, dường như người ta chưa nhận ra ai có tầm vóc như Mandela. Gần gần với ông thì có. Như Václav Havel của Cộng Hòa Séc (đã qua đời). Hay như Aung San Suu Kyi của Miến Điện hiện nay.
Còn ai nữa?
Hình như không.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một sự tuyệt vọng. Will Bunch, trên tờ báo mạng Huffingtonpost.com, viết là ông biết người đó hiện nay đang ở đâu.
Bạn cũng muốn biết ư? Bunch không hề giấu câu trả lời: Người ấy hiện đang ngồi rũ trong một nhà tù nào đó: “The world’s next Mandela is rotting in jail somewhere.”
Có khi là nhà tù Việt Nam không chừng.
Biết đâu được?
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Kể cũng phải. Còn sống, Mandela là một lãnh tụ, một chính khách, một nhà tranh đấu cho nhân quyền; mất đi, ông trở thành một nhân vật lịch sử và là một biểu tượng của tinh thần hòa giải, của ý chí nhắm đến tự do, bình đẳng và công chính cho mọi người. Là một nhân vật lịch sử cũng như một biểu tượng, tên tuổi và hình ảnh của Mandela sẽ còn lại mãi với thời gian. Cho nên nghĩ và bàn về ông bây giờ cũng như sau này, rất lâu sau này, vẫn không hề muộn.
Không có con người nào hoàn hảo. Mandela cũng không hoàn hảo. Trong cuộc đời, ông vấp không ít sai lầm. Đất nước Nam Phi sau thời kỳ kỳ thị chủng tộc do ông thiết lập hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách với một nền kinh tế vẫn còn yếu kém, một chính phủ bị tố cáo tham nhũng và một xã hội còn rất nhiều tệ nạn. Tuy vậy, viết về Mandela, phần lớn giới bình luận chính trị quốc tế cũng đều cho ông là một con người vĩ đại (great person), thậm chí, có người còn cho ông là một trong vài người vĩ đại nhất trong thời hiện đại và là người vĩ đại cuối cùng còn sống đến đầu thế kỷ 21.
Sự vĩ đại của Mandela thể hiện ở nhiều khía cạnh, không phải chỉ ở những gì ông đã làm được mà còn ở cả những gì ông chưa làm được. Hơn nữa, có thể nói, sự vĩ đại ấy chủ yếu nằm ở những chỗ ông không làm. Có thể nêu lên ba ví dụ tiêu biểu nhất:
Thứ nhất, trong thời gian bị giam cầm, chính phủ của người da trắng với chủ trương kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi đã hứa trả tự do cho Mandela cả thảy sáu lần với những điều kiện khác nhau. Cả sáu lần, Mandela đều chấp nhận tiếp tục bị giam cầm chứ không làm theo những điều kiện do nhà cầm quyền đưa ra vì theo ông, chúng đi ngược lại với những điều ông tin tưởng.
Thứ hai, sau khi ra khỏi nhà tù, nơi ông bị giam cầm và hành hạ suốt cả 27 năm trời, thay vì, như thường tình, chủ trương trả thù: Mandela đã không làm.
Thứ ba, sau khi làm Tổng thống được một nhiệm kỳ và nhận được sự ủng hộ rất cao của dân chúng, Mandela dễ dàng tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa để kéo dài quyền lực và quyền lợi của minh, nhưng ông đã không làm. Ông quyết định về hưu.
Bằng ba cái việc-không-làm ấy, Mandela đã thể hiện một đức tính quý báu hiếm hoi của một nhà lãnh tụ vĩ đại: hy sinh.
Ở Mandela, có ba sự hy sinh chính: Một, hy sinh thời gian (27 năm ở tù); hai, hy sinh tình cảm yêu ghét cá nhân cho mục đích hòa giải dân tộc; và ba, hy sinh quyền lực. Trong ba sự hy sinh ấy, sự hy sinh thứ nhất là đau đớn nhất vì, khác với tiền bạc hay các thứ khác, thời gian không được đền bù: Mất nó là mất hẳn. Vĩnh viễn. Hai sự hy sinh sau vượt lên trên tầm vóc của những người bình thường vốn đầy hỉ nộ ái ố và tham vọng. Với tình cảm, nhiều người có thể vượt qua. Nhưng với quyền lực, rất hiếm người từ bỏ được. Chính ở điểm này, nhiều người đã so sánh Mandela với Gandhi và Martin Luther King, những người sẵn sàng chấp nhận vào tù hoặc mất quyền lực để bảo vệ niềm tin của mình (trong khi vô số người khác, ngược lại, sẵn sàng từ bỏ niềm tin để bảo vệ quyền lực).
Có một câu hỏi thú vị nhiều người đặt ra sau khi Mandela qua đời là: Bao giờ thì trên thế giới lại xuất hiện một Mandela mới?
Nhìn quanh trong số các lãnh tụ trên thế giới hiện nay, dường như người ta chưa nhận ra ai có tầm vóc như Mandela. Gần gần với ông thì có. Như Václav Havel của Cộng Hòa Séc (đã qua đời). Hay như Aung San Suu Kyi của Miến Điện hiện nay.
Còn ai nữa?
Hình như không.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một sự tuyệt vọng. Will Bunch, trên tờ báo mạng Huffingtonpost.com, viết là ông biết người đó hiện nay đang ở đâu.
Bạn cũng muốn biết ư? Bunch không hề giấu câu trả lời: Người ấy hiện đang ngồi rũ trong một nhà tù nào đó: “The world’s next Mandela is rotting in jail somewhere.”
Có khi là nhà tù Việt Nam không chừng.
Biết đâu được?
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment